+ Nguyên nhân từ Agribank:
Quản lý rủi ro tín dụng tuy đã được nhắc đến từ lâu nhưng việc triển khai nó như thế nào thì vẫn còn là một vấn đề lớn đối với Agribank nói chung và Agribank
Chi nhánh tỉnh Hà Nam nói riêng. Hiện nay, vẫn chưa áp dụng được một quy trình quản trị rủi ro tín dụng hoàn chỉnh. Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam cũng chưa áp dụng được các kỹ thuật cảnh báo và phòng tránh rủi ro. Các mô hình đo lường rủi ro khách hàng, xếp hạng tín dụng đã được các nước đi trước vận dụng hiệu quả nhưng muốn áp dụng được thì phải có cơ sở vật chất hiện đại, quản lý thông tin được hệ thống hóa và tin học hóa, phải có chương trình để chạy các phần mềm tính toán trên cơ sở các dữ liệu khách hàng được thu thập chính xác. Hiện nay mới chỉ có các ngân hàng lớn hoặc tại Trụ sở Agribank mới có đủ tiềm lực để thực hiện những việc đó. Đối với quản lý rủi ro thì cần thiết nhất chính là thông tin, khi ngân hàng chưa làm tốt được việc này thì quản lý rủi ro chưa hiệu quả.
+ Nguyên nhân từ phía Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam, các chi nhánh trực thuộc và phòng giao dịch.
Một là, Công tác điều hành và tổ chức bộ máy chưa thực sự phù hợp. Bộ máy quản lý RRTD chưa có phòng chuyên trách và việc quản lý rủi do được thực hiện tại phòng Khách hàng Doanh nghiệp và phòng Khách hàng HSX&CN nhưng việc xử lý rủi ro được thực hiện tại phòng Kế hoạch - Nguồn vốn. Việc tập huấn về chuyên đề rủi ro tại Agribank chưa được tổ chức thường xuyên, cán bộ phụ trách về mảng rủi ro tín dụng làm theo lối mòn nên nhiều bộ hồ sơ xử lý rủi ro chưa được chặt chẽ.
Hai là, công tác thẩm định và xét duyệt cho vay cho lỏng lẻo. Trong hoạt động tín dụng việc thẩm định các dự án, phương án sản xuất của khách hàng rất quan trọng, quyết định phần lớn độ rủi ro của khách hàng. Khi thẩm định chủ yếu căn cứ vào luận chứng kinh tế được duyệt, ngân hàng không có khả năng kiểm chứng do vậy chất lượng thẩm định kém, khả năng rủi ro tiềm ẩn lớn.
Ba là, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam chưa có đội ngũ thẩm định chuyên nghiệp, việc thẩm định nhiều khi mang định lượng, chưa đủ trình độ phân tích, đánh giá chuyên ngành và am hiểu các kiến thức kinh tế, xã hội.
Quy mô Chi nhánh ngày càng được mở rộng nhưng số lượng cán bộ chưa được bổ sung kịp thời, dẫn đến hiện tượng một cán bộ phải đảm nhiệm nhiều vị trí,
khối lượng công việc lớn. Do đó, việc đánh giá khoản vay có thể mất đi tính chính xác. Từ thực trạng nguồn cán bộ chỉ được bổ sung ít nên một cán bộ có thể phụ trách dư nợ lớn đến vài trăm tỷ đồng, hoặc một cán bộ tín dụng phụ trách nhiều xã, vì vậy nguy cơ thẩm định, đánh giá sai các khoản vay rất lớn.
Bốn là, công tác quản lý và kiểm tra hồ sơ cho vay chưa được chặt chẽ. Hầu hết các cán bộ quản lý rủi ro không có chuyên ngành sâu về quản lý RRTD. Ngoài ra, cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát còn nhiều hạn chế. Công tác kiểm tra, kiểm soát được thực hiện một cách hình thức, hiệu quả kém.
Năm là, các khoản nợ có nguy cơ tiểm ẩn rủi ro chưa có những biện pháp thực sự
hiệu quả để giải quyết triệt để, vẫn còn một số các khoản nợ xấu lâu năm chưa thu hồi
được. Một số cán bộ chưa theo dõi sát sao các dòng tiền vào của khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ. Việc xử lý tài sản đối với các khoản nợ xấu gặp rất nhiều khó khăn, một số tài sản tuy đã được xử lý ra tòa nhưng việc bán tài sản rất khó.
+ Nguyên nhân từ khách hàng.
Những rủi ro do khách hàng mang lại thường nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và đa số RRTD đều bắt nguồn từ khách hàng mà Ngân hàng chưa có một hệ thống để đánh giá thông tin của khách hàng một cách chính xác.
Một trong những nguyên nhân cơ bản có thể kể đến như khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích như đã cam kết trong hợp đồng, dẫn tới làm ăn thua lỗ hoặc không có nguồn tiền để trả nợ. Để tạo niềm tin trước ngân hàng, không ít khách hàng giả lập phương án không có thật để vay vốn hòng chiếm đoạt tiền của ngân hàng hoặc đầu tư cho hoạt động phi pháp, không hiệu quả. Ngoài ra, khách hàng còn vay còn lừa đảo bằng việc chiếm đoạt tài sản được hình thành từ vốn vay (cho vay mua nhà trả góp, mua bất động sản...) do lợi dụng được sơ hở.
+ Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh.
Do bất khả kháng, và tình hình biến động của nền kinh tế thị trường trong khu vực, một số doanh nghiệp đọng vốn trong các công trình xây dưng chưa được thanh toán, một số doanh nghiệp hiệu quả sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Trong địa
là nông nghiệp nên chịu ảnh hưởng rất lớn từ thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, nhiều hộ gia đình sản xuất nông nghiệp khi có thu hoạch thì lại không tiêu thụ được sản phẩm hoặc phải tiêu thụ với giá rẻ, từ đó đã làm cho quy mô sản xuất không mở rộng được. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn phát sinh.
Thực tế trong những năm qua tình hình khí hậu diễn biến phức tạp, mưa lũ kéo dài ở nhiều nơi trên địa bàn huyện, ảnh hưởng của sâu bệnh, dịch bệnh ngày một phát triển, các vấn đề này cũng tác động không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh trên địa bàn và đặc biệt với địa bàn sản xuất nông là chính thì yếu tố tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng.
Môi trường pháp lý chưa đầy đủ, thiếu sự đồng bộ, nhất là hiệu lực thi hành luật pháp còn thấp đã làm giảm tác dụng của các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của Chi nhánh. Ví dụ: như các quyết định của Tòa án chậm được thực thi khiến Chi nhánh không thể xử lý rủi ro tín dụng bằng thu hồi tài sản của người vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tóm lại, trong thời gian qua, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam luôn không ngừng phấn đấu vươn lên và đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng vẫn còn nhiều mặt hạn chế, tồn tại, và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Qua việc xác định và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, công tác quản lý rủi ro tín dụng đã làm rõ hơn nguồn gốc sâu xa dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng làm giảm chất lượng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng để có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng ở mức độ cho phép và có thể chấp nhận được với mong muốn hoạt động tín dụng của Ngân hàng tăng trưởng, hiệu quả và bền vững.
CHƯƠNG 3:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ