Hoàn thiện tài trợ tổn thất tín dụng

Một phần của tài liệu 1281 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện ninh giang hải dương (Trang 113 - 115)

Cơ sở giải pháp

Tài trợ tổn thất tín dụng là bước giúp cho chi nhánh NHTM chủ động trong việc ứng phó rủi ro tín dụng. Tài trợ tổn thất còn giúp cho chi nhánh NHTM có những phương án tài trợ phù hợp từ nguồn bên ngoài chi nhánh NHTM. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, các biện pháp tài trợ rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Ninh Giang vẫn còn đơn điệu tập trung chủ yếu thông qua dự phòng RRTD. Do đó, cần có những biện pháp phù hợp để tài trợ tổn thất tín dụng.

3.2.4.1. Giải pháp khai thác đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi

Agribank chi nhánh Ninh Giang cần tổ chức các chuyến kiểm tra khách hàng thường xuyên để phát hiện nhanh những khoản vay có vấn đề thông qua các biểu hiện của khách hàng và qua phân tích các báo cáo kế toán, qua quan sát tổ chức sản xuất, kinh doanh. Ngay khi phát hiện khoản vay có vấn đề, CBTD phải kiểm tra hồ sơ khoản vay, kiểm tra hồ sơ đảm bảo rằng tất cả hồ sơ ngân hàng lưu giữ đều hợp pháp, hợp lệ, tìm kiếm cơ hội để bổ sung tài sản. Sau đó, ngân hàng nên gặp gỡ khách hàng để tìm kiếm giải pháp và tư vấn cho khách hàng tháo gỡ khó khăn để phục hồi sản xuất, ngăn chặn tình trạng có thể dẫn đến phá sản. Kết quả cuối cùng của chuyến viếng thăm là phải loại bỏ được những khó khăn từ phía khách hàng để giảm thiểu RRTD. Tuy nhiên để làm được việc này, ngân hàng cần có các cán bộ có trình độ và kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực, sâu sát với khách hàng.

3.2.4.2. Giải pháp tài trợ đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi Thanh lý tài sản: Đối với các khoản nợ có vấn đề, nợ khó đòi được thực hiện khi biện pháp khai thác kém hiệu quả. Công cụ để thanh lý tài sản bao gồm: Phát mãi tài sản thế chấp, kết hợp các cơ quan pháp lý để ép buộc thu hồi nợ, sử dụng nghiệp vụ bán nợ trên thị trường. Khi phương pháp này được lựa chọn nghĩa là NHTM đã quyết định làm mạnh tay, có thể cắt đứt quan hệ sau này, khách hàng

94

được đưa vào danh mục khách hàng đen. Tuy nhiên phương pháp này thường tốn kém chi phí, thường vướng phải khó khăn nhất định do khách hàng không phối hợp, do liên quan đến nhiều văn bản pháp luật và nhiều cơ quan chức năng. Tuy nhiên, trong phương pháp xử lý tài sản thế chấp thì ngân hàng thường chọn phương án thương lượng hòa giải, phương án này sẽ giảm chi phí kiện tụng của ngân hàng, chi phí cho hoạt động cưỡng chế...

Thực tế quá trình xử lý nợ xấu cần tìm hiểu, nắm bắt được tâm lý khách hàng. Nếu khách hàng sợ mất uy tín, thương hiệu, tài sản ... thì ngân hàng có thể linh hoạt sử dụng các phương pháp để khách hàng phối hợp trả nợ cho ngân hàng. Việc xử lý nợ cần phải theo dõi, phân tích, đánh giá tiến độ thực hiện và chỉ được dừng lại khi các khoản nợ xấu được thu hồi.

Chuyển giao tài trợ bằng hợp đồng bảo hiểm: RRTD xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng không thể lường trước được. Vì vậy sử dụng các công cụ bảo hiểm để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là cần thiết. Thời gian qua, trong quá trình cho vay, Chi nhánh có yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho đến khi trả hết nợ. Trên thực tế thời gian qua, nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn vay đã được cơ quan bảo hiểm thanh toán, điều này đã giảm thiểu đáng kể những tổn thất đối với Chi nhánh. Đối khách hàng vay, đây là biện pháp mà người đi vay chủ động phòng ngừa cho mình một khi gặp rủi ro. Nguồn tiền từ thanh toán từ công ty bảo hiểm sẽ giúp họ có nguồn vốn để tiếp tục tái đầu tư, khôi phục hoạt động SXKD có nguồn thu để trả nợ ngân hàng hoặc trả nợ trực tiếp cho vốn vay ngân hàng. Hiện nay Agribank có một công ty con hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm là công ty bảo hiểm ABIC, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để Agribank chi nhánh Ninh Giang thực hiện yêu cầu này.

Chuyển giao bằng cách bán nợ: Chi nhánh cần nghiên cứu xúc tiến mạnh việc bán nợ xấu cho công ty mua bán và quản lý nợ, hoạt động bán nợ này dù có tỷ lệ hao hụt có thể lớn hơn các biện pháp tự thu, tận thu, nhưng đây vẫn là kênh tài trợ cần được nghiên cứu sử dụng khi thương thảo được mức giá hợp lý, vì nó có ưu điểm là thu hồi vốn nhanh, trọn gói. Ngoài ra cũng nên tận dụng khả năng dàn xếp

95

tự mua bán tài sản bảo đảm không phải thông qua các cơ quan thi hành pháp luật, đối với những con nợ có tính hợp tác, tài sản thanh khoản tốt để giảm phí, tăng mức độ thu.

Khởi kiện: ngân hàng nên chủ động tiến hành các thủ tục khởi kiện ra tòa với các khoản vay khó đòi, các khoản nợ sau khi đã áp dụng các biện pháp tổ chức khai thác, xử lý tài sản thế chấp nhưng không thu được nợ, nhất là các trường hợp khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, cố ý chây ỳ trong việc trả nợ ngân hàng. Việc khởi kiện dù tốn kém, thậm chí chi phí theo kiện có thể lớn hơn khoản thu về cũng cần kiên trì theo kiện. Có kiên quyết như vậy thì khách hàng khác mới e sợ để không cố tình chây ỳ hoặc lừa dối.

Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro: Chi nhánh cần tăng cường chỉ đạo CBTD phát hiện sớm các khoản nợ có vấn đề, đánh giá đúng mức độ rủi ro của các khoản nợ có thể chuyển sang nợ xấu làm cơ sở cho việc trích dự phòng và xử lý rủi ro. Để thực hiện được công việc này Ngân hàng cần tích cực sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và nhanh chóng triển khai chương trình hiện đại hóa ngân hàng, nhất là khâu kế toán ngân hàng.

Việc xử lý rủi ro cũng cần được quản lý chặt chẽ trên cơ sở phân tích kỹ rủi ro mà khoản vay gặp phải trước khi xử lý, tránh tình trạng ỷ vào nguồn dự phòng mà cho vay tràn lan, không tính toán đầy đủ hiệu quả cuối cùng trước khi cho vay. Đồng thời CBTD cũng phải xác định rõ, các khoản nợ sau khi xử lý rủi ro vẫn thuộc trách nhiệm cán bộ cho vay phải thu hồi. Ngân hàng cần có cơ chế đánh giá những cán bộ cho vay có nhiều khoản vay phải xử lý để áp dụng các chế tài cần thiết.

Một phần của tài liệu 1281 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện ninh giang hải dương (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w