Quy trình Quản trị rủiro tín dụng

Một phần của tài liệu 1295 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 46)

4.Kiểm soát và xử lý RRTD 2.Đo lường RRTD 3. Ứng phó RRTD

Sơ đồ 1.3: Quy trình quản trị RRTD

Theo sơ đồ, mặc dù quy trình quản trị rủi ro được phân thành 4 giai đoạn, nhưng các khâu trong quy trình này lại luôn có mối liên hệ gắn bó với nhau và tạo thành một chu trình khép kín để đảm bảo kiểm soát được rủi ro theo mục tiêu đã đề ra. Cụ thể các giai đoạn như sau:

1.3.2.1. Nhận biết rủi ro

Để nhận biết rủi ro, những công việc mà ngân hàng cần phải làm là:

- Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng: Phân tích chung toàn bộ danh mục của ngân hàng để nhận biết những rủi ro về quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, về ngành, về loại tiền. Cần kết hợp với dự báo kinh tế vĩ mô để đánh giá rủi ro chung của toàn bộ danh mục tín dụng.

- Phân tích đánh giá khách hàng: Việc phân tích này nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng, từng khoản nợ cụ thể. Công việc này được thực hiện từ khi bắt đầu tiếp xúc khách hàng, phân tích trong quá trình cho vay và phân tích sau khi cho vay. Ngân hàng cần thu thập thông tin về khách hàng rồi phân tích theo các tiêu chí định lượng và định tính để có thể có những kết luận chính xác về tình trạng của khách hàng.

- Các chỉ tiêu định tính: Mô hình 6C được xem như công cụ hữu hiệu. Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu người vay có thiện chí và khả năng

TÊN CHỈ TIÊU CÔNG THỨC Ý NGHĨA

Hệ số thanh toán ngắn hạn

TS lưu động/ Nợ ngắn hạn =MS 100/MS 310

Đánh giá khả năng của DN thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng một năm bằng các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong vòng một năm tới.

21

thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không.

Control (kiểm ∖ΛΛ ∖+ Charater (tư cách) Capacity (Năng lực) Condition s (Điều Cas (Thu nhập) Collateral (Bảo đảm tiền vay) ư cách khách hàng: Khách hàng phải có mục đích vay vốn rõ ràng và có thiện chí trả nợ vay (2) Năng lực của khách hàng: Khách hàng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, là đại diện hợp pháp của Pháp luật

Sơ đồ 1.4: Mô hình 6C

(3) Thu nhập của khách hàng: Là cơ sở để xác định nguồn trả nợ

(4) Bảo đảm tiền vay: Là nguồn để thu hồi nợ khi khách hàng không còn khả năng trả nợ

(5) Các điều kiện: Tùy theo xu hướng phát triển của nền kinh tế mà ngân hàng có những chính sách tín dụng, những điều kiện quy định cho khách hàng trong từng thời kỳ.

(6) Kiểm soát: Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.

Mô hình 6C thương đối đơn giản. Tuy nhiên nó lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của CBTD.

- Các chỉ tiêu định lượng: Dựa vào BCTC của doanh nghiệp và các nguồn thông tin khác, CBTD tiến hành các bước sau:

- Bước 1: Thu thập thông tin và phân tích tình hình tài chính của khách hàng: 22

Hệ số thanh toán nhanh

(Vốn bằng tiền + các khoản phải thu)/Nợ ngắn hạn =(MS 100 - MS 140)∕MS 310

Đánh giá khả năng sẵn sàng thanh toán nợ ngắn hạn cao hơn so với hệ số thanh toán ngắn hạn. Do đó, hệ số thanh toán nhanh có thể kiểm tra tình trạng tài sản một cách chặt chẽ hơn so với hệ số thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán lãi vay (dựa trên lợi nhuận)

(LNTT +CF trả lãi vay)∕CF trả lãi vay

=(MS 50+MS

23)∕MS23

Cho biết mức độ lợi nhuận trước khi trả lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm.

Khả năng thanh toán lãi vay (dựa trên LCTT)

(Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD) / Chi phí trả lãi vay = MS 20/MS 23

Đánh giá chính xác hơn khả năng thanh toán lãi vay so với hệ số khả năng thanh lãi vay dựa trên lợi nhuận, cho biết mức độ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh để đảm bảo trả lãi vay.

Khả năng hoàn trả nợ vay (dựa trên lợi nhuận)

(LNTT+ khấu hao+ CF trả lãi vay)/ (Trả nợ gốc + CF trả lãi vay)

Chỉ số này xem xét khả năng của DN khi trả nợ gốc và lãi vay từ các nguồn tiền như lợi nhuận thu được trong kỳ và khấu hao cơ bản (chỉ áp dụng với nợ vay trung dài hạn)

Hệ số vòng quay TTS

DTT/TTS bình quân =MS 10/BQ (MS 270)

Thể hiện TTSC được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu trong một năm.

Chu kỳ HTK

(HTK bình quân/Giá vốn hàng bán)x360 ={BQ (MS 140)/MS 11}x360

Thể hiện hiệu quả của DN trong việc quản lý hàng tồn kho. Đây cũng là tiêu chuẩn để đánh giá tính thanh khoản của hàng tồn kho của một DN.

Thời gian thu hồi công nợ

(Giá trị các khoản phải thu thương mại BQ/ DTT)x360 ={BQ (MS 131)} /MS 10 x360

Thể hiện số ngày bình quân cần có để chuyển các khoản phải thu thương mại thành tiền mặt, thể hiện khả năng của DN trong việc thu nợ từ khách hàng, chính sách tín dụng thương mại của DN.

Thời gian thanh toán công nợ

(Giá trị các khoản phải trả thương mại

BQ/Giá vốn hàng

bán)x360 = BQ (MS 312)∕MS 11x 360

Thể hiện thời gian từ khi mua hàng hoá và nguyên vật liệu cho tới khi thanh toán tiền

Vòng quay tiền

Chu kỳ HTK + Kỳ thu tiền bình quân - Thời gian thanh toán công nợ phải trả

Thể hiện số ngày DN cần tiền để tài trợ các khoản phải thu và HTK, sau khi xem xét đến thời gian chiếm dụng vốn khi mua hàng. Chỉ tiêu này đặc biệt có ý nghĩa khi cho vay VLĐ và xác định thời hạn trả nợ hợp lý.

Tỷ suất lợi nhuận gộp

LN gộp từ bán hàng/ DTT = MS 20/MS 10

Thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động...) trong một quy trình sản xuất của DN.

Hệ số lãi ròng LN thuần từ HĐKD/

DTT = MS 30/MS10

Thể hiện một đồng DT có thể tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng trong một chu kỳ kinh doanh, là tỷ lệ quan trọng nhất trong việc đánh giá khả năng sinh lời chung.

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

LNST/TTS bình quân = MS 60/BQ (MS 270)

Đo lường kết quả sử dụng tài sản của DN để tạo ra lợi nhuận, cho biết một đồng TS tạo ra bao nhiêu đồng LN ròng. Vì vậy hệ số càng cao biểu hiện việc sử dụng và quản lý TS càng hiệu quả.

Tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE) LNST/VCSH bình quân = MS 60/BQ (MS 400)

Mang ý nghĩa một đồng VCSH tạo ra bao nhiêu đồng LN ròng cho chủ sở hữu.

Tỷ suất lợi nhuận gộp

LN gộp từ bán hàng/ DTT = MS 20/MS 10

Thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động.) trong một quy trình sản xuất của DN.

TT Nguy cơ Các biểu hiện Công cụ phân tích phát hiện rủi ro

(Nguồn: Hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp tại NHTMCP Công thương CN theo Quyết định số 3832/QĐ-NHCT 35 ngày 28/12/2011 v/v Hướng dẫn phân tích

BCTC DN) - Bước 2: Xử lý thông tin

CBTD sàng lọc các thông tin thu được để phân tích, từ đó làm cơ sở để đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, xác định cho vay hay từ chối cho vay.

24

1 Rủi ro hoạt động

- Bộ máy quản lý không kiểm soát được kinh doanh gây thất thoát tài sản,lỗ.

- Tổ chức sản xuất kinh doanh không hợp lý làm tăng chi phí gây lỗ.

- Sự gián đoạn trong sản xuất do hỏng hóc về công nghệ.

- Hoạt động bán hang không hiệu quả làm giảm doanh thu gây lỗ.

- Trình độ, kinh nghiệm, đội ngũ quản lý.

- Cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh.

- Năng lực điều hành của doanh nghiệp.

- Đạo đức của chủ doanh nghiệp.

- Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, đầu vào.

2 Rủi ro

tài chính

- Vốn vay lớn với lãi suất thay đổi làm chi phí lãi vay có thể biến động lớn.

- Nghĩa vụ trả nợ không hợp lý, lớn hơn nguồn trả nợ.

- Rủi ro tỷ giá

- Phân tích định lượng các số liệu tài chính, trong đó đặc biệt chú ý đến mức độ và sự biến động theo thời gian

qua của: Hệ số đòn bẩy, Các hệ số thanh khoản,Hệ số lợi nhuận, Cơ cấu nợ vay.

- Đặc thù kinh doanh (vay ngoại tệ nhưng doanh thu là nội tệ).

3 quản lýRủi ro - Dòng tiền không bảo đảm

- Chi phí tăng

Phân tích định lượng số liệu tài chính để đánh giá chất lượng quản lý của doanh nghiệp:

- Dòng tiền

- Các khoản phải thu, phải trả.

- Hệ số lợi nhuận.

4 thị trườngRủi ro

- Mức độ cạnh tranh cao làm cho doanh nghiệp có thể dễ dàng mất khách hàng.

- Ngành mới phát triển chưa có vị trí ổn định. - Đặc thù của ngành là mức độ biến động cao. - Phân tích định tính và định lượng: - Tình hình cạnh tranh trong ngành. - Phân tích bản chất của ngành.

5

Rủi ro Chính sách

Sự thay đổi của chính sách của doanh nghiệp

Phân tích các thông tin:

- Môi trường chính sách tại địa phương có ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

- Xu hướng các chính sách có tác động đến doanh nghiệp

Nếu Z > 2,99 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

Nếu 1,8 < Z < 2,99 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z < 1,8 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

25

(Nguồn: Cossin & Pirotte (2011),Advanced credit analysis, tr 30-35)

1.3.2.2. Đo lường rủi ro

- Mô hình điểm số Z

Đây là mô hình do E.I.Altman (2001) xây dựng dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp của Mỹ. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: (i) trị số của các chỉ số tài chính

của người vay (Xj); (ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ

nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình cho điểm, mô hình

sử dụng các biến sau:

+ X1 = Tỷ số Vốn lưu động ròng /Tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets)

+ X2 = Tỷ số Lợi nhuận giữ lại /Tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets)

+ X3 = Tỷ số Lợi nhuận trước thuế và lãi /Tổng tài sản (Ebit/Total Assets)

+ X4 = Tỷ số Thị giá cổ phiếu /Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn (Total Equity/Total Liabilities)

+ X5 = Tỷ số Doanh thu /Tổng tài sản (Sales/Total Assets).

Mô hình 1: Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, ngành sản xuất:

Nếu Z’ > 2,9 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

Nếu 1,23 < Z’ < 2,9 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z’ < 1,23 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

Nếu Z’’ > 2,6 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

Nếu 1,2 < Z’’ < 2,9 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z’’ < 1,2 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

Mô hình 2: Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, ngành sản xuất

26

Z’ = 0,717 X1 + 0,84 7 X2 + 3,107 X3 + 0,42 X4 + 0,998 X5

Mô hình 3: Đối với doanh nghiệp khác

Trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Kỹ thuật đo lường RRTD này tương đối đơn giản, nhưng có một số nhược điểm sau:

+ Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay “phá sản” và “không phá sản”. Tuy nhiên trong thực tế mức độ RRTD tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không trả được lãi cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay.

+ Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầm quan trọng của các chỉ số trong công thức trên là bất biến, dù trong ngắn hạn.Tương tự như vậy, bản thân các biến số Xj được chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính luôn thay đổi liên tục. Các biến số Xj thực tế có phụ thuộc lẫn nhau chứ không phải hoàn toàn độc lập như theo giả thiết của mô hình.

STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm

1

Nghề nghiệp của Người vay

- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh 10

- Công nhân có kinh nghiệm 8

27

+ Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa NH và khách hàng hay các yếu tố vĩ mô như sự biến động của chu kỳ kinh tế).

- Đo lường rủi ro khoản vay

EL = PD × LGD × EAD (Nguồn: Theo Basel II) Trong đó:

+ EL (Expected Loss): Tổn thất dự kiến.

+ PD (Probability of default): Xác suất vỡ nợ của khách hàng / ngành hàng đó là bao nhiêu.

+ LGD (Loss Given Default): Tỷ trọng % số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả được nợ.

+ EAD (Exposure at Default): Số dư nợ vay (và tương đương) của khách hàng/ ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ.

Với PD, LGD và EAD, ba yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tưởng chừng rất định tính, mà các ngân hàng thường xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng là khả

năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể. Chỉ nhờ PD, LGD và EAD mà rất nhiều các nhân tố tác động đến khách hàng cũng như các khoản tín dụng cấp cho họ đã được giản lược và gói gọn chỉ trong ba cấu phần rủi ro ấy.

Hơn nữa, dựa trên kết quả tính toán PD, LGD và EAD, các ngân hàng sẽ tiến tới phát triển các ứng dụng trong quản trị RRTD trên nhiều phương diện, mà các ứng dụng chính bao gồm: Tính toán, đo lường rủi ro tín dụng EL - tổn thất dự kiến và UL (Unexpected Loss) - Tổn thất ngoài dự kiến.

- Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

Để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vay tiêu dùng ngày một gia tăng của khách hàng cá nhân mà các ngân hàng áp dụng phương pháp cho điểm này. Mô hình cho điểm tín dụng thường sử dụng từ 7 đến 12 hạng mục, mỗi hạng mục có giới hạn điểm từ 1 đến 10.

28

Bảng 1.4: Những hạng mục và biểu điểm được sử dụng tại các Ngân hàng của Mỹ trong mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

- Nhân viên văn phòng 7

- Sinh viên 5

- Công nhân không có kinh nghiệm 4

- Công nhân bán thất nghiệp 2

2

Trạng thái nhà ở

- Nhà riêng 6

- Nhà thuê hay căn hộ 4

- Sồng cùng bạn hay người thân 2

3 xếp hạng tín dụng - Tot 10 - Trung bình 5 - Không có hồ sơ 2 - Tồi 0 4

Kinh nghiệm nghề nghiệp

- Nhiều hơn 1 năm 5

- Từ một năm trở xuống 2

5

Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành

- Nhiều hơn 1 năm 2

Một phần của tài liệu 1295 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w