thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
2.3.2.1. Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng chưa toàn diện
NHTMCP Công thương Việt Nam chưa có một chiến lược quản trị RRTD thiết lập các mục tiêu định hướng cho các hoạt động cấp tín dụng. Các chiến lược phát triển hàng năm hay trung, dài hạn của ngân hàng chỉ mang tính nguyên tắc và định hướng, chưa cụ thể, chưa đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của một chiến lược RRTD như: chưa phản ánh được mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng và mức sinh lời mà ngân hàng kỳ vọng khi chấp nhận các RRTD; chưa xem xét, đánh giá các mục tiêu về chất lượng tín dụng, thu nhập và tăng trưởng trong mối tương quan qua lại, trong quan hệ với tiềm năng nội tại của ngân hàng và với môi trường kinh tế tổng thể; chưa tạo ra khuôn khổ để kiểm soát, điều chỉnh cơ cấu và chất lượng danh mục đầu tư tín dụng theo các mục tiêu đã đề ra.
NHTMCP Công thương Việt Nam vẫn sa vào lối mòn cấp tín dụng dựa quá nhiều vào lợi nhuận kỳ vọng hoặc TSĐB mà không gắn liền với rủi ro, không quán triệt nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận khiến ngân hàng phải đứng trước hai ngã rẽ: (1) mở rộng tín dụng quá mức để chạy theo lợi nhuận khi có các điều kiện thuận lợi, (2) thu hẹp quá mức khi vấp phải các khó khăn, thử thách. Kết quả là các ngân hàng đều phải đối mặt với các vấn đề về chất lượng tín dụng và lãng phí nhiều công sức để xử lý các khoản nợ có vấn đề.
2.3.2.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng không phù hợp
Hạn chế trong việc nhận biết rủi ro
Văn hóa về quản lý rủi ro hầu như chưa được quán triệt ở ngân hàng, mang nặng tư tưởng để mức độ rủi ro càng thấp càng tốt. Quan niệm cũ “Quản trị rủi ro có nghĩa là không để có rủi ro” muốn thay đổi sang “Quản trị rủi ro tốt nghĩa là đảm
79
bảo sự ổn định của lợi nhuận” vẫn cần nhiều thời gian.
Thông tin về nhận biết rủi ro không đầy đủ, kịp thời, không có tính hệ thống và thiếu chính xác. Đồng thời, cũng không có sự phân cấp giữa nguời cập nhật thông tin và sử dụng thông tin, tình trạng báo cáo tay là chủ yếu.
về chức năng quản trị rủi ro
Hiện tại ngân hàng đang có sự giao thoa của hai mô hình quản trị rủi ro tập trung và phân tán: từng bộ phận kinh doanh tại Hội sở chính cũng nhu tại chi nhánh tự thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro theo quy trình nghiệp vụ; phê duyệt các giao dịch kinh doanh, báo cáo rủi ro khép kín trong từng quy trình nghiệp vụ.
Việc phân cấp ủy quyền phán quyết tín dụng đối với các chi nhánh còn khá lớn, chua phù hợp với thông lệ vì quản lý tín dụng vẫn tập trung tại Hội sở chính. Ủy ban Quản lý rủi ro của ngân hàng đuợc hình thành, hoạt động song song không tham gia giám sát độc lập trong quá trình tác nghiệp, hoạt động mang tính chất tham muu, tu vấn trên cơ sở các thực tế tác nghiệp đã phát sinh... nên vai trò hỗ trợ kinh doanh chua đuợc thể hiện một cách sâu sắc.
2.3.2.3. Quy trình cấp tín dụng còn bất cập
Phòng khách hàng của ngân hàng thực hiện đầy đủ ba chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay nên nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu. Việc bộ phận tín dụng vừa là nguời đi tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng vừa phân tích khách hàng để trình duyệt thuờng kém tính khách quan và tiềm ẩn rủi ro vì:
(i) Bộ phận tín dụng thuờng phải chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách hàng nên họ có thể phân tích khách hàng theo huớng tốt hơn so với thực tế để đuợc phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về du nợ.
(ii) CBTD tiếp xúc trực tiếp khách hàng nên đôi khi có sự thông đồng giữa CBTD và khách hàng dẫn đến khai tăng nhu cầu để vay hộ, vay ké hoặc khách hàng mua chuộc CBTD để đuợc vay tiền ngân hàng.
Do hạn chế về tính minh bạch của thông tin khách hàng và năng lực thẩm định yếu của CBTD, quy trình cấp tín dụng nhìn chung còn cồng kềnh, phức tạp,
80
quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như cá nhân hầu như vẫn giống hệt quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn. Hạn chế này gây lãng phí về nhân lực, tài lực của ngân hàng.
Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như là một điển hình rõ nhất về sự bất cập trong việc cho vay của NHTMCP Công thương Việt Nam. Huyền Như - nguyên là Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM, Quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, đã tự ý giả chữ ký, lập 83 thẻ tiết kiệm do NHTMCP Công thương Việt Nam phát hành trị giá 533,55 tỷ đồng đứng tên các khách hàng gửi tiền. Sau đó Huyền Như sử dụng trái phép các thẻ tiết kiệm này làm TSĐB, lập hợp đồng vay tiền giả, ký giả chữ ký của chủ thẻ để vay 514,54 tỷ đồng tại NHTMCP Công thương Việt Nam. Các cán bộ của Phòng giao dịch NHTMCP Công thương Việt Nam đã vi phạm quy định về cho vay, đề xuất lãnh đạo duyệt cho vay, ký hợp đồng cho vay mà không có mặt của người vay hoặc người bảo lãnh tại Ngân hàng, nên đã tạo cơ hội cho Huyền Như lừa đảo. Sau khi biết bị Huyền Như lừa, NHTMCP Công thương Việt Nam vẫn dùng số tiền từ thẻ tiết kiệm đã được cầm cố để thu hồi các khoản nợ đã cho vay sai mà không có sự đồng ý của chủ thẻ tiết kiệm.
Quyết định cấp tín dụng cho một khoản vay/khách hàng chủ yếu dựa trên các đặc điểm của riêng khoản vay/khách hàng đó mà chưa xem xét, đánh giá tác động của khoản vay/khách hàng đó tới tổng thể rủi ro của danh mục đầu tư theo ngành, lĩnh vực kinh tế, khu vực địa lý và các sản phẩm cụ thể.
Hiện nay, một CBTD quản lý rất nhiều khách hàng, đặc biệt đối với CBTD ở phòng khách hàng cá nhân quản lý 200 - 300 khách hàng cho nên việc thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cho vay khó mà chặt chẽ và kĩ lưỡng.
Chất lượng tín dụng có lúc, có nơi chưa được coi trọng đúng mức, việc tuân thủ quy trình tín dụng chưa nghiêm (thẩm định sơ sài, hồ sơ TSTC chưa đầy đủ yếu tố pháp lí), một số CBTD khi quyết định cho vay vẫn còn coi trọng TSĐB tiền vay mà chưa xem xét kĩ đến hiệu quả của dự án vay vốn.
81
thường xuyên nên dẫn đến một số khách hàng còn sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.
2.3.2.4. Xuất hiện tình trạng tập trung tín dụng vào một số ngành hàng, nhóm khách hàng
Trước kia, phần lớn dư nợ tín dụng trong kỳ của ngân hàng tập trung vào nhóm khách hàng là các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước lớn thì nay tỷ lệ tập trung tín dụng vào nhóm này đã giảm đáng kể, chuyển thành tập trung vào nhóm khách hàng lớn không phân biệt hình thức sở hữu đã làm cho RRTD tập trung vào một số ngành gia tăng. Các ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ vẫn là sắt thép, cho vay kinh doanh bất động sản, xi măng, điện nguồn, vật liệu xây dựng khác.
Hiện nay NHTMCP Công thương Việt Nam cho tập đoàn EVN vay để hoàn thành nhiều dự án như 3.300 tỷ cho dự án đường dây 500 kV mới, 6.200 tỉ đồng xây nhiệt điện, cấp GHTD cho Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) và các đơn vị thành viên là 14.605,4 tỷ đồng để tài trợ cho các dự án sản xuất phân bón, và nhu cầu vốn lưu động, Cấp GHTD cho Tập đoàn Xi Măng Việt Nam và các đơn vị thành viên là 8.614 tỷ đồng, Cấp GHTD cho Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam và các đơn vị thành viên là 12.300 tỷ đồng. Đây đều là những tập đoàn lớn, và có thị phần cao đối với các sản phẩm tập đoàn kinh doanh, tuy nhiên với bộ máy cồng kềnh, quản lý thiếu sát sao các đơn vị thành viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên cũng tiềm ấn không ít rủi ro cho NHTMCP Công thương Việt Nam. Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) với 4 dự án đang gặp khó khăn của Tập đoàn là Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, DAP - Vinachem và DAP 2 - Lào Cai và đang được NHTMCP Công thương Việt Nam tài trợ 5.407 tỷ đồng là ví dụ điển hình cho rủi ro của NHTMCP Công thương Việt Nam khi tập trung vốn vào một nhóm khách hàng, và khi thị trường có dấu hiệu suy thoái, sự thiết kiểm soát trong quá trình xây dựng và vận hành dự án làm dự án tăng tổng mức đầu tư, sản phẩm tạo ra không cạnh tranh được đối với các sản phẩm trong và ngoài nước, qua đó tạo nên rủi ro tín dụng lớn đối với NHTMCP Công thương Việt Nam.
82