Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 1201 quản lý rủi ro tín dụng tại NH hợp tác xã việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 42)

- Quy mô của ngân hàng: Thông thường theo nhìn nhận thực tế, ngân hàng có quy mơ lớn thì tương ứng với đối tượng khách hàng đều là những doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực khác nhau, vì vậy khi xảy ra biến động thị trường, các doanh nghiệp này dễ bị tổn thất nặng nề hơn, từ đó xác suất rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng cao hơn. Hơn nữa, đối với các đối tượng là khách hàng lớn, ngân hàng thường có tâm lý chung là sẽ đơn giản hóa các thủ tục tín dụng để lơi kéo khách về phía mình, nâng cao cạnh tranh. Đó cũng

chính là những lỗ hổng trong q trình cấp tín dụng dẫn đến việc sẽ phát sinh rủi ro tín dụng nhiều hơn.

Nhung cũng có những ý kiến nguợc lại cho rằng quy mô ngân hàng sẽ tỷ lệ thuận với cơng tác quản lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng lớn sẽ có đầy đủ nguồn vốn và nguồn lực để xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tốt hơn. Nhung dù là ý kiến nào thì quy mơ ngân hàng cũng là nhân tố ảnh huởng đến cơng tác quản lý rủi ro tín dụng của NHTM.

- Tốc độ tăng truởng tín dụng, cơ cấu tín dụng: Tốc độ tăng truởng tín dụng nhanh có thể tiềm ẩn chất luợng tín dụng khơng cao, xác suất xảy ra RRTD lớn, hiệu quả quản lý RRTD không đuợc nhu mong muốn. Cơ cấu tín dụng của ngân hàng nếu khơng có sự điều chỉnh cân bằng phù hợp, ví dụ nhu tỷ trọng cấp tín dụng trong lĩnh vực bất động sản cao hơn trong các ngành, lĩnh vực khác hoặc chỉ chú trọng phát triển vào một nhóm đối tuợng khách hàng thì RRTD cũng sẽ cao hơn vì nguồn vốn tín dụng chỉ tập trung vào các lĩnh vực này.

- Nguồn nhân lực: Nếu chất luợng nguồn nhân lực yếu kém, không đủ năng lực chuyên môn để thực hiện thẩm định khách hàng yêu cầu cấp tín dụng thì phát sinh RRTD là khơng thể tránh khỏi. Đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ trong ngân hàng cũng là vấn đề cần đuợc quan tâm, đó cũng là một ngun nhân chính dẫn đến các rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Thực tế trong nhiều truờng hợp, cán bộ tín dụng đã bị ảnh huởng về mặt vật chất nên đã cấp tín dụng sai cho những đối tuợng khách hàng không đủ năng lực pháp lý hoặc không đủ năng lực tài chính dẫn đến không thu hồi đuợc tiền vay, gây ra RRTD cho ngân hàng.

- Chính sách tín dụng: Thực hiện chính sách tín dụng tốt và linh hoạt trong việc điều chỉnh chính sách tín dụng nhu: Tùy vào từng giai đoạn của nền kinh tế mà ngân hàng điều chỉnh chính sách tín dụng của mình theo

hướng thắt chặt hay mở rộng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, chính sách tín dụng của ngân hàng sẽ được xây dựng theo hướng giảm lãi suất, tỷ lệ vốn tham gia tài trợ của ngân hàng vào dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng sẽ cao từ 70-80%, thủ tục và thời gian xét duyệt khoản vay sẽ gọn nhẹ và nhanh chóng. Ngược lại, ngân hàng sẽ thay đổi chính sách tín dụng theo hướng tăng lãi suất, giảm tỷ lệ vốn tham gia vào dự án của khách hàng và tăng độ khó trong quá trình xét duyệt cho vay trong điều kiện nền kinh tế khó khăn. Việc điều hành chính sách tín dụng góp phần giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. Đây có thể coi là một yếu tố tích cực đối với hoạt động quản lý rủi ro tín dụng.

- Quy trình tín dụng: Việc thiết lập và khơng ngừng hồn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Quy trình tín dụng thống nhất và hợp lý với năng lực, trình độ và khả năng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng, nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi nợ và lãi đúng hạn. Để có được một quy trình tín dụng tốt có thể đánh giá qua các yếu tố: quy trình phân tích, thẩm định và ra quyết định cho vay có được chi tiết hóa?; có các quy định, quy chế về ra quyết định cho vay, giới hạn cấp tín dụng ở từng cấp quản lý và ở từng chi nhánh của hệ thống ngân hàng hay khơng?; có các quy định về đảm bảo cho từng loại hình tín dụng bao gồm cả các phương pháp, cách thức định giá, lưu trữ các loại tài sản đảm bảo cho khoản vay hay khơng?; có quy định về quy trình giám sát, điều hành các khoản vay đã cấp hay khơng? Và quy trình xử lý đối với các trường hợp ngoại lệ hay không?.

- Thơng tin tín dụng: Thơng thường, ngân hàng có thể thu thập thơng tin tín dụng từ ba nguồn chính đó là: từ khách hàng, từ thơng tin nội bộ của ngân hàng và từ các thơng tin bên ngồi khác. Tuy nhiên, việc thu thập thơng tin có rất nhiều vấn đề cần chú ý trong đó là vấn đề bất cân xứng thông tin. Vấn đề

này phát sinh khi ngân hàng có ít thơng tin uy tín, năng lực tài chính, thiện chí trả nợ, hiệu quả kinh doanh dự án của khách hàng. Ngân hàng sẽ cấp tín dụng cho những dự án không mang lại lợi nhuận hay khách hàng đầu tu vốn khơng đúng với mục đích đã cam kết với ngân hàng. Bên cạnh đó, việc đầu tu vào hệ thống luu trữ thông tin tín dụng nhằm phục vụ cho cơng tác tín dụng tốn nhiều chi phí cho ngân hàng. Thông tin từ bên thứ ba nhu đối tác của khách hàng, trung tâm tín dụng, tổ chức xếp hạng tín dụng, các ngân hàng khác,... có thể khơng chính xác gây bất lợi cho việc ra quyết định cho ngân hàng, dẫn đến có những RRTD cho ngân hàng.

- Cơng nghệ: Hiện tại, giai đoạn cơng nghệ hóa - hiện đại hóa của nuớc ta đang phát triển mạnh. Chính vì thế, nếu ngân hàng không kịp triển khai áp dụng những công nghệ hiện đại, phù hợp với sự phát triển chung của thị truờng, theo kịp với những ngân hàng trong và ngoài nuớc khác thì việc thụt hậu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là lớn, RRTD đến với ngân hàng là rất cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản nhất về quản lý rủi ro tín dụng, phân loại và các tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng, nguyên nhân và tác động của rủi ro tín dụng đến ngân hàng. Điều này thể hiện rõ quản lý rủi ro tín dụng đang là một trong những nội dung quan trọng nhất trong chiến lược phát triển chung của ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, ngân hàng cần xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với năng lực thực tế của ngân hàng.

Chương 1 cũng đã chỉ ra các quy mô quản lý rủi ro tín dụng, nội dung chính của cơng tác quản lý rủi ro tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng.

Các nội dung trong Chương 1 sẽ là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng HTX Việt Nam - chi nhánh Sở giao dịch được trình bày ở Chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 1201 quản lý rủi ro tín dụng tại NH hợp tác xã việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 42)