Thực trạng tổ chức bộ máy nhân sự quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu 1202 quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh hà nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 65)

Thực tế mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng hiện nay Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam đang áp dụng là do Agribank xây dựng và triển khai thực hiện trong toàn hệ thống. Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam gồm có hai bộ phận, bộ phận khối truớc (bộ phận tín dụng) và bộ phận khối sau (bộ phận thẩm định quyết định cấp tín dụng và bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện kiểm tra, kiểm soát rủi ro). Mô hình quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh buớc đầu đã có sự tách bạch và độc lập giữa bộ phận khối truớc và bộ phận khối sau. Tuy nhiên, quá trình hoạt động cho thấy mô hình quản lý rủi ro chua có bộ phận quản lý rủi ro chuyên trách mà chủ yếu nằm ở phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ.

- Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ đánh giá mức độ rủi ro của các danh mục tín dụng và quy trình quản lý rủi ro từ góc độ kinh doanh của phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng HSX&CN và các chi nhánh loại 02, phòng giao dịch; thuờng xuyên kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành pháp luật, quy định của NHNN, quy định và chính sách của Agribank và định huớng của chi nhánh trong lĩnh vực tín dụng nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lệch và khuyết điểm trong hoạt động tín dụng, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục; đua ra các kiến nghị cải thiện chính sách, quy định và thủ tục tín dụng lên ban Giám đốc nhằm hạn

chế rủi ro tín dụng.

Sơ đồ 2.2: Quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam 2.3.3. Thực trạng quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam được thực hiện theo các bước như sau :

* Nhận biết rủi ro tín dụng

Việc nhận diện rủi ro là bước đầu tiên trong quá trình này. Tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam, việc nhận diện RRTD do phòng khách hàng Doanh nghiệp và phòng Khách hàng HSX&CN phụ trách và được tiến hành như sau:

Bước 1: Cán bộ tín dụng sàng lọc hồ sơ khách hàng:

Khi các bộ hồ sơ vay vốn được gửi đến Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam, tuỳ theo loại hình khách hàng: pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh; loại cho vay: vay ngắn hạn, vay trung dài hạn; phương thức cho vay: từng lần, cho vay theo hạn mức; quy mô dự án, phương án; đối tượng cho vay: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống; cho vay nội tệ, ngoại tệ đều có một nội dung sàng lọc thích hợp, bao gồm các nội dung sau: năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, khả năng tài chính, mục đích vay vốn, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tài sản

SL TT

(%) SL (%)TT SL TT (%) SL TT (%)

làm bảo đảm tiền vay. Việc xác định khách hàng trên địa bàn có lý lịch không tốt đã phát hiện được những hồ sơ vay vốn tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.

Trưởng phòng Khách hàng Doanh nghiệp (nếu khách hàng là Pháp nhân) hoặc Trưởng phòng Khách hàng HSX&CN (nếu khách hàng là cá nhân và HSX) có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, tái thẩm định (nếu có). Từ đây nhận diện được những hồ sơ vay vốn rủi ro cao và có biện pháp xử lý.

Công việc được tiến hành như sau:

Đối với khách hàng cá nhân: ngân hàng thu thập các thông tin như tuổi tác,

thu nhập, tình trạng hôn nhân, công việc, lịch sử tín dụng (đã từng vay vốn ở đâu, trả nợ vay như thế nào, khoản nợ tồn đọng nếu có ra sao ...) nhằm xác định khả năng trả nợ của khách hàng và ra quyết định.

Đối với khách hàng doanh nghiệp: ngân hàng không những thu thập thông tin

về tình hình tài chính, về hoạt động kinh doanh mà còn phải tiến hành thẩm định tính khả thi của dự án vay vốn để ra quyết định tín dụng. Trong giai đoạn này thì rủi ro lớn nhất có thể xảy ra đối với ngân hàng là rủi ro về đạo đức, khách hàng cố tình cung cấp những thông tin sai lệch cho ngân hàng nhằm qua được vòng thẩm định.

Thường ở giai đoạn này ngân hàng có thể gặp phải hai sai lầm cơ bản:

Trường hợp thứ nhất là khách hàng được đánh giá tốt và ngân hàng chấp nhận

cho vay nhưng khách hàng đó lại không có khả năng trả nợ đúng hạn.

Trường hợp thứ hai là khách hàng bị đánh giá là không tốt và ngân hàng

không lựa chọn để cho vay vốn nhưng thực tế là khách hàng đó lại có thể trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng, trường hợp này ngân hàng đã mất đi khách hàng tốt.

Rõ ràng cái mà ngân hàng đánh mất không đơn giản chỉ là một hợp đồng vay hiệu quả trong hiện tại. Điều nguy hiểm hơn là khách hàng bị từ chối sẽ đi tìm một ngân hàng khác và điều này lại liên quan đến tính cạnh tranh. Ngân hàng không những đánh mất cơ hội mà lại còn để cơ hội đó rơi vào tay đối thủ cạnh tranh. Với Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam, thực tế là cán bộ tín dụng ngân hàng cũng chỉ quan tâm và tính toán được bao

nhiêu khoản vay được đánh giá là tốt nhưng sau đó lại gặp vấn đề mà chưa bao giờ thống kê được có bao nhiêu khách hàng tốt mình đã bỏ qua.

Dựa trên các tiêu chí ở Phụ lục số 01, tại Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam phân loại và đánh giá khách hàng doanh nghiệp từ năm 2015-2018 như sau:

Bảng 2.9: Bảng phân loại và đánh giá khách hàng doanh nghiệp từ năm 2015 - 2018

" " "ÃÃ 154 47.0 9 18 6 54.7 1 182 52.9 1 14 7 44.14 159 48.6 2 13 4 39.4 1 142 41.2 8 17 0 51.05 BBB Ô " 0 0.0 T 8 0.8 5 5^ L4 T 0.90 ^BB T 0.9 2 5 ^ ŨT " 6 L7 4^ 3 ^ 0.9 0 "B T 0.3 1 0 0 0.0 T 0.2 9 0 " 0.00 CCC T 0.3 1 0 0 0.0 0" 0.0 0 2 0 0.6 "Cẽ T 0.3 1 0 0 0.0 0" 0.0 0 T 0.30 "C õ " 0 0.0 T 9 0.2 0" 0.0 0 T 0.3 0 "D 4 ĩ^ 5 ŨT " 4 17 16" 4 ũô " Tổng 327 ĩõõ" 34 0 10 0" 344 1Õ Õ" 33 3 1ÕÕ"

nhánh tỉnh Hà Nam)

Bước 2: Nhận biết các khoản vay có vấn đề khi giám sát khoản vay

Do đặc trưng của tỉnh Hà Nam kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên hiệu quả kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, thiên tai, dịch bệnh dẫn đến thua lỗ và khách hàng mất đi khả năng trả nợ. Đây là một rủi ro thường gặp của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam. Đối với doanh nghiệp, những diễn biễn bất lợi của thị trường khiến họ gặp khó khăn hoặc xuất phát từ chính hoạt động kinh doanh thiếu hiệu quả khiến họ không trả được lãi vay và gốc vay đúng hạn. Cũng nhiều

trường hợp khách hàng cố tình không trả nợ đúng hạn bằng cách cố gắng đưa ra bằng chứng chứng minh tài chính khó khăn.

Khâu giám sát khách hàng vay vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam do phòng tín dụng tiến hành. Đối với tài sản thế chấp nhiều khi việc định giá sai giá trị TSĐB dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Công tác thẩm định hồ sơ trước khi vay vốn khách hàng còn chưa chính xác và chặt chẽ nên trong quá trình cho vay khó kiểm tra về mục đích sử dụng vốn của người vay.

Nhiều trường hợp do sự giám sát của cán bộ tín dụng đã phát hiện được nhiều khoản vay sử dụng vốn sai mục đích của các doanh nghiệp xây dựng nhỏ. Khi lập hồ sơ vay vốn, mục đích khoản vay họ đưa ra là bổ sung vốn lưu động, nhưng khi đã nhận được vốn từ ngân hàng nhiều khoản vay được sử dụng vào việc thanh toán nợ tại một ngân hàng khác. Nhưng khâu giám sát này cũng là một khó khăn cho cán bộ tín dụng khi họ không thực sự hiểu về lĩnh vực chuyên môn khác như xây dựng, sản xuất khác.

Ngân hàng đã thực hiện nhiều phương pháp giám sát thực tiễn sản xuất kinh doanh của khách hàng và việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng nhằm phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro thực tiễn và những biến động xấu trong sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đối với doanh nghiệp đã được xếp hạng, công tác giám sát khoản vay được tiến hành dựa vào kết quả xếp hạng. Các tiêu chí giám sát khoản vay (Phụ lục 02).

Bước 3: Chia nhóm nợ

Nhằm mục đích nhận diện rõ các khoản tín dụng có vấn đề

Việc phân loại nợ tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam do phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng HSX&CN đảm nhiệm. Các khoản vay của khách hàng đều được phân loại thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau dựa trên điều 6 Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2017 của Hội Đồng thành viên Agribank)

Nhìn chung việc phân loại nợ của chi nhánh giai đoạn 2016 đến năm 2018 không có nhiều biến động. Tỷ lệ nợ nhóm 1 qua các năm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ, chiếm trên 95% (năm 2015 là 98%; năm 2016 là 97,4%; năm 2017 là 97,3%; năm 2018 là 96,9%) Tỷ lệ NQH của Chi nhánh năm 2015 đến năm 2018 đều dưới 3%,

S ố lượng Tỷ trọng (%) S ố lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượn g Tỷ trọng (%)

tỷ lệ này vẫn nằm trong khoảng tỷ lệ nợ quá hạn an toàn (0-5%) nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Nợ nhóm 2 có xu hướng tăng từ 1,6% (năm 2015) lên 2,1% (năm 2017), đây là khoản nợ bắt đầu có nguy cơ phát sinh nợ xấu vì vậy ngân hàng phải thường xuyên giám sát các khoản vay theo từng đối tượng, có các biện pháp hợp lý và hiệu quả không để các khoản nợ thuộc nhóm 2 bị chuyển nợ xấu. Có như vậy thì mới bảo đảm cho hoạt động tín dụng của chi nhánh đạt được chất lượng tốt nhất.

* Đo lường rủi ro tín dụng

Thực tế tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam thì rủi ro thường chỉ được phân tích một cách định tính chứ để đo lường mức độ rủi ro thì ngân hàng chưa thực hiện được. Đối với từng khách hàng, mức độ rủi ro tín dụng sẽ thay đổi và được lượng hóa thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, trên cơ sở các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng.

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng mà Ngân hàng đang thực hiện theo hướng dẫn của Agribank theo Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 nhưng do cán bộ tín dụng tự chấm nên tính khách quan chưa cao. Đối với khách hàng là hộ sản xuất và cá nhân dưới 500 triệu đồng vẫn chưa áp dụng việc cho điểm để đánh giá và đưa ra quyết định cấp hay từ chối cấp tín dụng mà vẫn chủ yếu dựa vào đánh giá hồ sơ của khách vay.

Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp được Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam thực hiện tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin

Cán bộ tín dụng tiến hành thu thập, điều tra và tổng hợp thông tin về khách hàng và cùng với đó là phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư. Các chủ doanh nghiệp có thể cung cấp những báo cáo tài chính với những con số không chính xác. Ở bước này phụ thuộc rất lớn ở năng lực nghiệp vụ của cán bộ tín dụng qua việc tiếp xúc khách hàng. RRTD cũng có nguy cơ xảy ra khi cán bộ tín dụng thông đồng với khách hàng để làm đẹp các con số trong hồ sơ xin vay vốn. Thông tin thu thập chính xác là yếu tố quyết định tới hiệu quả của đo lường RRTD. Các nguồn thu thập thông tin bao gồm:

- Hổ sơ do khách hàng cung cấp: các báo cáo tài chính và giấy tờ pháp lý - Phỏng vấn khách hàng trực tiếp

- Đến thăm thực địa khách hàng

- Thông qua báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác - Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp.

- Phòng Thông tin kinh tế tài chính ngân hàng của Agribank Việt Nam. - Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN VN.

- Các nguồn thông tin khác...

Đây là bước quan trọng nhất phát hiện những hồ sơ vay vốn tiềm ẩn rủi ro cao.

Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam áp dụng biểu điểm khác nhau cho 4 loại

ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, bao gồm: Nông, lâm và ngư nghiệp, Công nghiệp, Thương mại và dịch vụ, Xây dựng.

Bước 3: Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp

Dựa vào thang điểm tại Bảng 2.12, từ năm 2015 đến năm 2018, tại Agribank chi nhánh Hà Nam chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ chiếm 80% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn.

Bảng 2.10: Kết quả chấm điểm theo quy mô doanh nghiệp giai đoạn từ năm 2015 đến 2018

Doanh nghiệp vừa_____________ 34 10.40 42 12.3 5 44 12.79 49 14.71 Doanh nghiệp nhỏ_____________ 285 87.16 285 83.8 2 284 82.56 266 79.88 Tổng 327 100 340 100 344 100 333 100

nhánh tỉnh Hà Nam)

Chỉ tiêu Khung điểm 2015 2016 2017 2018 AAA 92,4 -100 4 6 4^ 2 AA 84,8 - 92,3 15 4^ 6^ 18 2^ 18 7^ 14 A 77,2 - 84,7 15 9^ 4^ 13 2^ 14 0^ 17 BBB 69,6 - 77, 1 õ" T 5^ T BB 62 - 69,5 3 T 6 T B 54,4-61,9 T õ" T 0^ CCC 46,8 - 54,3 T ô" ô" 2 CC 39,2-46,7 T 0 0 T C 31,6-39,1 ô" T ô" T D <31,6 4 5^ 4 4^

(Từ 70-100 điểm), quy mô vừa (Từ 30 - 69 điểm) và quy mô nhỏ (Duới 30 điểm).

Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chỉnh

Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cán bộ tín dụng chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. Sau đây là các chỉ số tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp

Trên cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính hàng năm và hàng quý đuợc khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng thực hiện nhập số liệu trên máy và đuợc hệ thống chấm điểm khách hàng doanh nghiệp của Agribank tính toán tự động, sau đó đua ra Điểm tài chính của doanh nghiệp (Phụ lục 04)

Bước 5: Chấm điểm các chỉ số phi tài chỉnh

Khác với chấm điểm các chỉ số tài chính (mang tính định luợng) thì việc chấm điểm các chỉ số phi tài chính của doanh nghiệp đuợc dựa trên sự đánh giá chủ quan đối với doanh nghiệp của cán bộ tín dụng trong quá trình quan hệ tín dụng (truớc, trong và sau khi cấp tín dụng) theo các thang điểm của hệ thống chấm điểm khách hàng doanh nghiệp của Agribank (Phụ lục 05).

Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp

Căn cứ theo trọng số áp dụng đối với điểm tài chính và điểm phi tài chính của từng loại hình doanh nghiệp (Phụ lục số 04, 05), hệ thống xếp hạng khách hàng của Agribank sẽ tự động tính toán đua ra điểm tổng hợp đối với doanh nghiệp. Cán bộ tín dụng thực hiện xếp hạng khách hàng theo tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng nội bộ của Agribank tại bảng 2.13.

Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả chấm điểm khách hàng doanh nghiệp từ năm 2015 đến 2018

nhánh tỉnh Hà Nam)

Bước 7: Trình phê duyệt kết quả xếp hạng khách hàng

Sau khi hoàn thành việc xếp hạng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng lập tờ trình tín dụng. Tờ trình cần phải được Trưởng phòng kế hoạch - kinh doanh kiểm tra và ký trước khi trình lên Giám đốc. Khi tờ trình được lập xong, ngân hàng sẽ có thông tin toàn diện về doanh nghiệp. RRTD trước và sau khi lập tờ trình sẽ được lượng hóa khá rõ ràng dựa vào thang điểm và xếp hạng.

* Tình hình kiểm soát khoản vay

Cho dù ngân hàng trước khi ra quyết định tài trợ đã đánh giá và lượng hóa rủi

Một phần của tài liệu 1202 quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh hà nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w