Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu 1281 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện ninh giang hải dương (Trang 43 - 46)

nay đối với rủi ro trong HĐTD thì biện pháp duy nhất mà các NHTM thường sử dụng đó là dùng quỹ dự phòng rủi ro trong HĐTD để bù đắp tổn thất.

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngânhàng hàng

thương mại

- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là tổng dư nợ thuộc nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5

Tỷ lệ nợ quá hạn: là tỷ lệ giữa dư nợ quá hạn trong tổng dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn Dư nợ quá hạn x 100%

(%) Tổng dư nợ

- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là tổng dư nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5

Tỷ lệ nợ xấu: là tỷ lệ giữa dư nợ xấu trong tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu Dư nợ xấu x 100%

(%) Tổng dư nợ

Việc phân loại nợ theo nhóm nợ căn cứ vào mức độ rủi ro (nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm 2 - nợ cần chú ý, nhóm 3 - nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 4 - nợ nghi ngờ, nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn).

Nhóm 1: Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

Nhóm 2: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày Nhóm 3: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày Nhóm 4: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày Nhóm 5: Nợ quá hạn trên 360 ngày

30

Nợ xấu theo Thông tư số 02/2013/TT - NHNN của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam phân loại nợ vào nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Đây là những khoản nợ khó có khả năng thu hồi. Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy, đây là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường mà là nguy cơ mất vốn. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ nguy cơ tổn thất càng lớn. Hai chỉ tiêu tỷ lệ nợ từ nhóm 2 - nhóm 5 và tỷ lệ nợ xấu nếu có xu hướng tăng là biểu hiện chất lượng nghiệp vụ tại NH kém và rủi ro tín dụng cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có nhược điểm là mỗi nhóm nợ có mức độ rủi ro khác nhau mà chỉ tiêu này phản ánh chung cả 3 nhóm nợ. Vì vậy, cần nghiên cứu thêm các chỉ tiêu khác.

Sự thay đổi trong cơ cấu nhóm nợ

Chỉ tiêu này phản ánh sự tương quan nghịch giữa các nhóm nợ, thông qua tỷ trọng các nhóm nợ phản ánh chiều hướng của công tác quản trị rủi ro. Chỉ tiêu này là chỉ tiêu không thể thiếu trong công tác đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro tín dụng. Trong cơ cấu nhóm nợ mà nợ nhóm 2 tăng hoặc nợ nhóm 3 giảm mà tăng nợ nhóm 4, 5 thì cơ cấu nợ đang có chiều hướng xấu còn nếu nợ nhóm 2 giảm hoặc nợ nhóm 3 tăng đồng thời nợ nhóm 4, 5 giảm thì cơ cấu nợ đang có chiều hướng tích cực.

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn

Tỷ lệ nợ có khả năng Dư nợ nhóm 5 x 100%

mất vốn (%) Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng vốn vay thì có bao nhiêu đồng vốn có khả năng bị mất không thu hồi được. Tỷ lệ này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tỷ lệ dư nợ này thấp cho thấy khả năng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng tốt, chất lượng tín dụng tốt, việc hạn chế rủi ro của ngân hàng đạt hiệu quả cao. Bất cứ một ngân hàng nào luôn đặt ra mục tiêu không có nợ có khả năng mất vốn, tuy nhiên điều này rất khó thực hiện trong thực tế do hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn những rủi ro rất lớn khó lường.

31

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro

Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng bao gồm: dự phòng cụ thể, dự phòng chung và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của NHTM.

Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo quy định để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ:

Tỷ lệ nợ trích lập dự Số đã trích lập dự phòng x 100%

phòng (%) Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng vốn cho vay thì có bao nhiêu đồng vốn dự phòng cho tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra. Giảm tổn thất của các ngân hàng thông qua việc trích lập dự phòng hàng năm từ thu nhập hiện tại trên cơ sở phân loại nhóm nợ theo mức độ rủi ro. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động cho vay này càng cao, khả năng thu hồi nợ thấp.

Tỷ lệ xóa nợ ròng

Giá trị xóa nợ ròng x 100%

Tỷ lệ xóa nợ ròng (%) = _________________,_______________________ Tổng dư nợ

Trong đó: Giá trị xóa nợ ròng = Dư nợ xóa trong bảng - số tiền đã thu hồi được.

Nợ xóa là những khoản nợ đã được xử lý rủi ro từ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và đã được xuất toán trong bảng để chuyển sang theo dõi ngoại bảng. Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tổn thất thực sự của ngân hàng do rủi ro tín dụng gây ra và khả năng thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro. NH có thể giảm tỷ lệ nợ xấu trên sổ sách bằng cách xuất các khoản nợ này ra ngoại bảng. Tỷ lệ xóa nợ ròng cao, chứng tỏ tỷ lệ mất vốn lớn, ngân hàng hoạt động không hiệu quả, tổn thất càng ngày càng lớn. Đây là chỉ tiêu này dùng để đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay.

32

Hệ số khả năng bù đắp các Dự phòng RRTD được trích lập khoản cho vay bị mất Dư Nợ có khả năng mất vốn

Các chỉ tiêu này xét đến vấn đề trích lập dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể nên phản ánh chính xác hơn về rủi ro tín dụng. Nếu so sánh chung chung giữa giá trị nợ xấu thuộc các nhóm nợ khác nhau (nhóm 3, 4 và 5) với tổng Dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 sẽ không phản ánh đúng bản chất nguy cơ rủi ro tín dụng. Chỉ tiêu này cho biết dự phòng RRTD được trích lập có khả năng bù đắp bao nhiêu với khoản nợ có khả năng mất vốn.

- Hệ số rủi ro tín dụng

, Tổng dư nợ tín dụng x 100%

Hệ số rủi ro tín dụng = ________________________________________ Tổng tài sản

Đối với các ngân hàng hiện đại, tỷ lệ này thường vào khoảng 50-60%, tức danh mục tài sản không tập trung quá mức vào tín dụng nên rủi ro được phân tán. Ở các nước đang phát triển (Việt nam) thì tỷ lệ này khá cao 70-80%. Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện mức độ tập trung rủi ro tín dụng. Vì vậy, để giảm rủi ro thì các ngân hàng phải đa dạng hóa danh mục tài sản nhằm phân tán rủi ro quá mức vào tín dụng (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Chỉ tiêu này chiếm khoảng 60% là hợp lý (Nguyễn Thị Thu Đông, 2012)

Một phần của tài liệu 1281 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện ninh giang hải dương (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w