cổ phần Công thương Việt Nam
Công tác quản trị RRTD luôn đuợc coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu tại NHTMCP Công thuơng Việt Nam nhằm đáp ứng mục tiêu tăng truởng tín dụng ổn định và bền vững. Ngân hàng sẽ tiếp tục nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất luợng quản trị RRTD huớng tới chuẩn mực quốc tế, đảm bảo sự minh bạch, hiệu quả và hiện đại, trên cơ sở tăng truởng đi đôi với kiểm soát RRTD. Cụ thể:
3.1.2.1. Hoàn thiện khung quản trị rủi ro tín dụng
Một hệ thống quản trị rủi ro chất luợng phải đuợc đặt trong môi truờng rủi ro phù hợp. Chiến luợc rủi ro trong đó xác định rõ mức độ chấp nhận rủi ro chung, và mức độ chấp nhận RRTD nói riêng là kim chỉ nam cho sự vận hành của hệ thống quản trị RRTD. Hơn nữa, khung quản trị RRTD bao hàm các chiến luợc phát triển tín dụng chung, những chính sách tín dụng cơ bản, quan trọng chính là một yếu tố cần thiết trong hệ thống quản trị RRTD. Vậy nên, chiến luợc rủi ro của ngân hàng phải đuợc hình thành trên những đánh giá toàn diện, cụ thể tình hình kinh doanh của ngân hàng, lợi nhuận kỳ vọng của các cổ đông và bối cảnh kinh tế trong nuớc. Hội đồng quản trị chính là cơ quan chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc phê duyệt chiến luợc rủi ro của ngân hàng.
87 ap I - Nhận thức và văn hóa QTRR - Chiến lược QTRR - Triết lý QTRR - Mức độ chấp nhận RR - Cơ cấu tổ chức và chức năng c⅛∙ ’■ọ tΛ & U - Nhân sự - Chính sách - Công nghệ - Phương pháp luận - Quy trình - Báo cáo - Nhận diện rủi ro - Đánh giá rủi ro - Quản trị rủi 5 <c ⅛
Sơ đồ 3.1: Các cấu phần quản trị rủi ro chủ yếu
3.1.2.2. Xây dựng quy trình cấp tín dụng hợp lý
Để xây dựng được quy trình cấp tín dụng hợp lý, ngân hàng cần thiết phải đặt ra những tiêu chí cấp tín dụng, cơ chế phân cấp thẩm quyền phù hợp, phản ánh đặc trưng rủi ro của ngân hàng. Ngoài ra, các chính sách tín dụng đối với các khoản vay mới đồng thời những khoản vay cũ cần phải được xem xét, cân nhắc thường xuyên phù hợp với chiến lược rủi ro cho từng thời kì.
3.1.2.3. Tiếp tục lộ trình hoàn thiện mô hình Quản lý rủi ro theo chuẩn quốc tế
NHTMCP Công thương Việt Nam tiến tới mô hình quản trị RRTD hiện đại tuần tự theo các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Thiết lập Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tính toán ba cấu phần PD, LGD và EAD. Ngân hàng sẽ phát triển các ứng dụng trong việc quản trị RRTD trên nhiều phương diện, mà ứng dụng đầu tiên là tính toán, đo lường RRTD qua thước đo EL và UL với một khách hàng cụ thể.
Giai đoạn 2: Quản lý rủi ro danh mục đầu tư bằng cách lượng hóa mức tổn thất dự kiến (ELp) và ngoài dự kiến (ULp) của cả danh mục đầu tư dựa trên việc xác định độ rủi ro tương quan giữa các tài sản/mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức rủi ro tập trung của cả danh mục.
Giai đoạn 3: Dựa trên các giải pháp quản trị rủi ro danh mục đầu tư, ngân hàng
có thể quản lý vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức rủi ro tương ứng.
88
hướng đến việc quản trị rủi ro danh mục tín dụng chủ động (ACPM - Active crdit portfolio management) bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro một cách chủ động thông qua việc sử dụng ngân quỹ tín dụng và chứng khoán hóa khoản vay (Credit Treasury and Securitisation).
Giai đoạn 5: Mô hình toàn diện nhất là quản trị rủi ro trên cơ sở giá trị (Value-based management - VBM). Theo đó, tất cả các giá trị đã được điều chỉnh rủi ro của khoản tín dụng đơn lẻ cho đến danh mục đầu tư đều được xác định, giúp công tác quản trị RRTD được hiệu quả, chính xác.
Sơ đồ 3.2 Mô hình quản trị RRTD
Hiện tại, NHTMCP Công thương Việt Nam đã thực hiện tốt mô hình quản trị RRTD giai đoạn 1 và đang chuyển đổi mô hình sang giai đoạn 2. Ngân hàng có nhiều lợi thế về tiềm lực tài chính cũng như công nghệ nên hoàn toàn có đủ khả năng đi tiếp lộ trình 5 giai đoạn này.
3.1.2.4. Nâng cao chất lượng công tác giám sát, kiểm soát tín dụng
Theo ủy ban Basel, đảm bảo hiệu quả công tác giám sát, kiểm soát tín dụng nội bộ là một trong những nguyên tắc quản trị RRTD thiết yếu. Các công việc đánh giá thước đo rủi ro, chất lượng quản trị rủi ro, mức độ đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy định, hạn mức tín dụng phải được thực hiện thường xuyên bởi các bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận giám sát độc lập khác.