Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu 1202 quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh hà nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 64)

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là NHTM đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam là thành viên trực thuộc của Agribank Việt Nam (gọi tắt là Agribank) được thành lập từ tháng 1997 trên cơ sở tách tỉnh Nam Hà thành 02 tỉnh Hà Nam và Nam Định. Về mô hình tổ chức ban đầu, toàn tỉnh có Hội sở và 7 Chi nhánh loại I và 11 phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh loại II, hoạt động trải rộng trên khắp các địa bàn trong tỉnh Hà Nam.

Từ một ngân hàng bao cấp chuyển hẳn sang thương mại, gặp không ít những khó khăn, trong bối cảnh nền kinh tế tiền tệ lạm phát cao, doanh nghiệp Nhà nước và các đơn vị kinh tế tập thể là đối tượng khách hàng chính của NHNo lần lượt giải thể và tan rã, về cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ kinh doanh thiếu và lạc hậu, đội ngũ cán bộ công nhân viên đông, biên chế ban đầu là 215 người, trình độ bất cập. Tổng số nguồn vốn huy động là 37,9 tỷ đồng, dư nợ cho vay các thành phần kinh tế là 46,2 tỷ đồng.

Bước sang thế kỷ mới, hoạt động trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam đã kiên trì đường lối đổi mới với chủ trương bám sát nông nghiệp, nông thôn, sắp xếp lại mô hình tổ chức, tinh giảm bộ

tổng hợp Marke ting hoạch nguồn vốn toán ngân quỹ nhán h loại 02 hàng hộ sản xuất và cá nhân điện toán tra kiểm soát nội bộ hàng doanh nghiệp 31

máy, phát triển kinh doanh theo hướng đa năng, vượt qua khó khăn từng bước phát triển. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã bước sang một tầm cao mới, trở thành lá cờ đầu trong hệ thống Agribank Việt Nam, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý.

Với tiềm lực mạnh mẽ và truyền thống bề dày thành tích, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam đã giành được niềm tin của khách hàng, xây dựng được một vị thế vững chắc trong kinh doanh. Hiệu quả từ hoạt động của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Mô hình tổ chức quản lý.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam

Theo Văn bản hợp nhất 2058/VBHN-HĐTV-TCTL ngày 31/12/2016 của Hội đồng thành viên, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam là Chi nhánh loại I; các Chi nhánh huyện, thành phố là Chi nhánh loại II và các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh loại II. Tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam gồm có:

- Hội sở, 7 Chi nhánh loại II.

- 11 phòng giao dịch thuộc Chi nhánh loại II.

b.Cơ cấu tổ chức ngang:

Tại Hội sở Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam gồm 8 phòng chuyên môn có các nhiệm vụ sau:

- Phòng Khách hàng Doanh nghiệp: Xây dựng chiến lược đối với khách hàng doanh nghiệp, phân loại khách hàng; Thẩm định đề xuất cho vay; Trình phòng thẩm định những khoản vay vượt quyền theo quy định; Phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn; Quản lý rủi ro trong lĩnh vực tín dụng khách hàng doanh nghiệp.

- Phòng Khách hàng hộ sản xuất và cá nhân: Xây dựng chiến lược đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, phân loại khách hàng; Thẩm định đề xuất cho vay; Trình phòng thẩm định những khoản vay vượt quyền theo quy định; Phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn; Quản lý rủi ro trong lĩnh vực tín dụng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân.

- Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn: Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi; Đầu mối tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Tập hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.

- Phòng Kế toán và Ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán, kế toán thống kê và thanh toán theo quy định của Agribank; Xây dựng chỉ tiêu tài chính, quỹ tiền lương của Chi nhánh.

- Phòng Điện toán: Quản lý, vận hành các hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống ứng dụng, quản lý cơ cở dữ liệu tại Chi nhánh theo quy định. Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh và bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị tin học, phần mềm của Chi nhánh. Đảm bảo an toàn, bảo mật

công nghệ thông tin tại Chi nhánh.

- Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Tổ chức thực hiện kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra kiểm soát; Bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra theo quy định.

- Phòng Dịch vụ và Marketing: Tiếp thị giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp cận các ý kiến phản hồi từ khách hàng; Đề xuất tham mưu sản phẩm dịch vụ mới; Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền.

- Phòng Tổng hợp: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý, năm; đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc phê duyệt; Thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất, lưu trữ cán bộ; Thục hiện công tác xây dựng, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, công cụ lao động.

2.1.2. Thực trạng hoạt hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam

2.1.2.1. Quy trình cho vay của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam được thực hiện

như sau

Quy trình cho vay đựợc bắt đầu từ khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán - thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo ba giai đoạn:

- Thẩm định trước khi cho vay;

- Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay;

- Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay. Trong đó chi tiết thành các công đoạn như sau:

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn

- Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.

- Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: CBTD kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.

- Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được CBTD báo cáo lãnh đạo ngân hàng nơi cho vay và thông báo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay).

- CBTD làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ

Bước 2:Thẩm định:

- Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn + Kiểm tra hồ sơ vay vốn + Kiểm tra mục đích vay vốn

- Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn

CBTD đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thêm thông tin về tình hình sản suất kinh doanh của khách hàng:

+ Về phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư

+ Tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu, tìm hiểu qua các phương tiện đại chúng - Kiểm tra, xác minh thông tin: Quá trình kiểm tra và xác minh những thông

tin về khách hàng được thực hiện qua các nguồn: Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng; qua các phương tiện thông tin đại chúng; qua các ngân hàng mà khác hàng đã vay vốn trước đó...

- Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn + Phân tích đánh giá khả năng tài chính

+ Tình hình quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác - Dự kiến lợi ích cho ngân hàng nếu khoản vay đựợc phê duyệt

CBTD tiến hành tính toán lãi và/hoặc phí (lợi ích) có thể thu đựợc nếu khoản vay được phê duyệt. Cơ sở tính toán dựa trên đơn xin vay của khách hàng

- Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay: Khi nhận tài sản cầm cố, thế chấp, CBTD có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ:

+ Kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm tiền vay + Phân tích, thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay

Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ngân hàng nơi cho vay lưu giữ cho đến khi khách hàng vay trả hết nợ

gốc và lãi. TSBĐ tiền vay có thể do ngân hàng giữ, có thể giao cho người vay giữ có sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng cho vay

- Lập báo cáo thẩm định cho vay

+ Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

+ Tổng hợp nội dung thẩm định vào báo cáo thẩm định cho vay - Tái thẩm định khoản vay

Việc tái thẩm định đựợc thực hiện theo hai phương pháp:

+ Gián tiếp: Cán bộ tái thẩm định dựa vào bộ hồ sơ đó để xác định các điều kiện của khoản vay

+ Trực tiếp: Cán bộ tái thẩm định tiến hành kiểm tra: quan sát, khảo sát, kiểm tra thực tế tại hộ sản xuất để tìm hiểu những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình thực hiện Phương án sản xuất kinh doanh /Dự án đầu tư.

Bước 3: Thương lượng

- Xác định phương thức và nhu cầu cho vay

- Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán của chi nhánh - Xác định lãi suất áp dụng cho khoản vay

- Xem xét điều kiện thanh toán

Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Các bước phê duyệt khoản vay thứ tự lần lượt bao gồm:

+ CBTD lập báo cáo thẩm định kiêm Tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng tín dụng.

+ Trưởng phòng tín dụng xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo.

+ Hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định

+ Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định/ tái thẩm định và trưởng phòng tín dụng, khoản vay sẽ đượcc Ban lãnh đạo chi nhánh phê duyệt:

Khoản vay thuộc quyền phán quyết: Sau khi đã kiểm tra lần cuối các hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, Ban lãnh đạo ngân hàng cho vay sẽ đưa ra quyết định:

Khoản vay vượt quyền phán quyết: Sẽ được Ban thẩm định dự án Ngân hàng cấp trên phê duyệt. Chỉ khi được phê duyệt, có thông báo, chi nhánh mới được phép giải ngân.

Bước 5: Ký kết hợp đồng tín dụng/sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm

Khoản vay được phê duyệt, ngân hàng nơi cho vay và khách hàng vay sẽ lập hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn và hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có)

a) Soạn thảo nội dung hợp đồng vay vốn

b) Ký kết hợp đồng tín dụng/số vay vốn, hợp đồng đảm bảo tiền vay c) Giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay

d) Các giấy tờ cần kiểm tra sau khi ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay

e) Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm - Công chứng hợp đồng cầm cố, thế chấp:

Chi nhánh xem xét, thỏa thuận với khách hàng thực hiện công chứng hay không công chứng các hợp đồng cầm cố, thế chấp của chi nhánh với khách hàng và/hoặc bên bảo lãnh.

- Đăng ký giao dịch bảo đảm

g) Hồ sơ tín dụng và lưu giữ hồ sơ tín dụng

Bước 6: Giải ngân

Quy trình giải ngân: gồm + Chứng từ giải ngân + Trình duyệt giải ngân

+ Nạp thông tin vào chương trình điện toán và luân chuyển chứng từ

Bước 7: Quản lý tín dụng

Kiểm tra, giám sát khoản vay gồm có - Theo dõi khoản vay

+ Mở sổ sách theo dõi

Doanh số cho vay cả năm 9,58 9 11,423 12,71 8 12,91 2

- Kiểm tra các biện pháp bảo đảm tiền vay

Bước 8: Thanh toán

- Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh - Thanh lý hợp đồng tín dụng

+ Tất toán khoản vay

Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí... để tất toán khoản vay.

- Thanh lý hợp đồng tín dụng/Số vay vốn - Giải tỏa tài sản bảo đảm

+ Kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố + Thủ tục xuất kho giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố

Quy trình cho vay đuợc ban hành, huớng dẫn cụ thể, chi tiết các buớc thực hiện, nhiệm vụ của từng nhân viên. Tuy nhiên, việc giám sát thực hiện đúng quy trình cho vay đuợc đề ra thực sự chua đuợc chú trọng. Quá trình giám sát sau cho vay còn tiến hành lỏng lẻo, qua loa, chiếu lệ. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua Chi nhánh chua thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ tín dụng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp lạc hậu. Tất cả những điều đó làm hạn chế khả năng phòng ngừa RRTD.

2.1.2.2. Kết quả hoạt động tín dụng tại Agribank — Chi nhánh tỉnh Hà Nam

Việc sử dụng vốn là một chỉ tiêu đánh giá sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, bởi vì lợi nhuận thu đuợc của ngân hàng chủ yếu từ hoạt động đầu tu tín dụng, chiếm trên 90%/tổng lợi nhuận. Hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam đuợc thể hiện ở nội dung sau:

a. Các phương thức cấp tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam

Trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam thỏa thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn các phuơng thức cho vay sau đây:

Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tu, cho vay tiêu dùng, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay đồng tài trợ ...

b. Doanh số cho vay và thu nợ

Doanh số cho vay trong thời gian qua tăng khá nhanh: năm 2016 doanh số cho vay là 11.423 tỷ đồng, tăng so với năm 2015 là 1.834 tỷ đồng. Năm 2017 doanh số cho vay cả năm đã đạt 12.718 tỷ đồng, tăng so với năm 2016 là 1.295 tỷ đồng. Đến năm 2018 doanh số cho vay đã đạt 12.912 tỷ đồng

Doanh số thu nợ cũng tăng khá nhanh với tốc độ tuơng đối đều trong giai đoạn từ năm 2015- 2018, trong 4 năm doanh số thu nợ đã tăng 3.323 tỷ đồng.

Tổng du nợ đến năm 2018 là: 10.523 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 873 tỷ đồng, tốc độ tăng 9%. Tăng chủ yếu ở du nợ vốn thông thuờng, đạt 10.293 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 869 tỷ đồng, tốc độ tăng 9,2%, đạt 97,1% kế hoạch, du nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 90%/tổng du nợ.

Bảng 2.1: Doanh số cho vay và thu nợ năm 2015 đến năm 2018

Tổng du nợ 6,56

Chỉ tiêu 5201 6201 7201

Một phần của tài liệu 1202 quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh hà nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w