ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦIRO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu 1295 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 98)

Từ ngày 18/8/2011, NHTMCP Công thương Việt Nam chính thức triển khai trên toàn quốc dịch vụ nhắc nợ qua SMS trên điện thoại. Khách hàng vay vốn tại NHTMCP Công thương Việt Nam nếu sử dụng dịch vụ này sẽ chủ động nắm được thời gian trả nợ thông qua tin nhắn nhắc nợ do ngân hàng gửi đến. Nhờ dịch vụ này, khách hàng có thể kiếm soát tốt nguồn vốn, rút ngắn dần những khoản nợ trả chậm, tạo thói quen thanh toán đúng hạn và đơn giản hoá hoạt động kế toán của công ty. về phía ngân hàng, khả năng kiểm soát hoạt động tín dụng, hạn chế RRTD, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng từ khâu vay nợ đến khâu nhắc nợ sẽ được nâng cao. Ngân hàng không những phát triển nguồn phí dịch vụ mà còn xây dựng được mối quan hệ mật thiết với doanh nghiệp.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.3.1. Những kết quả đạt được

2.3.1.1. Chất lượng nợ, cơ cấu tín dụng được chuyển biến theo chiều hướng tích cực Thứ nhất, nợ nhóm 2, nợ xấu được kiểm soát tốt trong giới hạn 2%, trong khi tổng dư nợ hàng năm tăng bình quân 17%. Điều này cho thấy các biện pháp quản trị RRTD của ngân hàng đã có kết quả tích cực so với giai đoạn trước đây.

Thứ hai, cơ cấu tín dụng được điều chỉnh theo hướng mục tiêu của NHTMCP Công thương Việt Nam là giữ vững tỷ trọng cho vay công nghiệp và thương mại từ 55% đến 60% theo định hướng ngay từ khi mới thành lập; điều chỉnh giảm tỷ trọng cho vay vào nhóm DNNN, chuyển sang tích cực cho vay khách hàng cá nhân; nâng dần tỷ lệ cho vay có bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ dư nợ vay một số ngành, lĩnh vực nhạy cảm có độ rủi ro cao là bất động sản và chứng khoán.

2.3.1.2. Xây dựng hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách tín dụng đồng bộ

Các quy trình nghiệp vụ tín dụng được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các tài liệu hướng dẫn như Sổ tay tín dụng, phân tích tài chính doanh nghiệp, quy trình quản lý cho vay trên hệ thống INCAS, quy trình xếp hạng tín

76

dụng khách hàng được ban hành đồng bộ. Ngoài ra, nhằm ứng phó kịp thời với những biến động của môi trường kinh tế, pháp lý, còn có các văn bản chỉ đạo và cảnh báo tín dụng trong từng thời kỳ.

Quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Chính sách tín dụng hướng tới phục phụ nhu cầu hợp lý của khách hàng và đảm bảo kiểm soát rủi ro. NHTMCP Công thương Việt Nam mở rộng cấp tín dụng đến mọi đối tượng khách hàng. Các khách hàng được đối xử tín dụng bình đẳng, không phân biệt thành phần kinh tế mà dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, phương án kinh doanh, biện pháp bảo đảm tiền vay... Ngân hàng còn phát triển các sản phẩm tín dụng đa dạng, phong phú phù hợp những nhu cầu khác nhau của khách hàng.

Nhìn chung, quy trình cấp tín dụng của NHTMCP Công thương Việt Nam đã được thể chế hóa tương đối đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với thực trạng khách hàng và cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, đã bao gồm khá toàn diện các nội dung cần thiết mà các ngân hàng cần thực hiện trong quá trình phê duyệt tín dụng như:

- Đã đưa ra các tiêu chí cấp tín dụng rõ ràng về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, lịch sử quan hệ tín dụng, tính khả thi của phương án, dự án vay;

- Đã thiết lập các hạn mức tổng thể cho khách hàng ở mức từng khách hàng riêng lẻ hoặc theo nhóm đối tác có liên quan

- Đã xây dựng quy trình đánh giá chính thức và phê duyệt (chủ yếu theo phân cấp thẩm quyền tín dụng) cụ thể.

2.3.1.3. Cơ cấu tổ chức quản trị Rủi ro tín dụng được hình thành

Năm 2016 là năm đánh dấu công tác đổi mới quản trị rủi ro một cách triệt để của NHTMCP Công thương Việt Nam với việc chuyển đổi mô hình tín dụng theo chuẩn Basel II với ba vòng kiểm soát nghiêm ngặt (Vietinbank là một trong mười Ngân hàng được NHNN lựa chọn để thực hiện thí điểm trong việc áp dụng chuẩn Base II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn theo Base II). Mô hình mới hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho NHTMCP Công thương Việt Nam.

77

Thứ nhất, bộ phận front office và back office trong hoạt động tín dụng đã được tách rời. Các chi nhánh thẩm định sơ bộ khách hàng đưa ra đề xuất cấp tín dụng đối với khách hàng. Việc tái thẩm định và phê duyệt cấp GHTD cho khách hàng, các khoản vay tập trung tại trụ sở chính, theo đó việc đánh giá và phê duyệt tín dụng trở nên khách quan hơn góp phần giảm thiểu rủi ro.

Thứ hai, do các chi nhánh tập trung vào chuyên môn như tiếp thị, cung cấp sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng nên các khách hàng của NHTMCP Công thương Việt Nam đều được hưởng các sản phẩm tín dụng đồng nhất, chất lượng cao cùng các dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Với bề dày kinh nghiệm được tích lũy hàng năm cộng thêm mức độ chuyên sâu của đội ngũ bán hàng, khách hàng được sử dụng các sản phẩm tín dụng tiện ích nhất với chi phí thấp hơn so với các ngân hàng khác.

Thứ ba, việc kiểm soát tập trung đã tạo ra kênh thông tin gắn kết giữa Trụ sở chính và chi nhánh theo chiều dọc, tạo cơ hội trong việc tiếp thu, ghi nhận phản hồi của chi nhánh, của khách hàng về việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

Đồng thời, các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng được đề xuất kịp thời.

Thứ tư, khối quản lý rủi ro đóng vai trò là vòng kiểm soát thứ hai độc lập với bộ phận kinh doanh, thực hiện chức năng giám sát và báo cáo độc lập đối với quá trình nhận diện, đo lường, quản lý, kiểm soát, ngăn ngừa tổng quát các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công thương Việt Nam, sao cho phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng, phù hợp thông lệ quốc tế, tạo tiền đề tăng cường an toàn tín dụng cho ngân hàng.

2.3.1.4. Ngân hàng đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Theo đó, khách hàng được chấm điểm và xếp hạng tín dụng được chia thành ba nhóm: khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và khách hàng TCTD. Phần mềm chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp là cốt lõi. Khách hàng doanh nghiệp được phân loại theo 34 ngành nghề và quy mô doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp siêu nhỏ. Khách hàng cá nhân được chia thành cá nhân tiêu

78

dùng và cá nhân kinh doanh chấm điểm các chỉ tiêu tài chính tương tự như quy định tại Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN. Nhờ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mà ngân hàng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, phản ánh một cách tổng quát và bản chất về tình hình chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu 1295 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w