Sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu 1236 quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh chương dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37 - 43)

Bản chất của việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất đó là sử dụng thu nhập ngoại bảng có được từ việc kinh doanh các công cụ này để bù đắp tổn thất về thu nhập xuất phát từ rủi ro lãi suất.

Nói cách khác, ngân hàng sử dụng công cụ phái sinh tạo lập lợi nhuận ngoại bảng, bù đắp tổn thất nội bảng, từ đó bảo vệ được mục tiêu lợi nhuận trong năm.

1.3.4.1. Hợp đồng kỳ hạn

a. Một số khái niệm

Hợp đồng giao ngay là sự thỏa thuận giữa 2 bên người mua và người bán tại thời điểm to= 0 khi người bán đồng ý giao tài sản cho người mua và người mua đồng ý thanh toán cho người bán trong thời hạn tối đa 2 ngày kể từ khi hợp đồng được ký kết.

Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t = 0 rằng người mua sẽ thanh toán cho người bán theo giá kỳ hạn đã thỏa thuận tại thời điểm t = 0 và người bán sẽ giao hàng cho người mua tại thời điểm đã xác định trong tương lai.

b. Hợp đồng kỳ hạn và bảo đảm rủi ro lãi suất.

Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi là sự thỏa thuận giữa 2 bên tại thời điểm to. Theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền nhất định bằng một loại tiền nhất định trong khoảng thời gian nhất định trong tương lai với mức lãi suất thỏa thuận.

Ví dụ:

A và B ký hợp đồng kỳ hạn tiền gửi, giá trị 100 triệu USD, lãi suất 6%/năm. Thời hạn thực hiện hợp đồng là 3 tháng.

Giả sử lãi suất thị trường có xu hướng giảm xuống 5%.

Lúc này, B thực hiện theo hợp đồng, gửi 100 triệu USD tại A với lãi suất 6% theo như hợp đồng đã ký kết.

10

B đã tránh được tổn thất: (6%-5%) x 100 = 1 triệu USD. Ngược lại, giả sử lãi suất có xu hướng tăng lên 6.5%

Lúc này, A sẽ thực hiện nhận tiền gửi 100 triệu USD của B chỉ vói mức lãi suất 6%.

A đã loại bỏ được một khoản chi phí huy động vốn: (6.5%-6%) x 100 = 0.5 triệu

USD.

Hợp đồng này thực hiện khi A và B dự đoán trái chiều về xu hướng biến động của lãi suất trên thị trường.

Hợp đồng kỳ hạn lãi suất là sự thỏa thuận giữa 2 bên tại thời điểm t o theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi 1 số tiền hư cấu nhất định bằng một loại tiền nhất định theo một lãi suất nhất định trong một khoảng thời gian nhất định trong tương lai.

1.3.4.2. Hợp đồng quyền chọn

a. Một số khái niệm cơ bản

Quyền chọn mua chứng khoán là hợp đồng giao dịch trong đó bên mua thanh toán một khoản phí quyền chọn và nhận được quyền yêu cầu bên bán bán chứng khoán tại một mức giá nhất định đã thỏa thuận vào một thời điểm trong tương lai.

Quyền chọn bán chứng khoán là hợp đồng giao dịch quyền chọn mà trong đó bên mua thanh toán cho bên bán một khoản phí quyền chọn và nhận được quyền yêu cầu bên bán mua chứng khoán với một mức giá cố định được thỏa thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng.

b. Giao dịch quyền chọn và bảo đảm rủi ro lãi suất. * Giao dịch Caps

Nghiệp vụ Caps là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán khoản phí quyền lựa chọn và được nhận quyền vào cuối mỗi kỳ lãi nhất định yêu cầu bên bán thanh toán khoản bù trừ do sự chênh lệch giữa lãi suất tối đa đã thỏa thuận

11

trong hợp đồng và lãi suất so sánh nếu lãi suất so sánh cao hơn lãi suất tối đa đã thỏa thuận tính trên một giá trị danh nghĩa hư cấu.

Giao dịch Caps được sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất tăng, khi giá trị tài sản Có nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn giá trị tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất hay khi thời hạn của tài sản Có lớn hơn thời hạn của tài sản Nợ.

Ví dụ; ngân hàng tham gia giao dịch Caps với vai trò là người mua; thỏa thuận giá trị giao dịch hư cấu là 1000 tỷ đồng, lãi suất Cap là 0.8 %/tháng. Phí là 0.02 %/tháng.

Ngân hàng tham gia vào giao dịch Caps khi dự đoán rằng lãi suất có xu hướng tăng lên trên 10% trong tương lai.

Nếu ngân hàng dự đoán đúng, lãi suất thị trường tăng lên 1 % (> 0.8%). Khi đó cuối tháng, bên bán phải thanh toán cho ngân hàng khoản tiền

T C = 1000*(1%-0.8%) = 2 tỷ đồng.

Ngân hàng sẽ sử dụng khoảng thu nhập này để bù đắp chi phí cho việc phải tăng

lãi suất huy động vốn trên thị trường.

* Giao dịch Floors

Nghiệp vụ Floors là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán một khoản phí quyền chọn và nhận được quyền vào cuối 1 kỳ nhận lãi nhất định yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất tối thiểu đã thỏa thuận và lãi suất so sánh nếu mức lãi suất so sánh thấp hơn lãi suất tối thiểu đã thỏa thuận tính trên một giá trị danh nghĩa hư cấu.

Giao dịch Floors được sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất giảm khi giá trị tài sản Có nhạy cảm lãi suất lớn hơn giá trị của tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất, hay khi thời hạn của tài sản Có nhỏ hơn thời hạn tài sản Nợ.

Ngân hàng A dự báo lãi suất trên thị trường có xu hướng giảm. Ngân hàng đang

huy động vốn với lãi suất 12 %/năm (thời hạn 2 năm), lãi suất đầu ra 15 %/năm (thời hạn 1 năm)

12

Ngân hàng tham gia giao dịch Floors với vai trò bên mua, thỏa thuận giá trị giao

dịch danh nghĩa 500 tỷ đồng, lãi suất ấn định trong hợp đồng Floors là 12 %/năm. Giả sử lãi suất trên thị trường giảm xuống 10%, ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay (lãi suất tái đầu tư tài sản Có) xuống 13%, trong khi đã huy động vốn với lãi suất ấn định 12%.

Khi đó, bên bán Floors sẽ thanh toán cho ngân hàng khoản chênh lệch giữa lãi suất Floor và lãi suất trên thị trường:

TF = 500*(12% - 10 %) = 10 tỷ đồng

Ngân hàng sử dụng 10 tỷ này để bù đắp chi phí huy động vốn và tổn thất từ hoạt

động cho vay do lãi suất trên thị trường điều chỉnh giảm.

* Giao dịch Collars

Hợp đồng Collars xuất hiện khi ngân hàng thực hiện đồng thời cả hai giao dịch Cap và Floor. Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ mua Cap và bán Floor khi dự đoán lãi suất sẽ tăng. Do vậy lãi suất không thể nhỏ hơn mức lãi suất tối thiểu của hợp đồng Floors.

Giao dịch Collar nhằm 2 mục đích là ổn định được lãi suất phải trả (tối đa bằng lãi suất của hợp đồng Caps). Tiếp đó là thu được phí từ hợp đồng Floors để tài trợ cho chi phí hợp đồng Caps.

Khi dự báo lãi suất thị trường tăng, ngân hàng mua Caps nhằm hưởng chênh lệch thu nhập do lãi suất tăng đồng thời bán Floor nhằm thu phí.

Ngược lại, nếu ngân hàng dự báo lãi suất sẽ giảm thì ngân hàng thực hiện mua Floors, bán Caps. Ngân hàng có 2 nguồn thu nhập: khoản phí từ việc bán Caps và khoản tiền bên bán Floor phải trả do lãi suất trên thị trường giảm dưới mức lãi suất Floors thỏa thuận trong hợp đồng trước đó.

1.3.4.3. Hợp đồng tương lai

13

Hợp đồng tương lai là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t = 0 rằng việc thanh toán và giao nhận hàng hóa được tiến hành tại một thời điểm xác định trong tương lai.

b. Sự khác biệt giữa hợp đồng tương lai và kỳ hạn

Thứ nhất, hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa. Nếu như giá của hợp đồng kỳ hạn là bất biến thì giá của hợp đồng tương lai được điều chỉnh hàng ngày theo điều kiện của thị trường

Thứ hai, để tham gia giao dịch tương lai thì phải thực hiện kỹ quỹ trên tài khoản thanh toán.

c. Công thức

Số lượng hợp đồng tương lai cần mua để phòng ngừa rủi ro lãi suất”

∆F∕F = - DF. ∆R∕(1+R)

NF = A x (DA - LDL)ZPFDF. NF: số lượng HĐTL

DA: Thời lượng của TSC DL: Thời lượng TSN PF : Giá của HĐTL DF: Thời lượng HĐTL

Một NHTM có tổng giá trị TSC (A = 100.000 tỷ đồng), giá trị tài sản Nợ (L = 80.000 tỷ đồng). DA = 3 năm. DL = 1.5 năm.

Hiện tại, lãi suất thị trường là 10%. Trái phiếu chính phủ có thời lượng DB = 2.5 năm và giá trị 10 triệu đồng/trái phiếu. Một hợp đồng tương lai gồm 100 trái phiếu. Giả

sử lãi suất thị trường tăng 2%.

k = L/A = 80.000/100.000 = 0.8

∆E = -100.000*2%*(3 - 0.8*1.5): (1 + 10%) = 3272 tỷ đồng DB = 2.5

Do giá trị tài sản ròng giảm khi lãi suất tăng, NH thực hiện bán hợp đồng tương lai trái phiếu nhằm bù đắp tổn thất.

14

NB = 100.000*1.8∕(10-3 *2.5*100) = 72000 (hợp đồng)

Khi lãi suất tăng 2%. Biến động giá của 1 trái phiếu chính phủ là: dP/P = - 2.5*2%∕(1+10%) = - 0.04545

Thu nhập từ việc bán tương lai trái phiếu chính phủ: ∆B = 0.04545*7.200.000*10.000.000 = 3272,4 tỷ đồng

1.3.4.4. Hợp đồng hoán đổi

Giao dịch Swap lãi suất bao gồm một chuỗi các giao dịch kỳ hạn về lãi suất thỏa thuận và giao dịch bởi từ hai đối tác trở lên.

Người mua thanh toán lãi suất cố định cho người bán và người bán thanh toán lãi suất thả nổi cho người mua.

Thông qua Swap lãi suất, ngân hàng mua nhằm mục đích chuyển việc thanh toán lãi huy động vốn từ hình thức lãi suất thả nổi sang hình thức lãi suất cố định để phù hợp với tính chất tương đối cố định của nguồn thu lãi từ bên tài sản Có.

Trong khi đó, ngân hàng bán nhằm mục đích chuyển việc thanh toán lãi suất cho vốn huy động từ hình thức lãi suất thả nổi sang hình thức lãi suất cố định để phù hợp với tính chất thay đổi của nguồn thu từ tài sản Có.

Ngân hàng A phát hành trái phiếu lãi suất thả nổi 10 triệu EUR thời hạn 5 năm. Ban giám đốc quyết định cố định thanh toán lãi suất.

NH A huy động vốn qua phát hành trái phiếu với lãi suất thả nổi Euribor, cho vay với lãi suất cố định 7%. Khi lãi suất tăng ngân hàng A có nguy cơ bị thua lỗ.

NH B huy động vốn vốn với lãi suất cố định là 6%, cho vay theo lãi suất thả nổi

Euribo +0.5%. Khi lãi suất giảm, ngân hàng B bị thiệt.

Do đó, để tránh rủi ro lãi suất xảy ra, ngân hàng A và B tiến hành ký kết hợp đồng hoán đổi lãi suất.

15

Sau khi thực hiện hoán đổi, NH A huy động và cho vay với lãi suất cố định. NH

B huy động và cho vay theo lãi suất thả nổi.

Lúc này, khi lãi suất trên thị trường có biến động theo chiều hướng bất lợi. Lợi nhuận của A và B đều được đảm bảo ở mức cố định. Lợi nhuận NH A là 0.5% và lợi nhuận của ngân hàng B là 1%.

Trước khi thực hiện hoán đổi

Sau khi thực hiện hoán đổi

ΓEuribo

Một phần của tài liệu 1236 quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh chương dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w