Bài học cho các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 1305 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 43)

1.3.3.1. Bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Từ kinh nghiệm của Trung Quốc và Mỹ trong quản trị rủi ro tín dụng, có thể rút ra một số bài học sau đây cho các NHTM ở Việt Nam:

Thứ nhất, hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các

chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư.

31

Thứ hai, các NHTM cần xác định quản trị rủi ro tín dụng là trung tâm của hoạt

động quản trị điều hành và phải là một quá trình đuợc thực hiện thuờng xuyên, liên tục trong suốt vòng đời của mỗi khoản vay.

Thứ ba, ngoài những phuơng pháp phân tích truyền thống để đánh giá khách

hàng, trong bối cảnh hiện nay các NHTM cần áp dụng một số công cụ hiện đại để quản trị rủi ro tín dụng. Trong đó, việc xây dựng các mô hình để chấm điểm và xếp loại khách hàng rất quan trọng.

Thứ tư, thông tin về khách hàng là thông tin quan trọng nhất để các NHTM có

thể đánh giá về khách hàng vay. Trong đó, các Ngân hàng phải quan tâm đến nguồn thu để trả nợ của khách hàng, đánh giá cụ thể khả năng trả nợ của khách hàng.

Thứ năm, kiểm tra và giám sát truớc, trong và sau khi cho vay là một quy trình

không thể thiếu trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các rủi ro có thể phát sinh.

Trên đây là những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá cho các NHTM ở Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng ngày càng huớng tới thông lệ quốc tế.

1.3.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín — Chi nhánh Hà Nội

Dựa trên tìm hiểu thông tin về kinh nghiệm quản trị rủi ro của Mỹ và Trung Quốc, rút ra đuợc những kinh nghiệm trong việc quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank Chi nhánh Hà Nội nhu sau :

Thứ nhất, cố gắng thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng để có thể hiểu

rõ hơn về tình hình tài chính và có đuợc lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng trong khi đó bên vay sẽ có đuợc nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với các dịch vụ tín dụng.

Thứ hai, tập trung quyết định cho vay để bảo đảm tính thống nhất và kiểm

soát. Kết cấu này loại bỏ việc ra quyết định cuối cùng từ nhiều cán bộ rải rác mà tập trung phê duyệt vào một cán bộ hoặc một nhóm để đảm bảo tính thống nhất, kiểm soát và hiệu quả trong thẩm định khoản vay

32

Thứ ba, thực hiện hiệu quả việc chấm điểm khách hàng để cấp tín dụng, điểm

tín dụng càng cao thì hạn mức cấp tín dụng càng cao, đuợc huởng các chính sách uu đãi và nguợc lại.

Thứ tư, giám sát chặt chẽ khoản vay sau khi giải ngân bằng cách tiếp tục thu

thập thông tin về khách hàng, thuờng xuyên xuống kiểm tra, giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp kịp thời xử lý rủi ro xảy ra

Thứ năm, có sự phân định rõ ràng chức năng của các Ban trong cơ cấu tổ chức

liên quan đến quy trình tín dụng và phân biệt rõ quyền cấp tín dụng và quyền phê duyệt tín dụng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

1. Lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng là cơ sở để nghiên cứu những nguyên nhân, thực trạng phát sinh thực tế trong hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng nói chung và của Sacombank - Chi nhánh Hà Nội nói riêng

2. Các nhân tố ảnh huởng đến quá trình quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thuơng mại cần đuợc quan tâm một cách thỏa đáng để trên cơ sở đó NHTM có thể xây dựng các giải pháp hiệu quả trong quản lý rủi ro tín dụng.

3. Những kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng ở một số quốc gia có tài chính hoạt động sôi động nhất, đồng thời đó cũng là những bài học cho Việt Nam trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Những vấn đề trên sẽ là cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh Hà Nội trong chuơng tiếp theo.

33

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒNTHƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 1305 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w