Thực trạng hoạt động quản trị rủiro tín dụng

Một phần của tài liệu 1295 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 69 - 95)

2.2.2.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

53

Từ nhiều năm nay, VietinBank luôn coi trọng quản trị rủi ro với mục tiêu cân bằng lợi nhuận - rủi ro, đảm bảo tăng truởng kinh doanh an toàn, hiệu quả, góp phần xây dựng và duy trì sự ổn định bền vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Năm 2016 là thời điểm để VietinBank nỗ lực hoàn thành Chiến luợc kinh doanh trung hạn, trong đó phải kể đến sự gắn kết các chủ điểm kinh doanh, chủ điểm quản trị rủi ro và các hoạt động hỗ trợ khác. Bên cạnh đó, những yêu cầu quản lý rủi ro ngày càng chặt chẽ của NHNN tại thông tu 36/2014/TT-NHNN và Thông tu 06/2016/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, Thông tu 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phuơng pháp trích lập dự phòng rủi ro cũng tác động đến kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng, ảnh huởng đến kết quả chung của NHTMCP Công thuơng Việt Nam nếu không áp dụng mô hình quản trị RRTD hiệu quả. Ngoài ra việc NHNN ban hành thông tu 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn theo Base II (phuơng pháp tiêu chuẩn) đòi hỏi NHTMCP Công thuơng Việt Nam phải cập nhật đổi mới mô hình quản trị RRTD để định hình cơ cấu tín dụng phù hợp với yêu cầu mới, qua đó đảm bảo mục tiêu tăng truởng trên cơ sở kiểm soát tốt rủi ro.

Hiện nay, NHTMCP Công thuơng Việt Nam đang là một trong muời NHTMCP tiên phong thí điểm áp dụng chuẩn Base II trong công tác QTRRD trên nguyên tắc ba vòng kiểm soát. Cụ thể ba vòng kiểm soát nhu sau:

54 Ben điều hành Cie ! don Vj nghíộp vụ VKS thứ hai (Bộ phận QLRRTD) VKS thứ ba (Bộ phận Kiểm toán nẾi M) QLRRTD ở cấp độ toàn hệ thống, giám sát độc lập VKS thư nhất • Xây đựng Cữ chế, chinh sách, công cụ, hệ thống QLRRTD toàn hộ thống, - Đánh giá rùi ro độc lập, quản lý DMTD toàn hệ thống.

Kiểm tra, giám sát độc

lập VKS thứ nhất và VKS thứ hai

- Đánh giá tinh đầy đù, ị

phù hợp hiệu quà cùa các chốt kiểm soát trong QLRRTD.

- Kicm toán tuân thủ và kiềm toản hoạt động

QLRRTD....

Sơ đồ 2.3: Mô hình QTRRTD theo chuẩn Base II

(Nguồn: Quy định Khung Quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam theo quyết định số 532/2016/QĐ-HĐQT -NHCT9 ngày

55

Trách nhiệm và quyền hạn trong QLRRTD

- Hội đồng quản trị: Là cấp thẩm quyền cao nhất phê duyệt ban hành quy định quản lý rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng, đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển an toàn, bền vững

- Ủy ban QLRR trực thuộc HĐQT: Tham mưu giúp việc cho HĐQT trong các vấn đề liên quan đến: (i) xây dựng chiến lược QLRRTD, (ii) xác định KVRR tín dụng, (iii) xây dựng cơ chế, chính sách QLRRTD, (iv) xây dựng cơ cấu tổ chức QLRR và thiết lập giới hạn thẩm quyền tín dụng, (v) phê duyệt cấu trúc ngoại lệ, (vi) phê duyệt các kế hoạch dự phòng rủi ro, (vii) xây dựng hệ thống XHTDNB/mô hình đo lường và chấm điểm tín dụng, (viii) đánh giá rủi ro tín dụng theo các kịch bản sức ép căng thẳng (stress test).

- Ban điều hành: Tổ chức triển khai công tác QLRRTD theo chiến lược và chính sách QLRRTD đã được HĐQT phê duyệt

- Ban rủi ro trực thuộc ban điều hành: Tham mưu ban điều hành phê duyệt quy trình, chỉ đạo hướng dẫn QLRRTD.

- Giám đốc khối QLRR: Đệ trình TGĐ/HĐQT ban hành chính sách, chiến lược,

KVRRTD và các quy trình, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo trong công tác QLRRTD

- Đơn vị kinh doanh (Vòng Kiểm soát thứ nhất):

+ Bộ phận phát triển kinh doanh:

V Thực hiện QLRRTD theo chiến lược QLRRTD, khung QLRRTD và các chính sách, quy định, quy trình, chỉ đạo trong công tác QLRRTD đã được HĐQT/BĐH phê duyệt

V Chịu trách nhiệm đề xuất/thiết kế các chương trình/sản phẩm tín dụng, xây

dựng, phát triển các thị trường mục tiêu, phát triển khách hàng nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhưng đảm bảo QLRR theo KVRR của NHTMCP Công thương Việt Nam từng thời kỳ

V Quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với thị trường mục tiêu/phân khúc khách hàng được xác định trong các chương trình tín dụng.

56

các biện pháp giảm thiểu rủi ro khi có các dấu hiệu có thể ảnh huởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và chất luợng DMTD. Bộ phận phát triển kinh doanh tại Chi nhánh chịu trách nhiệm khai báo/quản lý thông tin cấp tín dụng ngoại lệ đối với từng giao dịch.

S Thực hiện các báo cáo QLRRTD theo quy định

+ Bộ phận QLRRTD tại đơn vị kinh doanh:

S Tham muu, hỗ trợ Giám đốc khối/Giám đốc chi nhánh thực hiện QLRRTD tại đơn vị trên cơ sở tuân thủ các chính sách của NHTMCP Công thuơng Việt Nam.

S Phối hợp với bộ phận QLRRTD toàn hệ thống và các bộ phận liên quan trong hoạt động QLRRTD đối với phân khúc khách hàng thuộc phạm vi quản lý của đơn vị

S Giám sát chất luợng danh mục cấp tín dụng ngoại lệ đối với phân khúc khách hàng thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.

- Bộ phận QLRRTD toàn hàng (Vòng kiểm soát thứ 2): Tham muu, giúp việc cho Ban lãnh đạo trong công tác QLRRTD toàn hệ thống, cụ thể nhu sau:

+ Bộ phận QLRRTD

S Xây dựng cơ chế chính sách QLRRTD S Quản lý giám sát Danh mục tín dụng

S Xây dựng mô hình: đầu mối xây dựng/kiến nghị/đề xuất điều chỉnh hoặc cải tiến công cụ, hệ thống chấm điểm XHTDNB khách hàng, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và quy định của pháp luật.

S Xây dựng công cụ nhận diện, đo luờng, giám sát, báo cáo RRTD

+ Bộ phận Chính sách tín dụng

S Xây dựng cơ chế, chính sách, quy chế, quy trình tín dụng và các văn bản nghiệp vụ tín dụng theo chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, phù hợp với quy định của NHNN, pháp luật hiện hành và phù hợp với thông lệ quốc tế.

57

bộ phận đó ban hành để nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh và/hoặc KVRR của NHTMCP Công thương Việt Nam

V Định kỳ rà soát, điều chỉnh cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công thương Việt Nam trong từng thời kỳ.

- Bộ phận Đánh giá và Phê duyệt tín dụng (vòng kiểm soát thứ 2):

V Thực hiện chức năng tái thẩm định/đánh giá rủi ro độc lập và thực hiện chức năng phê duyệt tín dụng trong phạm vi thẩm quyền quy định hoặc trình cấp có thẩm quyền cao hơn đối với các trường hợp vượt thẩm quyền.

V Khai báo/quản lý thông tin cấp tín dụng ngoại lệ đối với các giao dịch thuộc phạm vi kiểm soát

- Bộ phận kiểm toán nội bộ (Vòng Kiểm soát thứ 3):

V Đánh giá độc lập về tính đầy đủ, hợp lý, hiệu quả công tác QLRRTD tại các bộ phận nghiệp vụ liên quan đến công tác QLRRTD.

V Chịu trách nhiệm trong việc kiểm toán các hoạt động QLRRTD đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và quy định nội bộ của NHTC.

V Chủ động nhận diện các RRTD trọng yếu trong quá trình kiểm toán độc lập, đề xuất các biện pháp/ứng xử tín dụng phù hợp để ngăn ngừa/giảm thiểu rủi ro trong công tác QLRRTD.

2.2.2.2. Nội dung Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Chiến lược rủi ro tín dụng

- NHTMCP Công thương Việt Nam xây dựng chiến lược rủi ro tín dụng nhằm thiết lập mục tiêu của các hoạt động phát sinh rủi ro tín dụng

- Chiến lược rủi ro tín dụng đề ra các mục tiêu tín dụng tổng quát mà NHCT

chấp nhận theo các chiều: loại hình cho vay, khách hàng, khu vực, vùng miền, loại tiền, kỳ hạn, TSĐB... phù hợp với KVRR và chiến lược phát triển kinh doanh

- Chiến lược rủi ro tín dụng phải tính tới cân bằng giữa khả năng đáp ứng vốn tự có và mục tiêu tăng trưởng tín dụng dự kiến, chất lượng tín dụng, mức sinh

Các bước Cấp độ DMTD Cấp độ giao dịch

Nhận diện Nhận diện rủi ro DMTD Hiểu biết khách hàng 58

lời dự kiến đảm bảo tính liên tục trong dài hạn, có tính đến biến động chu kỳ của nền kinh tế tác động đến cơ cấu và chất lượng DMTD của Ngân hàng.

Khẩu vị rủi ro tín dụng

- KVRR là loại/mức độ rủi ro mà NHTMCP Công thương Việt Nam sẵn sàng chấp nhận để đạt được mục tiêu kinh doanh, nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong haotj động tín dụng của NHTMCP Công thương Việt Nam. KVRRTD là một phần không tách rời KVRR toàn ngân hàng và có sự liên kết chặt chẽ với chiến lược, mục tiêu kinh doanh, biến động lợi nhuận, kế hoạch vốn, kế hoạch thanh khoản, xếp hạng tín nhiệm tín dụng của NHTMCP Công thương Việt Nam trong từng thời kỳ

- KVRRTD thể hiện ý chí chủ đạo của NHTMCP Công thương Việt Nam trong việc thực hiện QLRRTD và phải thực hiện triển khai trong toàn hệ thống thông qua việc:

(i) Xây dựng định hướng tín dụng theo hướng đa dạng hóa danh mục tín dụng nhằm phân tán rủi ro, tránh tập trung danh mục vào một khách hàng/nhóm khách hàng/ngành hàng

(ii) Thiết lập và kiểm soát các giới hạn tín dụng dựa trên các quy định hiện hành của pháp luật nói chung, NHNN nói riêng và mục tiêu quản trị nội bộ của NHTMCP Công thương Việt Nam

(iii) Kiểm soát chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu đo lường RRTD.

- NHTMCP Công thương Việt Nam xây dựng và tuyên bố KVRRTD từng thời kỳ để đảm bảo tính minh bạch nhất quán nhằm đạt được mục tiêu mang tính chiến lược, thiết lập các ngưỡng chấp nhận rủi ro để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, định hướng hành vi rủi ro và thiết lập văn hóa rủi ro của NHTMCP Công thương Việt Nam

Văn hóa rủi ro tín dụng của NHCT

- Văn hóa rủi ro tín dụng của NHCT là tổng hòa giá trị, niềm tin, thực hành tín dụng và thái độ của toàn bộ Ban lãnh đạo và Cán bộ nhân viên Ngân hàng, từ đó hình thành môi trường tín dụng và những hành vi tín dụng mà NHTMCP Công thương Việt Nam có thể chấp nhận

59

- Văn hóa rủi ro tín dụng thường bao gồm 3 nội dung chính (i) Chủ động chấp nhận những rủi ro được bù đắp bởi lợi nhuận phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra (ii) Không chấp nhận những rủi ro có thể làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của NHTMCP Công thương Việt Nam, (iii) Không chấp nhận những rủi ro có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới lợi ích, giá trị lâu dài của NHTMCP Công thương Việt Nam.

Nhận biết rủi ro tín dụng ngân hàng

- NHTMCP Công thương Việt Nam thực hiện QLRRTD tại 2 cấp độ (i) cấp độ giao dịch (khách hàng) và (ii) cấp độ danh mục.

- Có 05 bước QLRRTD cơ bản bao gồm (i) Nhận diện; (ii) Đánh giá/đo lường; (iii) Kiểm soát, (iv) Giám sát và (v) Báo cáo, cụ thể như sau:

Đánh giá/

Đo lường Kiểm tra sức chịu đựng (stress test)Ước lượng tổn thất danh mục xếp hạng tín dụng nội bộĐịnh giá dựa trên rủi ro

Kiểm soát Kiểm soát phê duyệt ngoại lệ

Giảm thiểu rủi ro Thẩm định và phê duyệt tíndụng

Giám sát Giám sát DMTD

Giám sát danh mục TSĐB

Giám sát tín dụng

(Nguồn: Quy định Khung Quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam theo quyết định số 532/2016/QĐ-HĐQT -NHCT9 ngày

29/06/2016)

Các bước QLRRTD ở cấp danh mục:

- Nhận diện rủi ro tín dụng ở cấp độ danh mục:

+ NHTMCP Công thương Việt Nam thực hiện đánh giá các yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài để nhận diện RRTD đối với DMTD, làm cơ sở để đưa ra các biện

60

pháp nhằm hạn chế/kiểm soát những rủi ro này.

+ Yếu tố nội tại cần xem xét bao gồm nhưng không giới hạn: Phân tích danh mục tín dụng của NHTMCP Công thương Việt Nam (cơ cấu, chất lượng, tốc độ tăng trưởng, các cam kết chưa giải ngân,...)

+ Yếu tố bên ngoài cần xem xét bao gồm nhưng không giới hạn: phân tích/dự báo triển vọng kinh tế vĩ mô, các ngành kinh tế; các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, NHNN, các quy định của pháp luật.

- Đo lường/đánh giá rủi ro tín dụng ở cấp độ danh mục

+ Kiểm tra sức chịu đựng

V NHTMCP Công thương Việt Nam thực hiện kiểm tra sức chịu đựng (stress test) đối với DMTD để đánh giá độ ảnh hưởng của kịch bản rủi ro đến cơ cấu, chất lượng DMTD và vốn của Ngân hàng, từ đó đánh giá khả năng Ngân hàng trụ vững trong những điều kiện bất lợi

V Stress test cần được thực hiện định kỳ hàng năm bao gồm nhưng không giới hạn những nội dung sau: Mục tiêu, phạm vi, mô tả tóm tắt và mức độ nghiêm trọng của kịch bản rủi ro, kỹ thuật thực hiện, các giả định được sử dụng, kết quả định tính và định lượng, phân tích tác động tới tình hình tài chính của ngân hàng và kế hoạch hành động

V Việc thực hiện stress test cần tiến hành trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa Khối quản lý rủi ro, Khối khách hàng và bộ phận Quản lý cân đối vốn và kế hoạch tài chính. NHTMCP Công thương Việt Nam căn cứ kết quả Stress Test để điều chỉnh chiến lược rủi ro và các giới hạn RRTD để đảm bảo phù hợp với KVRRTD Ngân hàng.

+ Ước lượng tổn thất RMTD:

V Khi điều kiện cho phép, KVRRTD sẽ sử dụng mô hình đo lường RRTD để lượng hóa giá trị tổn thất RRTD tối đa của DMTD, từ đó xác định mức vốn cần thiết để chống đỡ rủi ro này.

V Tổn thất của một DMTD có thể phân chia thành 2 loại tổn thất trong dự tính (Expected loss, EL) và tổn thất ngoài dự tính (Unexpected loss, UL). Tổn thất

61

trong dự tính được bù đắp thông qua chính sách định giá và trích lập dự phòng, tổn thất ngoài dự kiến tính được bù đắp thông qua vốn của Ngân hàng.

- Kiểm soát rủi ro tín dung ở cấp độ danh mục:

+ Kiểm soát việc cấp tín dụng ngoại lệ:

V NHTMCP Công thương Việt Nam thực hiện theo dõi và giám sát chất lượng các khoản tín dụng được phê duyệt ngoại lệ (toàn danh mục, văn bản cụ thể, sản phẩm cụ thể..) nhằm đánh giá tình hình phê duyệt ngoại lệ và đưa ra các đề xuất điều chỉnh thẩm quyền hoặc chính sách tín dụng phù hợp.

S Bộ phận ban hành văn bản , chính sách sẽ thực hiện định kỳ ít nhất một năm một lần xem xét sửa đổi bổ sung văn bản để kiểm soát giới hạn tín dụng ngoại lệ đảm bảo phù hợp với thực tế hoạch động và khẩu vị rủi ro tại NHTMCP Công thương Việt Nam.

+ Giảm thiểu rủi ro:

V NHTMCP Công thương Việt Nam thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro như là một phương thức chủ động trong việc quản lý DMTD.

S Trong các trường hợp rủi ro của DMTD vượt quá mức độ chấp nhận rủi ro của

NHTMCP Công thương Việt Nam hoặc NHTMCP Công thương Việt Nam muốn thay

đổi cấu trúc DMTD hiện tại, NHTMCP Công thương Việt Nam có thể cân nhắc thực hiện chuyển rủi ro thông qua bán nợ, chứng khoán hóa, phái sinh tín dụng..

- Giám sát rủi ro tín dụng ở cấp độ danh mục

+ Giám sát danh mục tín dụng

S NHTMCP Công thương Việt Nam thực hiện giám sát sanh mục tín dụng toàn hệ thống và/hoặc theo từng phân khúc khách hàng nhằm kịp thời đề xuất biện pháp đối phú

S Giám sát danh mục TSĐB: NHTMCP Công thương Việt Nam thực hiện giám sát danh mục TSĐB thông qua kiểm soát tỷ trọng cấp tín dụng có bảo đảm và cơ cấu TSĐB trong hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam (cơ cấu loại hình TSĐB, sự chuyển dịch về loại hình TSĐB, nguồn gốc hình thành TS, đối tượng sở hữu TSĐB...) phát hiện các rủi ro trong việc nhận/quản lý, giám sát TSĐB và đưa

Một phần của tài liệu 1295 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 69 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w