Thực trạng rủi ro lãi suất qua các năm

Một phần của tài liệu 1236 quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh chương dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 75)

Gọi ∆NII1 và ∆NII2 tương ứng là sự thay đổi của thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm tài sản Nợ và tài sản có nhạy cảm với lãi suất bằng nội tệ, bằng ngoại tệ.

Gọi ∆RA1 và ∆RA2 lần lượt là tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình đối với tài sản Có nhạy cảm lãi suất bằng nội tệ, bằng ngoại tệ.

Gọi ∆RL1 và ∆RL2 lần lượt là tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình đối với tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất bằng nội tệ, bằng ngoại tệ.

a. Xác định mức lãi suất thay đổi trung bình qua các năm

45

Lãi suất trung bình của tài sản Có và tài sản Nợ bằng nội tệ được tính theo công thức:

R

A1 = DAII.R

AII + DA21.RA21 +...+ D

An1.R

An1

RL1 = DL11.RL11+ DL21.RL21 '■■■' DL∏I.RL∏1

Thay số liệu từ bảng biểu tài sản Có và tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất qua các năm và bảng biểu lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay chúng ta sẽ có các bảng sau:

Bảng 2.21: Mức thay đổi lãi suất tài sản Có trung bình bằng nội tệ qua các năm

Bảng 2.22: Mức thay đổi lãi suất tài sản nợ trung bình Bằng nội tệ qua các năm

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

RA2DN (%/năm) 5.06% 6.31% 4.29%

RA2CN (%/ năm) 6.31% 4.29% 4.05%

ΔRA2 (%/ năm) 1.25% -2.02% -0.25%

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

RL2DN (%/năm) 3.69% 4.71% 2.83%

RL2CN (%/năm) 4.71% 2.83% 3.49%

ΔRL2 (%/năm) 1.01% -1.88% 0.66%

Năm ∆NII1

2009 3.066 x 0,89% - 3.751 x (-0.08%) = 30.28 tỷ đồng

Lãi suất trung bình của tài sản Có và tài sản Nợ bằng ngoại tệ được tính theo công thức:

RA2 = DA12.RA12 + DA22.RA22 '■' D

An2.R

An2

RL2 = DL12.RL12+ DL22.RL22 '■' D

Ln2.R

Ln2

Từ bảng biểu tài sản Có và tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất và bảng lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ (USD), ta có các bảng sau:

Bảng 2.23: Mức thay đổi lãi suất tài sản có trung bình

46

Bằng ngoại tệ

Bảng 2.24: Mức thay đổi lãi suất tài sản nợ trung bình

Bằng ngoại tệ

b. Thực trạng rủi ro lãi suất của ngân hàng qua các năm

Công thức tính mức rủi ro lãi suất nội tệ mà ngân hàng gánh chịu khi lãi suất nội tệ trên thị trường thay đổi qua các năm:

∆NII1 = RSA1 x ΔRAI - RSL1 x ΔRLI

Năm ∆NII2

2009 1.181 x 1.25% - 1.979 x 1.01% = - 5.12 tỷ đồng

Thời gian ∆NII = ∆NII1 + ∆NII2

Năm 2009 30.28 + (- 5.12) = 25.16 tỷ đồng Năm 2010 (- 73.95) + (- 16.04) = (- 89.89) tỷ đồng Năm 2011 43.07 + (- 18.87) = 24.20 tỷ đồng

2009 4.081 x (0.91%) - 5.308 x (1,98%) = - 73.95 tỷ đồng 2010 4.004 x (2,63%) - 8.189 x (0.76%) = 43.07 tỷ đồng

Công thức xác định mức độ rủi ro lãi suất ngoại tệ mà ngân hàng gánh chịu khi lãi suất ngoại tệ biến động qua các năm:

∆NII2 = RSA2 x ΔRA2 - RSL2 x ΔRL2

47

Bảng 2.26: Mức độ rủi ro lãi suất ngoại tệ qua các năm

2009 1.786 x (-2.02%) - 1.066 x (-1.88%) = - 16.04 tỷ đồng 2010 1.464 x (-0.25%) - 2.305 x 0.66% = - 18.87 tỷ đồng

Ta thấy, ngân hàng gặp rủi ro lãi suất nội tệ trong 1 năm là 2010. Bên cạnh đó, ngân hàng đối mặt với rủi ro lãi suất ngoại tệ trong cả 3 năm xem xét từ 2009-2011.

Cộng hưởng rủi ro lãi suất nội tệ và ngoại tệ, ngân hàng chỉ gặp rủi ro trong năm 2010 với mức tổn thất thu nhập ròng tính được là trên 89 tỷ đồng.

2.2.5. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

2.2.5.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

a. Cơ cấu tài sản Nợ và tài sản Có chưa hợp lý

Nhìn vào các bảng biểu diễn tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng qua 3 năm, chúng ta thấy rằng ngân hàng đã duy trì tài sản Nợ nhạy

48

cảm lãi suất bằng ngoại tệ chênh lệch khá lớn so với tài sản Có nhạy cảm với lãi

suất.

Do đó, khi lãi suất ngoại tệ trên thị trường có biến động theo xu hướng tăng, chính điều này đã gây ra rủi ro lãi suất đối với ngân hàng trong thời gian qua.

Ngân hàng huy động vốn ngoại tệ với tỷ trọng lớn song lại chủ yếu sử dụng để điều hòa vốn trong hệ thống, do đó làm suy yếu tính sinh lời của đồng vốn từ đó làm tăng rủi ro lãi suất trong ngân hàng.

b. Khả năng dự báo lãi suất còn yếu

Thông thường, các ngân hàng lớn trên thế giới đều có hệ thống cảnh báo rủi ro riêng, được thiết kế để phỏng đoán và dự báo sự biến động lãi suất trên thị trường, từ đó các ngân hàng chủ động để ra biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất phù hợp.

Bộ phận thu thập thông tin trên thị trường giúp hệ thống cảnh báo sớm này hoạt động hiệu quả.

Thông tin quan trọng cần thu thập và dự báo như chính sách lãi suất và các động thái của FED trong tương lai, xu hướng chung về lãi suất trên thế giới, dấu hiệu về khủng hoảng tài chính...

Tại các NHTM Việt nam hiện nay thì hầu hết đang được đặt trong tình trạng thông tin chậm, thiếu thông tin, thông tin thiếu độ tin cậy.

c. Ngân hàng chưa xây dựng phương pháp riêng để xác định rủi ro lãi suất

Mô hình rủi ro lãi suất hiện tại còn nhiều nhược điểm chưa được khắc phục. Nguồn nhân lực và công nghệ tại ngân hàng vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng một cách kịp thời, nhanh chóng và chính xác mức độ rủi ro mà ngân hàng gặp phải một cách thường xuyên và liên tục.

Mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất chỉ mang tính định lượng. Mà rủi ro lãi suất còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố định tính khác.

Rủi ro trong ngân hàng mang tính hệ thống nên việc đo lường rủi ro tại một chi nhánh hay tại một ngân hàng không thể bao hàm hết rủi ro lãi suất thực

49

sự mà ngân hàng đó gặp phải; đặc biệt trong trường hợp rủi ro lãi suất xuất phát từ hoạt động của một ngân hàng khác.

Các loại rủi ro trong một ngân hàng có tính tương thích, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản.. cũng có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất. Do đó, quản trị rủi ro lãi suất phải gắn liền với quản trị rủi ro trong toàn hệ thống ngân hàng. Điều này không phải bất kỳ ngân hàng nào cũng có khả năng thực hiện do sự hạn chế về nguồn lực.

2.2.5.2. Nguyên nhân khách quan

a. Tác động của nền kinh tế thế giới

Những bất ổn của hệ thống tài chính toàn cầu và tình trạng khủng hoảng nợ công đang lan tràn từ châu Âu sang Mỹ, Nhật Bản báo hiệu tình trạng căng thẳng thanh khoản của thị trường vốn quốc tế trong nửa cuối năm 2011 và có thể còn kéo dài sang năm 2012 và các năm sau đó bởi gánh nặng nợ phải trả. Điều này ảnh hưởng tới mặt bằng lãi suất Việt Nam ở những khía cạnh sau: (i) Nguồn vốn nước ngoài (ODA, FDI) ngày càng giảm bởi các nhà tài trợ và đầu tư lớn hiện đang trong tình trạng khó khăn về tài chính. Với tổng dư nợ nước ngoài gần 40%/GDP và nợ nước ngoài khu vực công thường xuyên chiếm khoảng 30%GDP (và có xu hướng tăng lên), sự giảm sút nguồn cung vốn nước ngoài sẽ tạo nên áp lực mạnh đối với mặt bằng lãi suất trong nước; (ii) Lãi suất trên thị trường vốn quốc tế tăng cộng với định mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam bị giảm buộc Chính phủ phải chấp nhận vay với mức lãi suất cao hơn để đáp ứng nhu cầu đầu tư năm 2011, 2012; (iii) Hậu quả của các chính sách ứng phó khủng hoảng nợ công có thể là đợt lạm phát phi mã và làm tăng lãi suất danh nghĩa ở phạm vi toàn cầu nếu chúng không đi kèm với các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế, cải thiện hiệu quả sử dụng vốn nói chung.

b. Tác động của nền kinh tế Việt nam

Thị trường vàng và ngoại tệ biến động phức tạp và vẫn chứng tỏ độ hấp dẫn của nó cho nhu cầu tích lũy tài sản của công chúng và là nơi trú ẩn an toàn trong điều kiện lạm phát và những bất ổn vĩ mô mang tính toàn cầu. Điều này làm cho cấu trúc lãi suất huy động không chỉ bao hàm tỷ lệ biến động giá cả mà

50

còn phải tính đến khả năng cạnh tranh đối với các khoản tiền gửi ngoại tệ và mức độ biến động giá vàng của thị trường trong và ngoài nước. Các chiến dịch dẹp bỏ thị trường kinh doanh ngoại tệ tự do, chấm dứt thị trường nợ vàng và hạn chế thị trường nợ ngoại tệ có vẻ chưa đem lại kết quả theo ý muốn: tỷ lệ tăng tiền gửi ngoại tệ vẫn cao gấp 4 lần tỷ lệ tăng tiền gửi nội tệ đến cuối thá ng 6/2011. Nếu tính đến một phần tăng tiền gửi nội tệ là do có sự di chuyển tiền gửi từ ngoại tệ sang thì mức tăng tiền gửi nội tệ mới là rất nhỏ, mặc dù, mức thu nhập của tiền gửi nội tệ cao hơn nhiều so với mức thu nhập từ tiền gửi ngoại tệ. Nguy cơ khủng hoảng nợ công ở Mỹ trong thời gian tới đang làm cho giá USD Mỹ rớt nhanh chóng so với các ngoại tệ khác, tỷ giá giữa VND và USD có thể khá ổn định cho đến cuối năm (nếu không tính đến sức ép từ các số liệu nhập siêu và nhu cầu thanh toán hàng nhập thường vào cuối năm). Tuy nhiên, sự biến động của giá vàng thế giới và trong nước trong thời gian tới bởi những bất ổn vĩ mô toàn cầu hoặc do sự thay đổi cơ cấu dự trữ quốc tế của người khổng lồ Trung Quốc sẽ tạo lực hút mạnh đối với các khoản tiền gửi ngân hàng. Lãi suất VND vì thế, có thể bước vào một làn sóng cạnh tranh mới.

a. Tác động của chính sách tiền tệ

Lãi suất sẽ được duy trì ở mức cao như là biểu hiện tất yếu của chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt theo tinh thần của Nghị quyết 11. Cho đến thời điểm nửa đầu năm 2011, lãi suất cũng không cao hơn giai đoạn cuối năm 2010 hoặc giai đoạn căng thẳng lãi suất vào nửa cuối năm 2008. Cần nhìn nhận rằng, yếu tố đẩy lãi suất lên cao thời gian qua chỉ bị ảnh hưởng một phần bởi việc thực hiện chính sách thắt chặt cung tiền, phần còn lại vẫn là các yếu tố đã từng tác động tới mặt bằng lãi suất. Vì thế, có thể dự báo một mức lãi suất cao hơn nữa nếu NHNN và Chính phủ kiên quyết duy trì cho đến cuối năm các chính sách thắt chặt chi tiêu mà không đi kèm với các giải pháp nền tảng làm thay đổi hẳn cấu trúc rủi ro và kỳ hạn của lãi suất. Các phân tích nguyên nhân làm tăng lãi suất thời gian tới cho thấy rằng: giải quyết vấn đề lãi suất hiện nay không đơn giản chỉ nhìn vào việc nới rộng hay thắt chặt chi tiêu ngân sách và cung tiền (cung vốn).

51

2.2.5.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng.

Phải khẳng định rằng, khách hàng là người quyết định trong việc lựa chọn loại tiền và hình thức gửi tiền và vay tiền tại ngân hàng. Lãi suất quyết định kỳ vọng sinh lời của người gửi tiền và chi phí của người vay tiền.

Khách hàng muốn gửi tiền bằng nội tệ VND do lãi suất tiền gửi VND ở mức khá cao so với USD, song doanh nghiệp lại muốn vay bằng USD để giảm thiểu chi phí vốn.

Tuy nhiên, tỷ giá VND/USD có xu hướng giảm, do đó giá trị thu nhập củ a ngân hàng từ cho vay ngoại tệ quy đổi ra VND có xu hướng giảm. Song chi phí để chi trả các khoản tiền gửi bằng nội tệ VND lại tăng.

Lĩnh vực kinh doanh vàng, đầu tư chứng khoán và bất động sản thu hút lượng tiền gửi của khách hàng. Khách hàng sẵn sàng không thực hiện cam kết kỳ hạn gửi tiền để rút trước hạn. Chính những nhân tố này góp phần làm mất cân đối giữa kỳ hạn tài sản Có và tài sản Nợ; đẩy NHTM rơi vào tình trạng rủi ro lãi suất.

2.3. Công tác xử lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

Hàng năm, ngân hàng lập kế hoạch kinh doanh để đặt ra mục tiêu thực hiện. Ngân hàng xác định cho mình kế hoạch thu chi từ lãi để từ đó xác định tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cố định.

Để đạt được mức thu nhập mong muốn, ngân hàng tiến hành lập các kế hoạch về huy động vốn và sử dụng vốn tập trung chủ yếu vào tài sản Nợ và tài sản Có nhạy cảm với lãi suất.

Tuy nhiên, công tác xử lý rủi ro lãi suất ở ngân hàng chưa được phân tách trách nhiệm và chức năng một cách rõ ràng vì vậy mà bản thân ngân hàng chưa có sự chủ động trong công tác quản trị rủi ro lãi suất. Mặt khác, khả năng dự báo biến động lãi suất trên thị trường của các NHTM Việt nam nói chung và ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương nói riêng còn khá nhiều hạn chế.

52

Chính vì vậy, công tác quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng hiện nay mang tính tự phát, đơn lẻ và chưa có tính thống nhất đồng bộ.

Kết luận Chương 2

Trong Chương 2 của luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương trên cơ sở lý luận đã phân tích tại Chương I; Những mặt làm được, những tồn tại cũng như nguyên nhân của sự tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương.

53

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG VIỆT NAM -

CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG

3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương trong thời gian tới

3.1.1. Những định hướng chung của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, song nhiều cơ hội cũng mở ra, đặc biệt là đối với ngành ngân hàng tài chính.

Các ngân hàng không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh với nhau mà còn đối với các định chế tài chính khác như bảo hiểm, chứng khoán, công ty tài chính...Phạm vi cạnh tranh cũng không còn bó hẹp trong nước mà cả đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài.

Đặc biệt là gần đây, thị trường tài chính mở rộng cửa hơn cho các nhà đầu tư ngước ngoài, cho phép các ngân hàng nước 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt nam.

Điều này cho thấy, thị trường tài chính Việt Nam khá tiềm năng song cũng tiềm ẩn sự cạnh tranh cao độ.

Trong thời điểm này, điều quan trọng đối với các NHTM Việt nam cũng như ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là định hướng được hoạt động kinh doanh của mình nhằm củng cố điểm mạnh, hạn chế điểm yếu nhằm nắm bắt cơ hội, đối đầu với thách thức từ nay tới năm 2015.

Mặc dù là một chi nhánh ngân hàng phụ thuộc song ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đặt ra cho riêng chi nhánh những định hướng chung nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, hạn chế rủi ro trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu nói chung và của toàn ngành tài chính-ngân hàng của Việt nam nói riêng.

54

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong các năm trước, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tiếp tục đề ra những mục tiêu cần mà ngân hàng cần thực hiện trong năm 2012.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương duy trì phương châm “Phát triển, An toàn, Hiệu quả”. Bên cạnh đó, ngân hàng tiếp tục hoàn thiện chiến lược khách hàng, chiến lượng tiếp thị phù hợp nhằm

Một phần của tài liệu 1236 quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh chương dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w