Quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu 1236 quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh chương dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 30)

1.3.1. Khái niệm

Ngân hàng là một doanh nghiệp. Vì là một doanh nghiệp bản thân nó trước hết phải tự trang bị cho mình những biện pháp, cách thức để sinh tồn trong môi trường kinh tế phát triển, làm sao vừa tăng trưởng vừa đảm bảo an toàn. Người ta gọi đó là quản trị rủi ro ngân hàng.

Như vậy, quản trị rủi ro lãi suất là việc ngân hàng tổ chức một bộ phận nhằm nhận biết, định lượng những tổn thất đang và sẽ gây ra từ rủi ro lãi suất để từ đó có thể giám sát và kiểm soát rủi ro lãi suất thông qua việc lập nên những chính sách, chiến lược sử dụng các công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất từ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục.

Rủi ro lãi suất luôn xảy ra bất ngờ , ngay cả đối với các ngân hàng giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất cũng khó phỏng đoán. Vì thế, rủi ro lãi suất và quản lý nó luôn luôn là những vấn đề thời sự cho mỗi nền kinh tế trong mỗi thời kỳ.

RSA > RSL Khe hở nhạy cảm lãi suât dưong RSA < RSL Khe hở nhạy cảm lãi suất âm

Một ngân hàng nhạy cảm Tài sản Một ngân hàng nhạy cảm Nợ

Khe hở tuyệt đối dương Khe hở tuyệt đối âm Khe hở tương đối dương Khe hở tương đối âm Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất > 1 Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất < 1

5

Mục tiêu quan trọng hàng đầu của việc quản trị rủi ro lãi suất là hạn chế tới mức tối đa những ảnh hưởng bất lợi do sự biến động của lãi suất đến thu nhập của ngân hàng.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này là điều không phải dễ dàng. Các NHTM cần chú trọng tập trung vào những bộ phận nhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục tài sản Có và tài sản Nợ.

Mặc nhiên, các ngân hàng đều kỳ vọng đạt được doanh thu dự kiến đã đề ra trong kế hoạch kinh doanh.

Thông thường, những tài sản này đều có tính sinh lời khác không. Để bảo vệ thu nhập trước rủi ro lãi suất, ngân hàng nên duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cố định.

NIM = Thu nhập từ lãi/Tổng tài sản sinh lời. 1.3.3. Biện pháp quản trị rủi ro lãi suất

1.3.3.1. Quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất

a. Khe hở nhạy cảm lãi suất

Khe hở nhạy cảm lãi suất là khoảng chênh lệch giữa tài sản Có nhạy cảm lãi suất và tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất.

Tỷ lệ khe hở nhạy cảm lãi suất:

GAP tươngdoi = GAP/Quy mô của ngân hàng Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất = RSA/RSL

Khe hở tích lũy Lãi suất tăng Lãi suất giảm

Giá trị âm Tổn thất Có lợi

Giá trị dương Có lợi Tổn thất

6

b.Cách thức quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất

Nhà quản trị rủi ro trong các NHTM phải chú trọng các phương diện sau:

Đầu tiên, Nhà quản trị phải lựa chọn “thời kỳ mục tiêu” cho việc quản lý chỉ tiêu thu nhập lãi cận biên (NIM) làm cơ sở cho việc xác định giá trị kỳ vọng và độ dài những giai đoạn thành phần, cấu thành “thời kỳ mục tiêu”.

Thứ hai, nhà quản trị cần phải lựa chọn giá trị tỷ lệ thu nhập lãi cận biên mục tiêu.

Thứ ba, nếu nhà quản lý mong muốn nâng cao NIM, cần phải dự báo chính xác lãi suất để tìm cách phân bổ lại danh mục tài sản sinh Có và tài sản Nợ để tăng thu nhập từ lãi cho ngân hàng.

Cuối cùng, nhà quản trị phải xác định giá trị tài sản Có nhạy cảm lãi suất và giá trị tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất mà ngân hàng nắm giữ

* Chiến lược quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy

Khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy là tổng mức chênh lệch giữa tài sản Có và tài sản Nợ trong một giai đoạn nhất định

Khe hở tích lũy là một khái niệm hữu ích bởi vì một mức thay đổi lãi suất nhất định, ngân hàng có thể tính toán gần đúng mức độ ảnh hưởng của lãi suất đối với tỷ lệ thu nhập NIM.

* Chiến lược quản trị khe hở năng động

Chiến lược này dựa trên năng lực dự báo lãi suất biến động của ngân hàng. Ngân hàng thường xuyên thay đổi khe hở nhạy cảm lãi suất để đưa vào trạng thái nhạy cảm tài sản hoặc nhạy cảm nợ.

* Chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất mang tính bảo vệ

Đây là chiến lược được nhiều ngân hàng áp dụng. Ngân hàng đề ra chiến lược này bằng cách thiết lập khe hở nhạy cảm lãi suất gần bằng 0 tới mức có thể để giảm thiểu sự bất ổn định trong thu nhập từ lãi của ngân hàng.

Giá trị khe hở

i Tác động Giá trị ròng NH

Khe hở dương Giảm Giá trị tài sản giảm mạnhhơn giá trị nợ

Giảm 7

* Chiến lược quản lý khe hở theo hệ số nhạy cảm lãi suất

Chiến lược này đề cập tới xu hướng thay đổi của lãi suất và sự vận động lên xuống của chu kỳ kinh doanh.

Thông thường, trong bảng cân đối Tài sản của NHTM, hệ số nhạy cảm lãi suất của các khoản mục đầu tư chứng khoán cao nhất. Khi lãi suất tăng, giá chứng khoán lập tức giảm. Một minh chứng là trong thời gian qua, khi lãi suất huy động tiền gửi VND, USD và vàng của các NHTM tăng, vốn từ kênh chứng khoán đổ vào ngân hàng, giá cổ phiếu niêm yết và OTC liên tục sụt giảm do nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư.

Khoản cho vay NH và các TCTD khác thường áp dụng lãi suất liên ngân hàng tuy nhiên do thời hạn vay là qua đêm (tối đa 24 h), và khoản vay chủ yếu nhằm bù đắp thiếu hụt thanh khoản do dó khoản mục này ít nhạy cảm với lãi suất. Trong thời gian qua, lãi suất liên ngân hàng duy trì mức 20% do nhu cầu tiền đồng tăng cao.

Khoản mục cho vay chính phủ thông thường với lãi suất ưu đãi và cố định do đó có hệ số nhạy cảm với lãi suất gần tiến tới 0.

Bên tài sản Nợ, lãi suất huy động tiền gửi và thông qua việc phát hành giấy tờ có giá được ngân hàng ấn định trong từng thời kỳ do đó các khoản mục này thông thường biến động chậm hơn lãi suất trên thị trường do đó hệ số nhạy cảm với lãi suất là tương đối nhỏ.

Với phương pháp này chúng ta chỉ việc nhân mỗi khoản mục trong bảng CĐKT với một hệ số nhạy cảm thích hợp, đóng vai trò như một trọng số, nhằm xác định trạng thái nhạy cảm lãi suất mới.

1.3.3.2. Quản trị khe hở kỳ hạn

* Khe hở kỳ hạn

Khe hở kỳ hạn là chênh lệch thời lượng giữa tài sản Có và tài sản Nợ đã điều chỉnh. Trong đó, thời lượng Nợ đã đều chỉnh bằng thời lượng trung bình của tài sản nợ nhân với tỷ lệ tổng giá trị nợ trên tổng giá trị tài sản.

Khe hở kỳ hạn = DA - k.DL

Khe hở âm Tăng Giá trị tài sản tăng ít hơngiá trị nợ

* Cách thức quản trị khe hở kỳ hạn

Tùy theo mục tiêu duy trì khe hở kỳ hạn là âm hay dương mà trong từng thời kỳ ngân hàng có sự điều chỉnh phù hợp với sự biến động của lãi suất.

a. Chiến lược bảo vệ danh mục tuyệt đối

Các NHTM duy trì khe hở kỳ hạn bằng 0. Nói cách khác, thời lượng của tài sản Nợ luôn được điều chỉnh cho cân bằng với thời lượng của tài sản Có.

Với chiến lược này, ngân hàng bảo vệ giá trị ròng của mình trước sự thay đổi lãi suất một cách tuyệt đối.

Tuy nhiên, trên thực tế, chiến lược này khó mà áp dụng được do ngân hàng không thể đơn phương thay đổi kỳ hạn cho vay hoặc tiền gửi.

Ngân hàng không đủ khả năng dự báo các tình huống bất thường có thể xảy ra trong hoạt động huy động cũng như cho vay để điều chỉnh kịp thời.

Ngân hàng có khả năng chủ động trong việc thay đổi danh mục đầu tư bên tài sản Có, nhưng không thể từ chối luồng tiền gửi vào ngân hàng mặc dù ngân hàng có thể đang dư thừa vốn khả dụng.

b. Chiến lược bảo vệ danh mục tương đối

Chiến lược này cho phép các NHTM tận dụng cơ hội nâng cao thu nhập bằng cách duy trì khe hở kỳ hạn khác 0.

Tuy nhiên, chiến lược này đòi hỏi các nhà quản trị có hệ thống dự báo lãi suất hợp lý và tương đối chính xác.

Quản trị khe hở lãi suất và khe hở kỳ hạn là cách thực hiện quản trị dựa trên các nghiệp vụ nội bảng.

Nếu quản trị khe hở lãi suất là công cụ để bảo vệ thu nhập ròng của ngân hàng thì quản trị khe hở kỳ hạn lại giúp ngân hàng điều chỉnh thời lượng của tài sản Có và tài sản Nợ

9

1.3.4. Sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất

Bản chất của việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất đó là sử dụng thu nhập ngoại bảng có được từ việc kinh doanh các công cụ này để bù đắp tổn thất về thu nhập xuất phát từ rủi ro lãi suất.

Nói cách khác, ngân hàng sử dụng công cụ phái sinh tạo lập lợi nhuận ngoại bảng, bù đắp tổn thất nội bảng, từ đó bảo vệ được mục tiêu lợi nhuận trong năm.

1.3.4.1. Hợp đồng kỳ hạn

a. Một số khái niệm

Hợp đồng giao ngay là sự thỏa thuận giữa 2 bên người mua và người bán tại thời điểm to= 0 khi người bán đồng ý giao tài sản cho người mua và người mua đồng ý thanh toán cho người bán trong thời hạn tối đa 2 ngày kể từ khi hợp đồng được ký kết.

Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t = 0 rằng người mua sẽ thanh toán cho người bán theo giá kỳ hạn đã thỏa thuận tại thời điểm t = 0 và người bán sẽ giao hàng cho người mua tại thời điểm đã xác định trong tương lai.

b. Hợp đồng kỳ hạn và bảo đảm rủi ro lãi suất.

Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi là sự thỏa thuận giữa 2 bên tại thời điểm to. Theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền nhất định bằng một loại tiền nhất định trong khoảng thời gian nhất định trong tương lai với mức lãi suất thỏa thuận.

Ví dụ:

A và B ký hợp đồng kỳ hạn tiền gửi, giá trị 100 triệu USD, lãi suất 6%/năm. Thời hạn thực hiện hợp đồng là 3 tháng.

Giả sử lãi suất thị trường có xu hướng giảm xuống 5%.

Lúc này, B thực hiện theo hợp đồng, gửi 100 triệu USD tại A với lãi suất 6% theo như hợp đồng đã ký kết.

10

B đã tránh được tổn thất: (6%-5%) x 100 = 1 triệu USD. Ngược lại, giả sử lãi suất có xu hướng tăng lên 6.5%

Lúc này, A sẽ thực hiện nhận tiền gửi 100 triệu USD của B chỉ vói mức lãi suất 6%.

A đã loại bỏ được một khoản chi phí huy động vốn: (6.5%-6%) x 100 = 0.5 triệu

USD.

Hợp đồng này thực hiện khi A và B dự đoán trái chiều về xu hướng biến động của lãi suất trên thị trường.

Hợp đồng kỳ hạn lãi suất là sự thỏa thuận giữa 2 bên tại thời điểm t o theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi 1 số tiền hư cấu nhất định bằng một loại tiền nhất định theo một lãi suất nhất định trong một khoảng thời gian nhất định trong tương lai.

1.3.4.2. Hợp đồng quyền chọn

a. Một số khái niệm cơ bản

Quyền chọn mua chứng khoán là hợp đồng giao dịch trong đó bên mua thanh toán một khoản phí quyền chọn và nhận được quyền yêu cầu bên bán bán chứng khoán tại một mức giá nhất định đã thỏa thuận vào một thời điểm trong tương lai.

Quyền chọn bán chứng khoán là hợp đồng giao dịch quyền chọn mà trong đó bên mua thanh toán cho bên bán một khoản phí quyền chọn và nhận được quyền yêu cầu bên bán mua chứng khoán với một mức giá cố định được thỏa thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng.

b. Giao dịch quyền chọn và bảo đảm rủi ro lãi suất. * Giao dịch Caps

Nghiệp vụ Caps là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán khoản phí quyền lựa chọn và được nhận quyền vào cuối mỗi kỳ lãi nhất định yêu cầu bên bán thanh toán khoản bù trừ do sự chênh lệch giữa lãi suất tối đa đã thỏa thuận

11

trong hợp đồng và lãi suất so sánh nếu lãi suất so sánh cao hơn lãi suất tối đa đã thỏa thuận tính trên một giá trị danh nghĩa hư cấu.

Giao dịch Caps được sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất tăng, khi giá trị tài sản Có nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn giá trị tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất hay khi thời hạn của tài sản Có lớn hơn thời hạn của tài sản Nợ.

Ví dụ; ngân hàng tham gia giao dịch Caps với vai trò là người mua; thỏa thuận giá trị giao dịch hư cấu là 1000 tỷ đồng, lãi suất Cap là 0.8 %/tháng. Phí là 0.02 %/tháng.

Ngân hàng tham gia vào giao dịch Caps khi dự đoán rằng lãi suất có xu hướng tăng lên trên 10% trong tương lai.

Nếu ngân hàng dự đoán đúng, lãi suất thị trường tăng lên 1 % (> 0.8%). Khi đó cuối tháng, bên bán phải thanh toán cho ngân hàng khoản tiền

T C = 1000*(1%-0.8%) = 2 tỷ đồng.

Ngân hàng sẽ sử dụng khoảng thu nhập này để bù đắp chi phí cho việc phải tăng

lãi suất huy động vốn trên thị trường.

* Giao dịch Floors

Nghiệp vụ Floors là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán một khoản phí quyền chọn và nhận được quyền vào cuối 1 kỳ nhận lãi nhất định yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất tối thiểu đã thỏa thuận và lãi suất so sánh nếu mức lãi suất so sánh thấp hơn lãi suất tối thiểu đã thỏa thuận tính trên một giá trị danh nghĩa hư cấu.

Giao dịch Floors được sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất giảm khi giá trị tài sản Có nhạy cảm lãi suất lớn hơn giá trị của tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất, hay khi thời hạn của tài sản Có nhỏ hơn thời hạn tài sản Nợ.

Ngân hàng A dự báo lãi suất trên thị trường có xu hướng giảm. Ngân hàng đang

huy động vốn với lãi suất 12 %/năm (thời hạn 2 năm), lãi suất đầu ra 15 %/năm (thời hạn 1 năm)

12

Ngân hàng tham gia giao dịch Floors với vai trò bên mua, thỏa thuận giá trị giao

dịch danh nghĩa 500 tỷ đồng, lãi suất ấn định trong hợp đồng Floors là 12 %/năm. Giả sử lãi suất trên thị trường giảm xuống 10%, ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay (lãi suất tái đầu tư tài sản Có) xuống 13%, trong khi đã huy động vốn với lãi suất ấn định 12%.

Khi đó, bên bán Floors sẽ thanh toán cho ngân hàng khoản chênh lệch giữa lãi suất Floor và lãi suất trên thị trường:

TF = 500*(12% - 10 %) = 10 tỷ đồng

Ngân hàng sử dụng 10 tỷ này để bù đắp chi phí huy động vốn và tổn thất từ hoạt

động cho vay do lãi suất trên thị trường điều chỉnh giảm.

* Giao dịch Collars

Hợp đồng Collars xuất hiện khi ngân hàng thực hiện đồng thời cả hai giao dịch Cap và Floor. Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ mua Cap và bán Floor khi dự đoán lãi suất sẽ tăng. Do vậy lãi suất không thể nhỏ hơn mức lãi suất tối thiểu của hợp đồng Floors.

Giao dịch Collar nhằm 2 mục đích là ổn định được lãi suất phải trả (tối đa bằng lãi suất của hợp đồng Caps). Tiếp đó là thu được phí từ hợp đồng Floors để tài trợ cho chi phí hợp đồng Caps.

Khi dự báo lãi suất thị trường tăng, ngân hàng mua Caps nhằm hưởng chênh lệch thu nhập do lãi suất tăng đồng thời bán Floor nhằm thu phí.

Ngược lại, nếu ngân hàng dự báo lãi suất sẽ giảm thì ngân hàng thực hiện mua Floors, bán Caps. Ngân hàng có 2 nguồn thu nhập: khoản phí từ việc bán

Một phần của tài liệu 1236 quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh chương dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w