Hiện nay, MSB là ngân hàng vẫn đang sử dụng chủ yếu là thẻ từ, chưa chuyển đổi hết sang thẻ chip chuẩn EMV. Để khắc phục tình trạng skimming và để giảm rủi ro phát sinh qua việc sử dụng thẻ vật lý, MSB cần nhanh chóng thực hiện việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip EMV.
Thẻ chip được mã hoá bằng thuật toán khó phát hiện hơn và sử dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay, ngăn ngừa việc tổ chức tội phạm thẻ sử dụng thiết bị để đọc trộm thông tin mã hoá trong thẻ. Trước tình trạng các thiết bị ăn cắp thông tin được mã hoá trên thẻ từ xuất hiện ngày càng nhiều thì việc sử dụng thẻ chip thay thế sẽ góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng trước tình trạng thẻ giả. Với việc sử
dụng công nghệ bảo mật hiện đại nhất hiện nay, cùng với thuật toán mã hoá phức tạp, thẻ chip được tăng cường mức độ bảo mật chống lại các thủ đoạn nhằm skimming thẻ. Bên cạnh đó, thẻ chip còn có khả năng lưu trữ được nhiều thông tin hơn về chủ thẻ và có thể cập nhật được các thông tin mới hoặc các thông tin thay đổi mà không cần in lại thẻ. Các thông tin về giao dịch thẻ, hạn mức tín dụng của thẻ cũng như tình trạng của thẻ được cập nhật và lưu trữ trong chip đảm bảo cho việc thanh toán ngay cả trong trường hợp đường truyền bị lỗi, không thực hiện việc liên lạc với ngân hàng phát hành, hạn chế rủi ro cấp phép qua hệ thống dự phòng của tổ chức thẻ quốc tế.
Theo đó, chuyển đổi thẻ thanh toán nội địa từ thẻ từ sang thẻ chip là một trong những giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 2545/QĐ-TTg). Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ các quy định pháp luật hiện hành về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, ngày 05/10/2018, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 1927/QĐ-NHNN công bố Bộ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa; trong đó quy định chi tiết về các yêu cầu kỹ thuật thẻ thanh toán nội địa tại Việt Nam theo công nghệ chip tiếp xúc và không tiếp xúc, tương thích với chuẩn EMV của quốc tế. Tiếp đó, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 quy định về lộ trình chuyển đổi thẻ ngân hàng sang thẻ tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa; theo đó, lộ trình chuyển đổi đối với tổ chức thanh toán thẻ là đến ngày 31/12/2020 và đối với tổ chức phát hành thẻ là ngày 31/12/2021. Theo đó, MSB đang trong quá trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip chuẩn quốc tế EMV, song quá trình này mới diễn ra được khoảng 30%, do đó MSB cần tăng cường đẩy mạnh chuyển đổi sang thẻ chip chuẩn EMV trong thời gian tới.
3.2.6 Giải pháp về đầu tư hệ thống công nghệ thông tin
Hiện nay, rủi ro của thẻ tín dụng tại MSB cũng xuất phát chủ yếu từ rủi ro công nghệ, do hệ thống công nghệ thông tin chưa đồng bộ, cơ sở hạ tầng của ngân hàng còn lạc hậu, còn nhiều phần mềm thủ công bằng chân tay. Giải pháp đặt ra cho
MSB là cần đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, thiết bị máy móc để hạn chế rủi ro công nghệ, rủi ro xảy ra đối với thẻ tín dụng từ đó nâng cao công tác quản trị rủi ro thẻ tín dụng của ngân hàng.
- Củng cố, nâng cấp hệ thống máy chủ, thiết bị kết nối, máy trạm và thiết bị đầu cuối: Hệ thống công nghệ, máy móc là nền tảng cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, quyết định sự vận hành thông suốt, liên tục của hoạt động kinh doanh thẻ. Bất kì một sự cố nào của hệ thống đều dẫn đến sự ngưng trệ hoặc thiếu chính xác của các giao dịch trong quá trình thanh toán gây tổn thất và ảnh hưởng đến uy tín của các ngân hàng. Vì vậy cần phải có một hệ thống ổn định, thường xuyên nâng cấp hệ thống máy chủ, máy trạm, thiết bị kết nối và thiết bị đầu cuối, khắc phục tối đa những sai sót do lỗi hệ thống như mạng bị treo, lỗi đường truyền...
- Trang bị hệ thống, thiết bị dự phòng cho hoạt động thẻ: Một hệ thống công nghệ có vận hành tốt, trơn tru đến đâu cũng không thể đảm bảo không có sự cố, không có hỏng hóc, trong quá trình sử dụng không cần bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa. Bên cạnh đó, các máy chủ, các thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động thẻ chưa sản xuất được trong nước mà phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu như đến khi có sự cố mới bắt đầu mua và nhập khẩu máy thay thế thì sẽ không đảm bảo hệ thống vận hành liên tục, hoạt động thanh toán sẽ bị ngừng trệ, giảm uy tín và gây tổn thất cho ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải cần chuẩn bị một hệ thống máy móc, thiết bị dự phòng cho hoạt động thẻ, sẵn sàng khi có sự cố xảy ra.
3.3 KIẾN NGHỊ ( ĐỀ XUẤT HỖ TRỢ )
Trong quá trình phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho hoạt động kinh doanh thẻ cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía chính phủ, ngân hàng nhà nước và các cơ quan ban ngành từ việc hỗ trợ chuyên môn, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như tạo môi trường pháp lý chặt chẽ cho hoạt động thẻ.
3.3.1 Với chính phủ
Thị trường thẻ Việt Nam là thị trường đang phát triển, được đánh giá là vô cùng tiềm năng, các tổ chức tội phạm thẻ hoạt động ngày càng tinh vi, sử dụng công
nghệ hiện đại trong hoạt động giả mạo thẻ và mở rộng phạm vi hoạt động đến tất cả các quốc gia, các châu lục trên thế giới. Do đó, nuớc ta đang phải đối mặt với sự tấn công mang tính tổ chức của các tổ chức tội phạm thẻ quốc tế. Chính phủ cần sớm ban hành hệ thống văn bản pháp lý quản lý hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng kinh doanh thẻ đều phải xây dựng riêng cho mình quy chế nghiệp vụ riêng dẫn đến sự không đồng nhất, gây khó khăn cho việc hợp tác kết nối hệ thống thẻ giữa các ngân hàng, dẫn đến việc đầu tu tốn kém, hiệu quả kinh doanh không cao. Mặt khác, Chính phủ cần sớm ban hành quy định tội danh và khung hình phạt nghiêm khắc trong Bộ luật Hình sự cho loại tội phạm sử dụng thẻ giả và cấu kết lừa đảo giả mạo giao dịch thẻ. Các hoạt động giả mạo thẻ thuờng có liên quan đến yếu tố nuớc ngoài nên Chính phủ có thể tham khảo luật và quy định của các TCTQT cũng nhu các quy định của Luật pháp quốc tế để ban hành các điều khoản có tính thực tiễn cao, phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh những tranh chấp quốc tế có thể xảy ra mà không mâu thuẫn với hệ thống Pháp luật Việt Nam.
3.3.2 Với Ngân Hàng Nhà Nước
Ngân hàng Nhà nuớc và cơ quan công an có quy định cụ thể về trách nhiệm của ĐVCNT khi lợi dụng hệ thống thanh toán của ngân hàng thực hiện các giao dịch thanh toán khống để bảo vệ quyền lợi của ngân hàng thanh toán, có văn bản huớng dẫn cụ thể hơn cho các ngân hàng trong việc xử lý rủi ro phi tín dụng, thống nhất cơ chế phối hợp giữa các ngân hàng với cơ quan cảnh sát điều tra, nhất là các cơ quan công an tại địa phuơng để phối hợp bắt giữ, trấn át tội phạm.
Về việc giám sát quản trị rủi ro trong thanh toán thẻ và hoạt động trung gian thanh toán của ngân hàng nhà nuớc, NHNN cần xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ trung gian thanh toán, cơ chế chia sẻ phí cho các giao dịch thanh toán thẻ nội địa trên ATM/POS, chế tài xử lý vi phạm trong thanh toán thẻ và TGTT...
3.3.3 Với Hiệp hội thẻ Việt Nam
Hiệp hội thẻ của các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ Việt Nam thời gian qua đã có những buớc phát triển đa dạng và mạnh mẽ, buớc đầu thực hiện
được tiêu chí của Hội là “ diễn đàn hợp tác và trao đổi kinh nghiệm của các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ Việt Nam ”. Hiệp hội thẻ ra đời đã thu hút được hầu hết các ngân hàng Việt Nam tham gia. Các ngân hàng trong Hội đã thống nhất mức phí thanh toán tối thiểu và việc áp dụng thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các cơ sở chấp nhận thẻ tại Việt Nam nhằm mục đích đảm bảo lợi nhuận cho tất cả các ngân hàng và thị trường thẻ cạnh tranh lành mạnh. Hội cũng đã thu thập tình hình khó khăn thuận lợi cũng như vướng mắc của các ngân hàng trong Hội về phát hành và thanh toán thẻ để cùng nhau đề ra các giải pháp khắc phục. Trong thời gian tới Hiệp hội thẻ cần tiếp tục phát huy vai trò “diễn đàn hợp tác trao đổi ” của mình trong hoạt động phòng chống rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tại thị trưòng Việt Nam. Hiệp hội thẻ cần đưa ra các quy định đối với các thành viên trong việc cung cấp thông tin và phối hợp hành động phòng chống các hành vi gian lận trong lĩnh vực kinh doanh thẻ ngân hàng. Hiệp hội thẻ cũng là đầu mối tổ chức, nghiên cứu đưa ra các đề xuất hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ, đầu mối liên lạc với các tổ chức thẻ quốc tế trong hoạt động phòng chống giả mạo thẻ và tổ chức các khoá học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho các ngân hàng thành viên trong hoạt động phòng chống rủi ro kinh doanh thẻ.
Với vai trò của mình, Hội thẻ Việt Nam cần là đầu mối phối hợp với các cơ quan truyền thông và các ngân hàng để thực hiện các chương trình tuyên truyền rộng rãi đến các chủ thẻ để hướng dẫn, nâng cao nhận thức và thao tác sử dụng thẻ, vấn đề an toàn bảo mật thông tin thẻ để có ý thức cảnh giác nhằm tự bảo vệ mình. Cần tổ chức thường xuyên các hình thức trao đổi thông tin về rủi ro và các kinh nghiệm, giải pháp để phòng ngừa và xử lý rủi ro giữa các ngân hàng. Xem xét thành lập đơn vị quản lý rủi ro và có cơ chế trao đổi thông tin kịp thời hiệu quả. Hội thẻ nên tập hợp các phản ánh của các ngân hàng thành viên về những khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết và xử lý các rủi ro phát sinh trong hoạt động thẻ để kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam; tư vấn cho ngân hàng nhà nước Việt Nam xây dựng hành lang pháp lý để các ngân hàng có căn cứ pháp lý và thống nhất thực hiện; xây dựng quỹ dự phòng rủi ro, xây dựng hệ thống thông tin khách hàng cá
nhân; làm đầu mối phối hợp với các tổ chức trong nước tổ chức đào tạo, hướng dẫn về quản lý rủi ro trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ.
Hiệp hội thẻ Việt Nam cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo an ninh bảo mật trong thanh toán thẻ, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc ĐVCNT thông đồng với chủ thẻ thực hiện giao dịch thanh toán khống tại ĐVCNT, trường hợp phát hiện ĐVCNT thực hiện giao dịch thanh toán khống cần phản ánh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cần kiểm tra rà soát việc hợp tác kết nối với các tổ chức trung gian thanh toán đảm bảo việc cung ứng dịch vụ cho các trung gian thanh toán theo đúng quy định pháp luật.
KẾT LUẬN
Trong dịch vụ Ngân hàng hiện đại, dịch vụ thẻ tín dụng là một trong những dịch vụ quan trọng mang lại nguồn thu và lợi nhuận lớn cho các ngân hàng thuơng mại. Vì vậy trong công tác quản trị điều hành, hoạt động quản trị rủi ro thẻ tín dụng cần phải đuợc quan tâm, đặc biệt trong tình hình loại tội phạm công nghệ cao đang huớng vào tấn công các Ngân hàng. Đề tài “Quản trị rủi ro thẻ tín dụng tại Ngân hàng thuơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam” đuợc xây dựng trên cơ sở kết hợp lý thuyết và thực tế công tác cùng với những kiến thức thu thập đuợc trong quá trình học tập và kinh nghiệm thực tiễn của tác giả. Xuyên suốt quá trình nghiên cứu mục tiêu quản trị rủi ro thẻ tín dụng, luận văn luôn đi theo kết cấu : hệ thống hóa lý luận, phân tích thực tiễn, nêu ra giải pháp cho 4 quá trình cơ bản của quản trị rủi ro thẻ tín dụng là: Nhận diện rủi ro - đánh giá rủi ro - kiểm soát rủi ro - tài trợ rủi ro. Qua đó đã giải quyết đuợc phần nào vấn đề cơ bản theo mục tiêu yêu cầu của luận văn. Mục tiêu cơ bản mà các ngân hàng thuơng mại huớng tới đó là giảm thiểu thiệt hại mà rủi ro mang lại trong quá trình hoạt động. Và việc giải quyết hậu quả của rủi ro là bài toán khó đối với tất cả các ngân hàng thuơng mại bởi nó không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà nó còn ảnh huởng không nhỏ tới hình ảnh và giảm khả năng cạnh tranh của Ngân hàng đó.
Trên cơ sở đó, luận văn đã đua ra đuợc các vấn đề sau:
- Hệ thống hóa khái niệm về thẻ tín dụng và hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng thuơng mại.
- Đua ra các loại rủi ro của thẻ tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải trong quá trình hoạt động và các nhân tổ ảnh huởng, và hệ quả của rủi ro thẻ tín dụng đối với các chủ thẻ tham gia vào hoạt động này.
- Phân tích, đánh giá có hệ thống thực trạng rủi ro thẻ tín dụng và thực trạng quản trị rủi ro thẻ tín dụng tại Ngân hàng thuơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, kết quả đạt đuợc cũng nhu tồn tại, nguyên nhân tồn tại trong công tác quản trị rủi ro thẻ tín dụng của ngân hàng.
tín dụng cũng như nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
Với kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả hy vọng bài viết sẽ có đóng góp giúp được Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam cải thiện hơn trong công tác quản trị rủi ro thẻ tín dụng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nên luận văn không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến tham gia đóng góp của Quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012), ”Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại ”, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội
2. Đinh Thị Định (2016), “Quản trị rủi ro gian lận thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội”,
Truờng Đại học kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2007), Quy chế về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ban hành theo quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Hà Nội.
4. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2016) “Quy định về hoạt động thẻ ngân hàng the thông tư số: 19/2016/TT-NHNN, Hà Nội
5. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (2020), “Báo cáo kế hoạch năm 2020 của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam ”, Hà Nội.
6. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (2016-2020), “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thẻ của Trung tâm thẻ Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam”
7. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, “Quy trình nghiệp vụ của Trung