công
tác thu thập thông tin
- Nâng cấp hệ thống thông tin đánh giá khách hàng
Thông tin khách hàng đuợc xem là yếu tố đầu vào quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, khi thông tin khách hàng đuợc cung cấp đầy đủ về số luợng và chính xác, kịp thời về chất luợng thì sẽ góp phần nâng cao tính khả thi của chiến luợc quản lý rủi ro tín dụng.
Hệ thống thông tin tín dụng góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt và thị truờng tài chính diễn biến phức tạp nhu hiện nay, để đối phó với tình trạng nợ quá hạn của khách hang, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam cần có một hệ thống thông tin tín dụng đảm bảo cung cấp cho ngân hàng các thông tin cần thiết về khách hàng một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ nhất giúp ngân hàng phòng ngừa nguy cơ xảy ra của rủi ro tín dụng.
Để tăng cuờng mạng luới thông tin hiệu quả, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam cần thực hiện xây dựng một hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro cho riêng mình, ngoài việc tham khảo thông tin khách hàng từ trung tâm CIC của ngân hàng Nhà nuớc, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam cần tiếp tục hiện đại hóa hệ thống thu thập và xử lý thông tin khách hàng, huấn luyện cán bộ tín dụng thực hiện công tác
lọc nhằm tạo ra cơ sở dự liệu cho mình, cung cấp cho Ban lãnh đạo để đua ra quyết định chính xác và kịp thời.
Đối với thông tin về khách hàng: Thông tin khách hàng phần lớn là từ các báo
cáo tài chính do chính khách hàng lập, ít qua kiểm toán nên đây chỉ đuợc coi là thông tin mang tính chất tham khảo, độ tin cậy không cao, không đáng tin cậy. Để có nguồn thông tin đầy đủ, cán bộ tín dụng cần trực tiếp thu thập thêm thông tin từ đối tác của khách hàng, từ các ngân hàng mà khách hàng đã từng giao dịch, cơ quan quản lý, trung tâm tín dụng CIC của ngân hàng Nhà nước,... Để làm đuợc điều này, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam phải có đuợc mối quan hệ tốt, rộng rãi và đáng tin cậy với các TCKT và TCTD trong nền kinh tế. Do Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam chua có phòng quan hệ khách hàng, đây sẽ là nhiệm vụ mà mỗi nhân viên của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam phải thực hiện.
Đối với thông tin về thị trường: Để dự báo những rủi ro tiềm ẩn, ngoài thông
tin về khách hàng, ngân hàng còn quan tâm đến thị truờng, sản phẩm mà khách hàng đua ra. Điều này sẽ tránh cho ngân hàng những rủi ro rất lớn khi nền kinh tế có những biến động bất thuờng. Nắm bắt đuợc những biến động vĩ mô và dự đoán thị truờng là một công việc rất khó khăn, ngân hàng cần quan tâm đến tình hình cung cầu, giá cả, khả năng cạnh tranh, đối thủ của khách hàng,. và dựa vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng để có thể đua ra những đánh giá tuơng đối chính xác.
- Tăng cường công tác thu thập thông tin:
Tổ chức việc thu thập, luu trữ và khai thác thông tin hiệu quả nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và đo luờng RRTD để nâng cao chất luợng thông tin tín dụng. Sự cạnh tranh trong hoạt động tín dụng ngày càng gay gắt, việc mở rộng mạng luới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn.”
Đối tuợng phục vụ của ngân hàng rất đa dạng, thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều bạn hàng và đối tác... do vậy họ ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong việc che đậy thông tin, tạo ra sự bất cân xứng về thông tin. Vấn đề đặt ra làm sao để có đuợc một hệ thống thông tin thật đáng tin
cậy để phục vụ tốt cho việc đầu tư và quản lý RRTD. Trước hết, ngân hàng phải xây dựng kho dữ liệu riêng về thông tin tín dụng và kỹ thuật phân tích có khả năng đo lường được RRTD; xây dựng quy trình, tiêu chí chuẩn mực để phục vụ cho khâu thu thập thông tin được nhanh chóng. Bởi lẽ thông tin có vai trò quan trọng trợ giúp đắc lực cho cán bộ thẩm định có thể đánh giá, phân tích, dự báo và đưa ra những nhận định chính xác hơn về khách hàng. Hiệu quả việc đo lường tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thông tin. Thông tin sau khi thu thập được phải chuyển qua khâu kiểm tra chất lượng và độ tin cậy của nguồn thông tin, đây là một vấn đề rất khó, đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức, tiền của cũng như kinh nghiệm của cán bộ thu thập, phân tích, đánh giá chất lượng thông tin. Kết quả sau khi phân tích cần phải được truyền tải thông suốt, nhanh chóng, kịp thời, đến tất cả các cá nhân, bộ phận nghiệp vụ có liên quan, từ đó mỗi người có cách khai thác nguồn thông tin đó sao cho phù hợp từng phần hành công việc mình đảm nhận. Như vậy thông tin thu thập được mới thực sự có hiệu quả cao.”
Để có nguồn thông tin cần thiết, trước hết ngân hàng cần thiết lập hệ thống thông tin đa dạng từ nhiều nguồn thu thập khác nhau như:”
- Nguồn thông tin do khách hàng cung cấp: Thu thập từ thông tin tài chính (Khả năng tài chính, kết quả kinh doanh trong quá khứ, công nợ, nhu cầu vốn hợp
lý, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, giá trị tài
sản thế
chấp...); thông tin phi tài chính (Tư cách, uy tín, năng lực quản lý, năng lực
sản xuất
kinh doanh, quan hệ xã hội, gia đình, kinh tế...); đi khảo sát thực tế qua việc phỏng
vấn, kiểm tra, tiếp xúc trực tiếp với người lao động... Để thu thập được nguồn thông
tin từ khách hàng chính xác, đầy đủ thì đó là một môn nghệ thuật của người làm
quan liên quan: Cơ quan thuế, công an, kiểm toán...”
Nhìn chung để tiến tới xây dựng một hệ thống thông tin thống nhất và khoa học, ngân hàng cần đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập phần mền để quản lý khách hàng. Thống kê, nghiên cứu, luu tữ thông tin từ đó bổ sung cho việc phân tích, đánh giá khách hàng cho những lần vay sau.”
Trên thực tế, công việc thu thập thông tin, xây dựng các ngân hàng dữ liệu về RRTD và tổn thất phục vụ cho việc xây dựng các mô hình luợng hoá chất luợng tín dụng là một công việc không thể hoàn thành nếu chỉ dựa vào sự nỗ lực đơn lẻ của một ngân hàng mà còn cần sự phối hợp của đồng bộ của các cấp, các ngành và sự ủng hộ, giúp đỡ của Chính phủ.”