Nội dung quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1202 quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh hà nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 35)

1.2.3.1. Ban hành chính sách hướng dẫn quản lý RRTD

Chính sách hướng dẫn quản lý RRTD đóng vai trò nền móng và kim chỉ nam trong việc xây dựng các bước trong quy trình quản lý RRTD. Ngân hàng thường dựa vào các báo cáo của các bộ phận lên Hội sở chính để lập ra chiến lược phù hợp, với những mục tiêu đã đặt ra để từ đó Chi nhánh có hướng tìm kiếm khách hàng và có những hiểu biết sơ bộ về các loại rủi ro mà nhóm khách hàng có thể gặp phải đồng thời cũng nhận biết được nhóm khách hàng chứa ít rủi ro, hoặc có đường lối tìm kiếm khách hàng mới.

Chính sách và quy trình quản lý RRTD do HĐQT phê duyệt và ban hành, được xây dựng trên cơ sở chiến lược quản lý RRTD và chính sách khác có liên quan của ngân hàng, gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Các sản phẩm tín dụng, tài sản bảo đảm, đối tượng khách hàng, các khu vực địa lý, các ngành nghề kinh tế được cấp hoặc hạn chế cấp tín dụng.

- Nội dung thẩm định, quản lý và lập hồ sơ tín dụng.

- Phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng, gồm các thẩm quyền phê duyệt các trường hợp ngoại lệ. Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam căn cứ vào văn bản hiện hành của Agribank (438/QĐ-HĐTV-TD ngày 08/05/2017 của Tổng Giám đốc về Quy định quyền phán quyết trong hệ thống Agribank) để ra văn bản phân cấp quyền phán quyết cho các đơn vị trực thuộc (văn bản số 87/NHNo-KHDN về việc thông báo thẩm quyền cấp tín dụng đối với chi nhánh trực thuộc).

- Hướng dẫn quy trình cấp tín dụng đối với từng phương thức, từng loại hình tín dụng.

- Thiết lập các hạn mức rủi ro cụ thể phù hợp chiến lước QLRR tín dụng.

- Phân cấp thẩm quyền đối với việc trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định.

- Cách thức xác định lãi suất cấp tín dụng.

- Xác định vai trò và trách nhiệm của cá nhân, bộ phận liên quan đến cấp tín dụng và quản lý tín dụng.

- Quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. - Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

1.2.3.2. Tổ chức bộ máy nhân sự quản lý RRTD

Theo mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng bao gồm hai cấp là: Cấp Hội đồng quản trị, Cấp Ban điều hành đuợc bảo vệ bởi ba tuyến kiểm soát nhu sau

TÔNG GIẢM ĐÓC

GHTD đè nội bộ & nho nghiệp lớn trườngthị

a. Chức năng quản lý RRTD của cấp HĐQT * Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là nguời chịu trách nhiệm cuối cùng về hệ thống QLRR tín dụng của ngân hàng.

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm:

+ Phê duyệt, ban hành và sửa đổi, bổ xung chiến luợc, chính sách, quy trình quản lý RRTD theo định kỳ hàng năm hoặc khi cần thiết;

+ Giám sát Ban điều hành về việc thực hiện chiến luợc, chính sách, quy trình quản lý RRTD về việc thiết lập, vận hành hệ thống quản lý RRTD đảm bảo các rủi ro trọng yếu nằm trong hạn mức rủi ro của ngân hàng.

+ Xử lý kịp thời các yếu kém, khuyến nghị và phát hiện qua báo cáo của các Uỷ ban thuộc HĐQT và Ban điều hành, công ty kiểm toán hoặc khuyến nghị của các cơ quan quản lý nhà nuớc có thẩm quyền.

+ Đảm bảo ngân hàng có đủ nguồn lực (tài chính, con nguời) và các biện pháp phù hợp để thực hiện chiến luợc, chính sách, quy trình quản lý RRTD của ngân hàng.

* Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát chịu trách nhiệm về việc thực hiện kiểm toán nội bộ đối với hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của ngân hàng và các quy định có liên quan của Pháp luật.

* Uỷ ban quản lý rủi ro:

Thực hiện chức năng tham muu cho HĐQT về chiến luợc, chính sách quản lý rủi ro và cơ chế giám sát Ban điều hành trong việc thực hiện các chiến luợc, chính sách quản lý rủi ro và các hạn mức rủi ro trọng yếu.

Thẩm định và đánh giá tính đầy đủ của các chiến luợc quản lý RRTD gắn với các hoạt động kinh doanh tạo ra RRTD.

Rà soát, giám sát đánh giá và tu vấn cho HĐQT cơ cấu danh mục RRTD. Đánh giá RRTD theo các kịch bản xấu và năng lực vốn của ngân hàng để bù đắp rủi ro.

Xem xét các báo cáo giám sát tín dụng, chất luợng danh mục và đảm bảo có biện pháp xử lý kịp thời.

b. Chức năng quản lý RRTD của cấp Ban điều hành

Các biểu hiện của tín dụng có vấn đề Các biểu hiện của chính sách tín dụng kém hiệu quả

Trả nợ vay không đúng kỳ hạn hoặc thất thường

Sự lựa chọn khách hàng không đúng với cấp độ rủi ro của họ

Thường xuyên xin sửa đổi thời hạn, gia hạn tín dụng

Chính sách cho vay phụ thuộc vào những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai. Có hồ sơ đảo nợ (mỗi lần vay mới thì

nợ gốc giảm xuống một ít)

Cho vay trên cơ sở lời hứa của khách hang duy trì số dư tiền gửi lớn

Lãi suất tín dụng cao không bình thường (để bù đắp rủi ro tín dụng)

Thiếu kế hoạch rõ ràng để thanh lý từng khoản tín dụng

Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho tăng không bình thường

Tỷ lệ tín dụng cao cho khách hàng có trụ sở ngoài lãnh địa của ngân hàng

Hệ số đòn bẩy tăng Tỷ lệ cho vay nội bộ cao

Thất lạc hồ sơ (đặc biệt các báo cáo tài chính của khách hàng)

Có xu hướng thái quá trong cạnh tranh (cấp tín dụng xấu để giữ chân khách hàng) Chất lượng bảo đảm tín dụng thấp Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu cơ

Tin vào đánh giá lại tài sản để tăng vốn CSH của khách hàng

Không nhạy cảm với sự biến đổi các điều kiện môi trường kinh tế

Xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình quản lý RRTD và các hạn mức rủi ro phù hợp với điều kiện, quy mô, độ phức tạp trong hoạt động tín dụng để trình HĐQT xem xét, phê duyệt.

Triển khai thực hiện chiến lược, chính sách, quy trình quản lý RRTD đã được HĐQT phê duyệt.

Cung cấp kịp thời, chính xác và đầy đủ thông tin về các RRTD trọng yếu của ngân hàng cho HĐQT.

Xây dựng và triển khai các quy trình và phương pháp nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát RRTD.

Thiết lập và duy trì hệ thống thông tin quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý RRTD của ngân hàng và cơ quan quản lý.

Rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ và hiệu quả của chiến lược, chính sách quy trình quản lý RRTD và kiến nghị các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung với HĐQT theo định kỳ hoặc khi cần thiết.

1.2.3.3. Quy trình quản lý RRTD

Quản lý rủi ro tín dụng được chia thành các nội dung sau đây:

Sơ đồ 1.2: Quy trình quản lý RRTD

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ quy trình QLRR tín dụng của Agribank

a. Nhận dạng rủi ro

Khái niệm: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục, có hệ thống nhằm theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro trong từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD.

Cơ sở cho việc quản lý RRTD một cách hiệu quả là việc nhận biết những rủi ro hiện

có và những rủi ro tiềm tàng trong bất cứ sản phẩm hay hoạt động nào của ngân hàng. Mức độ RRTD mà ngân hàng có thể chấp nhận được chỉ có thể thiết lập được sau khi đã

xác định được những yếu tố tạo nên rủi ro tín dụng. Để phát hiện RRTD cần dựa trên

b. Đo lường rủi ro tín dụng

Khái niệm: Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng

hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro.

Đo lường rủi ro được thể hiện trên 2 phương diện:

- Một là, đo lường hay xác định số thiệt hại do rủi ro gây ra: phản ánh hậu quả rủi

ro được xác định sau khi rủi ro đã xảy ra rồi. Số này có thể là số tuyệt đối,

hoặc số

tương đối theo các tiêu thức khác nhau như giá trị thiệt hại, số lần bị rủi ro, tỉ

lệ tài sản

bị rủi ro... Theo quan điểm xác suất thống kê, ta có thể lượng hoá được khả

năng bị rủi

ro của mỗi loại tài sản có của ngân hàng.

- Hai là, đo lường khả năng bị rủi ro (xác suất bị rủi ro): dựa vào công thức tính xác suất của một biến cố ngẫu nhiên theo quan điểm thống kê, xác định xác

suất rủi

ro tín dụng ngân hàng.

Các mô hình để đo lường rủi ro

- Mô hình định tính đánh giá RRTD (Mô hình chất lượng 6C), đây là mô hình được sử dụng phổ biến trong quá trình phân tích tín dụng, bao gồm: tư cách (character),

năng lực (capacity), thu nhập (cash), tài sản bảo đảm (collateral), điều kiện (conditions), kiểm soát (control).

- Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng

+ Mô hình ước tính giá trị tổn thất (mô hình EL)

Mô hình ước tính giá trị tổn thất tín dụng hay còn gọi là phương pháp IRB (Internal Ratings Based), là phương pháp dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Đây là phương pháp được áp dụng

EL = PD x EAD x LGD (7)

Ngân hàng có thể sử dụng chỉ tiêu ước tính giá trị tổn thất làm chuẩn để ra quyết

định cho vay, nếu giá trị tổn thất ước tính của một khách hàng vượt quá một tỷ lệ theo

quy định của ngân hàng, ngân hàng tự động từ chối cho vay đối với khách hàng đó. Ngoài ra EL còn là căn cứ để ngân hàng định ra mức bù rủi ro trong lãi suất cho vay đối với một khách hàng và là căn cứ để ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro.

+ Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ (credit rating)

Xếp hạng tín dụng là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để

đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác

định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và

phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm tín dụng.

Hệ thống XHTD thường được phát triển theo ba phương pháp: phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình và phương pháp hỗn hợp (kết hợp cả yếu tố chuyên

gia và kết quả mô hình tính toán); trong đó, phương pháp xếp hạng hỗn hợp được các

TCTD sử dụng phổ biến nhất.

Hệ thống XHTD của các TCTD và của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC, thuộc Ngân hàng Nhà nước) hầu hết được xây dựng theo phương pháp chấm điểm các

tiêu chí theo ý kiến chuyên gia. Phương pháp này chỉ dừng ở cho điểm định tính và chưa lượng hóa được các yếu tố rủi ro. Căn cứ vào chính sách tín dụng và các quy định

tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Đặc biệt đối với những chỉ tiêu phi tài chính phải

đuợc sử dụng hết sức linh hoạt, khách quan, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp,

từng mặt hàng kinh doanh. Mức xếp hạng cuối cùng đuợc quyết định sau khi tham khảo ý kiến Hội đồng xếp hạng. Trong XHTD của các NHTM thì kết quả xếp hạng không đuợc công bố rộng rãi.

(3) Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tuợng đuợc xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạng, các thông tin điều chỉnh đuợc luu giữ. Tổng hợp kết quả xếp hạng

so sánh

với thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng

đã thực

hiện đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng.

Là một công cụ đo luờng, hệ thống XHTD cần phải đuợc kiểm định và phê duyệt

định kỳ trong quá trình sử dụng, nhằm đảm bảo các mức xếp hạng đã phân biệt rủi ro

đầy đủ và việc uớc luợng các yếu tố rủi ro dựa trên những đặc điểm của rủi ro. c. Giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát RRTD là việc sử dụng các công cụ, kỹ thuật, biện pháp, chiến luợc và

những quá trình nhằm chủ động điều khiển, biến đổi RRTD tại ngân hàng bằng cách kiểm soát tần suất, mức độ rủi ro.

RRTD đuợc kiểm soát với việc thực hiện các thủ tục nằm trong hệ thống kiểm soát nội bộ, trong các quy trình kinh doanh và hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Kiểm soát phải theo một quy trình nhất định: truớc, trong và sau giao dịch và việc xử lý rủi ro cần có một bộ phận chuyên trách đảm nhiệm.

Tận dụng cơ chế giám sát bên ngoài: đó là các cơ quan kiểm toán độc lập, cơ quan quản lý và sự giám sát của thị truờng.

hiện những rủi ro tiềm ẩn từ đó tìm ra biện pháp phòng ngừa và đối phó kịp thời.

d. Xử lý tổn thất RRTD

Các NHTM phải thường xuyên dự trữ các nguồn quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sàng bù đắp được mọi tổn thất có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Tùy theo tính chất của từng loại tổn thất, ngân hàng được sử dụng những nguồn vốn thích hợp để bù đắp:

+ Đối với các tổn thất đã được lường trước, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn từ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được xếp loại theo tiêu chuẩn để bù đắp.

+ Đối với các tổn thất không lường trước được rủi ro, ngân hàng phải dùng vốn tự có làm nguồn dự phòng để bù đắp.

Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp khác để tài trợ rủi ro, gồm: xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, chuyển giao rủi ro...

1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng* Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn:

Một phần của tài liệu 1202 quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh hà nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w