Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu thẻ tín dụng

Một phần của tài liệu 1182 quản lý chất lượng dư nợ thẻ tín dụng tại NH TMCP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 34)

Để đua ra đuợc những chiến luợc xử lý nợ xấu cũng nhu giải pháp xử lý phù hợp, khả thi và có hiệu quả thì phân tích nguyên nhân xấu là một trong những nhiệm vụ hàng đầu phải thực hiện. Nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh bởi rất nhiều nguyên nhân nhu:

Nhóm nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân bất khả kháng: Sau khi đuợc ngân hàng cấp tín dụng duới hình thức phát hành thẻ tín dụng, chủ thẻ không may gặp phải tai nạn bất ngờ, hoặc chủ thẻ bị phá sản, mất việc làm, không có thu nhập để hoàn trả nợ cho ngân hàng. Một số truờng hợp khách hàng quá hạn là do khách hàng đi công tác nuớc ngoài, không kịp thời trả nợ đúng hạn; hoặc khách hàng gặp khó khăn về tài chính do đơn vị công tác chậm trả luơng. Những truờng hợp này khách hàng đều cam kết sẽ trả nợ khi có điều kiện về tài chính. Một số truờng hợp khác, do khách hàng chuyển địa bàn cu trú, công tác mà ngân hàng không kịp thời nắm đuợc thông tin, dẫn tới khó khăn trong việc liên hệ thu hồi nợ. Ngoài ra còn kể đến những ảnh huởng bởi thiên tai, dịch bệnh hoặc biến động

kinh tế dẫn đến tình trạng thất nghiệp, hoạt động kinh doanh không hiệu quả ảnh huởng đến tình hình tài chính của khách hàng, không có nguồn thu nhập để trả nợ đầy đủ gốc, lãi, phí thẻ tín dụng cho ngân hàng.

Môi truờng kinh doanh không thuận lợi do ảnh huởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cùng với diễn biến bất ổn của nền kinh tế ảnh huởng không nhỏ đến thu nhập và tình hình hoạt động SXKD của các cá nhân/doanh nghiệp. Cá nhân phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn khi doanh thu giảm sút. Từ những hệ lụy này làm cho cá

nhân/doanh nghiệp khó khăn về tài chính, không có khả năng trả nợ ngân hàng.

Ngoài các yếu tố rủi ro do nguyên nhân khách quan nêu trên, tình trạng quyết định cho phát hành thẻ đối với khách hàng bởi tác động của một số mối quan hệ bên ngoài gây áp lực đối với việc cấp tín dụng phát hành thẻ tín dụng, tuy không lớn nhung cũng là một trong số các nguyên nhân phát sinh nợ xấu ngân hàng

Nguyên nhân chủ quan từ khách hàng.

Cung cấp thông tin, số liệu không trung thực: Một số cá nhân/doanh nghiệp có tình hình tài chính không minh bạch, cung cấp chứng từ chứng minh thu nhập, báo cáo tài chính không trung thực cho ngân hàng, thể hiện thu nhập cao/ kết quả kinh doanh có lãi tuy nhiên thực chất cá nhân có thu nhập thấp/ doanh nghiệp đang bị thua lỗ, gây khó khăn trong việc thẩm định cấp tín dụng thông qua phát hành thẻ cho khách hàng.

Khách hàng sử dụng thẻ không đúng mục đích: Một số truờng hợp khách hàng phát hành thẻ nhằm mục đích rút tiền mặt tại các đơn vị chấp nhận thẻ với mức phí thấp hơn mức phí khi thực hiện rút tiền mặt tại ATM của ngân hàng, thực hiện các giao dịch khống nhằm tăng doanh số thanh toán của ĐVCNT do chính KH làm chủ đơn vị. Ngoài ra, còn phát sinh tình trạng

khi được chi thưởng thì cố tình không thanh toán trả nợ cho ngân hàng dẫn đến phát sinh nợ xấu.

Không có ý thức trả nợ Ngân hàng: Một vài trường hợp khách hàng mặc dù có khả năng tài chính, có điều kiện thu nhập để trả nợ ngân hàng nhưng cố tình chây ì, không có ý thức trả nợ ngân hàng. Việc xử lý nợ xấu đối với các trường hợp này thường rất khó khăn, do khách hàng không hợp tác với ngân hàng.

Nguyên nhân rủi ro do khách hàng không thực hiện đúng qui định, qui trình, không bảo mật số PIN cá nhân, thông tin thẻ, số CVV, không bảo quản thẻ để thẻ bị mất cắp, thất lạc dẫn đến bị lộ dữ liệu, bị kẻ gian đánh cắp thông tin thẻ và thực hiện các giao dịch gian lận. Trong quá trình thực hiện tra soát, khiếu nại khách hàng không đồng ý với kết quả tra soát khiếu nại hoặc không đồng ý thương lượng. Do không đạt được kết quả khiếu nại/thương lượng thống nhất giữa khách hàng và ngân hàng nên khách hàng có tâm lý bỏ mặc không thanh toán, dẫn đến phát sinh chuyển nợ xấu.

Phần lớn các chủ thẻ thường không đọc kỹ các hợp đồng dịch vụ sử dụng thẻ, hóa đơn thanh toán, xem sơ xài rồi ký dẫn đến nhầm lẫn mất tiền hay khiếu nại tranh chấp bồi hoàn, khi kết quả khiếu nại không được như momg muốn khách hàng cố tình chây ỳ, không thanh toán cho ngân hàng.

Nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng.

Xuất phát từ áp lực chỉ tiêu và tâm lý chủ quan của cán bộ trong công tác thẩm định phát hành thẻ tín dụng cho KH. Đây là rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện qui trình nghiệp vụ hàng ngày của nhân viên ngân hàng. Phần lớn công việc phát hành thẻ tại các chi nhánh được giao cho cán bộ tín dụng, tiếp thị khách hàng, nhận hồ sơ và thẩm định khách hàng, sau đó trình ban lãnh đạo phê duyệt. Với sức ép công việc và chỉ tiêu số lượng thẻ được giao nên nhiều cán bộ tín dụng còn sai sót trong việc xác thực thông tin khách

hàng, dẫn đến mở thẻ tín dụng tín chấp với hạn mức cao trong khi thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng không đủ. Thêm vào đó việc theo dõi quá trình sử dụng thẻ chủ thẻ không chặt chẽ nên đã xảy ra truờng hợp khách hàng lợi dụng, sử dụng thẻ khi đã nghỉ việc hoặc chuyển công tác, nơi ở đi nơi khác.

Thẻ đuợc giao cho nguời thân của chủ thẻ, thẻ gửi qua đuờng buu điện không đuợc chủ thẻ ký nhận. Tuy vậy thẻ vẫn đuợc kích hoạt và sử dụng trong khi chủ thẻ không hay biết. Theo qui định, thẻ chỉ đuợc kích hoạt sau khi nhận đuợc giấy xác nhận đã nhận đuợc thẻ đúng chữ ký của chủ thẻ, do không làm đúng qui định nên thẻ bị nguời thân ký nhận thẻ và sử dụng thanh toán tiền hàng

hóa, dịch vụ. Chủ thẻ chỉ phát hiện sau khi nhận đuợc sao kê từ ngân hàng phát hành.

Do tính chất khoản thẻ tín dụng có giá trị cấp tín dụng nhỏ, quy trình xử lý nợ nhu giảm miễn lãi, xử lý rủi ro, khởi kiện tuơng tự nhu khoản vay thông thuờng nên chi nhánh có tâm lý e ngại và tập trung xử lý các món vay có giá trị lớn.

Với chính sách bán chéo sản phẩm, sản phẩm thẻ tín dụng thuờng đuợc bán kèm đối với các KH có quan hệ tiền gửi, tiền vay với ngân hàng. Do không theo dõi khách hàng sát sao dẫn đến tình trạng KH không còn quan hệ tiền gửi nhung vẫn duy trì hạn mức thẻ cho khách hàng, khi phát sinh nợ xấu không có nguồn trả nợ hoặc các món vay khác của khách hàng chuyển nợ xấu cũng kéo theo thẻ bị chuyển nợ xấu và khi thu nợ không đuợc uu tiên thu hồi nợ thẻ tín dụng truớc khoản vay.

Năng lực lãnh đạo, điều hành của tập thể lãnh đạo không tốt nhu không sát sao với cán bộ, khoán trắng công việc cho CBTD; một số cán bộ năng lực yếu kém dẫn đến những ảnh huởng nghiêm trọng đến quyết định cấp tín dụng, hậu quả là chất luợng tín dụng không đạt hiệu quả; vấn đề rủi ro cũng xảy ra khi lãnh đạo ngân hàng có quan hệ lợi ích với khách hàng.

1.3Hoạt động thu hồi và xử lý nợ thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại.

1.3.1 Khái niệm.

Xử lý nợ là những biện pháp của ngân hàng được triển khai khi nợ xấu đã phát sinh nhằm giảm thiểu những tổn thất do nợ xấu gây ra, các biện pháp xử lý nợ thẻ tín dụng phổ biến như: giảm miễn lãi, đòi nợ, bán nợ, xuất TSĐB để thu nợ (áp dụng với TSĐB thanh khoản cao), xử lý tài sản thế chấp, yêu cầu trả nợ từ những người có trách nhiệm liên đới (đối với trường hợp TSĐB bên thứ 3), sử dụng công cụ pháp lý để đòi nợ hoặc xử lý từ quỹ DPRR tín dụng.

Nợ xấu nói chung được xem như một dấu hiệu của vấn đề rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, để xác định bản chất vấn đề phải tìm hiểu được nguyên nhân của khoản nợ đó. Nếu khoản nợ xấu là một biểu hiện của việc khách hàng không muốn hoặc không có khả năng hoàn trả thì có thể khoản cấp tín dụng đã có vấn đề nghiêm trọng và có nguy cơ không cứu vãn được.

Trên thực tế, các ngân hàng đều xây dựng bộ phận quản lý rủi ro thẻ tín dụng theo hình thức phân tán hoặc tập trung, có chức năng quản lý và giám sát thường xuyên các hoạt động thẻ tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, nợ xấu là một trong những rủi ro mà ngân hàng khó tránh khỏi.

Có rất nhiều biện pháp để xử lý các khoản nợ xấu thẻ tín dụng, sau đây là một số đề xuất:

+ Yêu cầu cá nhân/doanh nghiệp sử dụng các nguồn thu nhập khác để trả nợ.

+ Thực hiện giảm miễn lãi để xử lý nợ xấu với trường hợp KH đã trả hết nợ gốc và có chứng từ chứng minh khó khăn về tài chính.

+ Xử lý tài sản đảm bảo của chính KH hoặc bên thứ 3 đã cầm cố/thế chấp để đảm bảo cho HMTD thẻ tín dụng đã được cấp.

+ Khởi kiện

+ Bán nợ đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của NHNN + Sử dụng dịch vụ thuê ngoài thu nợ.

Một phần của tài liệu 1182 quản lý chất lượng dư nợ thẻ tín dụng tại NH TMCP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w