Vài nét về ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh

Một phần của tài liệu 1305 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 89)

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒNTHƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH HÀ NỘI THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.1. Vài nét về ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chinhánh Hà Nội nhánh Hà Nội

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) được thành lập ngày 21/12/1991, là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại TP.Hồ Chí Minh trên cơ sở hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 3 hợp tác xã tín dụng làTân Bình, Thành Công và Lữ Gia với các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Khi mới thành lập, mức vốn điều lệ ban đầu của Sacombank chỉ là 3 tỷ đồng, đến cuối năm 2011, Sacombank đã tăng vốn điều lệ lên 10.740 tỷ đồng, trở thành một trong những Ngân hàng TMCP có số vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Hiện nay, mạng lưới hoạt động của Sacombank bao gồm 408 điểm giao dịch trên toàn khu vực Đông Dương, thiết lập mối quan hệ với 14.721 đại lý thuộc 811 ngân hàng tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Năm 1993, Sacombank - chi nhánh Hà Nội được thành lập với trụ sở chính tại 65 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội. Đây chính là chi nhánh đầu tiên tại Thủ đô của một Ngân hàng thương mại tại TP.Hồ Chí Minh. Hiện nay, Sacombank - chi nhánh Hà Nội có 5 phòng giao dịch bao gồm: Chợ Mơ, Định Công, Bách Khoa, Lĩnh Nam, Kim Ngưu. Đối tượng chủ yếu mà chi nhánh đang tập trung nghiên cứu phát triển và cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân và một số doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, khối lượng giao dịch tại chi nhánh là khá lớn và ngành nghề hết sức đa dạng.

Cũng như các chi nhánh khác của Sacombank, các hoạt động chính của Sacombank - chi nhánh Hà Nội bao gồm:

34

- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi

- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tu

- Cung cấp các dịch vụ về đầu tu, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản, các dịch vụ ngân hàng khác

Với những dịch vụ nhu vậy, trong suốt 20 năm qua, chi nhánh thuờng xuyên đáp ứng đuợc nhu cầu của các đối tuợng khách hàng, luôn hoạt động có hiệu quả và không ngừng phát triển, thuờng xuyên đuợc Sacombank bầu chọn là chi nhánh xuất sắc trong toàn hệ thống.

về cơ cấu tổ chức, Sacombank - chi nhánh Hà Nội có khoảng hơn 170 cán bộ ngân hàng, phần lớn có trình độ đại học và trên đại học (85%) làm việc tại các phòng, bộ phận bao gồm: phòng Doanh nghiệp, phòng Cá nhân, bộ phận Kinh doanh tiền tệ, phòng Hỗ trợ kinh doanh (gồm bộ phận Quản lý tín dụng, TTQT, Xử lý giao dịch), phòng Kế toán - Hành chính, phòng Giao dịch (gồm bộ phận Dịch vụ khách hàng, Hỗ trợ kinh doanh).

2.1.2. Những kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Hà Nội

Cùng với quá trình phát triển của toàn hệ thống Ngân hàng Sacombank trong suốt 24 năm qua, Sacombank - Chi nhánh Hà Nội luôn luôn phát huy truyền thống, giá trị cốt lõi của Ngân hàng. Sacombank - Chi nhánh Hà Nội luôn thể hiện vai trò là một trong những NHTM hàng đầu trong việc cung ứng vốn cho các khách hàng là cá nhân và tổ chức kinh tế trên địa bàn quận Đống Đa, góp phần phát triển kinh tế Thủ đô nói chung và phát triển kinh tế quận Đống nói riêng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sacombank - Chi nhánh Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp, nỗ lực không ngừng tăng truởng nhiều nguồn vốn thông qua nhiều kênh huy động nhu: từ dân cu, doanh nghiệp, vay hợp vốn, vay tài trợ xuất nhập khẩu nuớc ngoài... để đảm bảo cân đối nguồn vốn của khách hàng và nền kinh tế.

Với chủ truơng đa dạng hóa sản phẩm, phát triển ổn định và an toàn, Sacombank - Chi nhánh Hà Nội thực hiện nghiêm túc các quy định và những chính

35

sách mà Hội đồng quản trị đề ra trong suốt thời gian qua. Quy mô hoạt động, tốc độ tăng truởng của Sacombank - Chi nhánh Hà Nội không ngừng đuợc nâng cao, đang dần chiếm thị phần đáng kể trong hệ thống Ngân hàng thuơng mại trên địa bàn Thủ đô và đặc biệt là tại quận Đống Đa và các địa bàn mà Sacombank - Chi nhánh Hà Nội trú đóng về các mảng huy động vốn, tín dụng và dịch vụ.

Với xu huớng cạnh tranh ngày càng lớn, việc mở rộng và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên địa bàn đã giúp cho Sacombank - Chi nhánh Hà Nội có những kết quả ổn định và phù hợp với định huớng của toàn ngành Ngân hàng. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nuớc, chuyển tiền và chi trả kiều hối, thanh toán thẻ và séc, chuyển đổi mua bán ngoại tệ... tăng truởng cả về quy mô và chất luợng. Đồng thời, từ năm 2010 đến nay, Ngân hàng đã đẩy mạnh nhiều chuơng trình dịch vụ mới nhu: Thẻ thanh toán ATM, thẻ tín dụng (nội địa và quốc tế), hệ thống máy ATM, mở thêm nhiều loại hình tiết kiệm, vấn tin tài khoản, hoạt động cho vay cũng đuợc sự phân loại và đa dạng hình thức vay.

Hoạt động huy động vốn:

□ Tổng nguồn vốn huy động (Đơn vị: Tỷ đồng)

Biểu đồ 2.1: Hoạt động huy động vốn tại Sacombank - CN Hà Nội

36

Tổng nguồn vốn huy động của Sacombank - chi nhánh Hà Nội tính đến cuối năm 2012 là 1617 tỷ đồng, cuối năm 2013 là 2471 tỷ đồng và cuối năm 2014 là 2785 tỷ đồng. Tốc độ tăng truởng huy động vốn đạt 52,8% trong năm 2013 và12,7% trong năm 2014. Trong giai đoạn 2012 - 2014 nguồn vốn huy động có tốc độ tăng nổi bật nhất là vào năm 2013 ( tăng 854 tỷ đồng, tuơng đuơng 52,8%). Trên thực tế, tốc độ tăng truởng huy động của chi nhánh trong năm 2013 tăng mạnh là do 1 số công ty, doanh nghiệp lớn gửi tiền vào. Buớc sang năm 2014, một số doanh nghiệp lớn đã rút tiền gửi dẫn đến số tiền huy động bị giảm mạnh. Sự biến động này do nhiều nguyên nhân khác nhau, các ngân hàng có những chuơng trình khuyến mãi bằng quà hiện vật hoặc hiện kim, lãi suất chạy đua giữa các ngân hàng có sự cạnh tranh mạnh, đôi khi lãi suất của các ngân hàng nhỏ đều vuợt trần theo quy định của nhà nuớc dẫn đến nguồn tiền gửi của những ngân hàng lớn cũng bị ảnh huởng đáng kể... Tuy nhiên, sau những chính sách tiền tệ mạnh tay của NHNN, lãi suất huy động đầu vào đuợc bình ổn, đã khiến cho luợng vốn huy động chỉ có sự tăng nhẹ

trong năm 2014. Hoạt động tín dụng: 1280 1260 1240 1220 1200 1180 1160 1140 1120 1100 1080 1060 2012 2013 2014

□ USD (quy đổi về VND) □ VND

Biểu đồ 2.2: Hoạt động cho vay tại Sacombank - CN Hà Nội

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng thu dịch vụ 16

^9

22^^ 26,

3

Lợi nhuận trước thuế 74

2^ 599 63,3

37

Tại Sacombank - chi nhánh Hà Nội, tổng dư nợ cho vay tính đến cuối năm 2012 đạt 1264 tỷ đồng, cuối năm 2013 đạt 1169 tỷ đồng (giảm 95 tỷ đồng, tương đương 7,5% so với năm 2012) và cuối năm 2014 đạt 1187 tỷ đồng (tăng 18 tỷ đồng, tương đương 1,5% so với năm 2013). Nhìn chung, tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh chưa được đẩy mạnh, số lượng nguồn vốn được đẩy ra thị trường còn tương đối thấp, duy chỉ có năm 2012, nguồn vốn được đẩy ra thị trường tương đối lớn, đối với cho vay VNĐ là 1218 tỷ đồng,cho vay USD là 46 tỷ đồng. Giai đoạn 2013 - 2014 tổng hoạt động cho vay giảm, tốc độ tăng trưởng cho vay không cao là do những chính sách vĩ mô của nhà nước thắt chặt mạnh mẽ làm cho thị trường hoạt động kinh doanh của các lĩnh vực này hầu như đóng băng dẫn đến kênh đầu tư của người dân giảm và điều này cũng ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của các ngân hàng nói chung và Sacombank - Chi nhánh Hà Nội nói riêng. Trong năm 2013 dư nợ vay đã giảm mạnh, nguyên nhân tình hình kinh tế khó khăn, sức đầu tư kinh doanh của người dân, doanh nghiệp giảm dẫn đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giảm. Bên cạnh đó, trước tình hình kinh tế khó khăn, khách hàng phát sinh nhiều nợ quá hạn nên buộc Ngân hàng thực hiện những chính sách tinh giảm khách hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.Mặt khác, trong năm 2014 dư nợ cho vay có xu hướng tăng nhẹ là do cơ chế hoạt động kinh doanh của chi nhánh chưa được thắt chặt,các lĩnh vực như bất động sản,chứng khoán,cho vay vàng... có dấu hiệu ấm lại nên tốc độ tăng trưởng của chi nhánh tăng,được cải thiện đáng kể.

Đối với khách hàng cũ thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá, phân loại khách hàng, nắm bắt thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực quản lý điều hành của từng khách hàng. Đối với khách hàng mới phải phân tích và thẩm định kỹ về năng lực tài chính, về quy mô ngành hàng và về chiến lược cạnh tranh đưa ra hội đồng tín dụng thảo luận và quyết định. Giữ vững và từng bước tăng thị phần đối với ngành hàng, khách hàng có tình hình tài chính sản xuất kinh doanh ổn định, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tình hình tài chính lành mạnh, vay trả đều đặn, được xác định là khách hàng chiến lược. Đồng thời kiên quyết giảm dư nợ đối với khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính yếu kém,

38

không đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng, do vậy dư nợ cho vay luôn nằm trong tầm quản lý và kiểm soát của Chi nhánh.

Hoạt động dịch vụ:

Bảng 2.1: Ket quả thu dịch vụ, lợi nhuận, chi phí tại Sacombank - CN Hà Nội

Chi phí 35

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng ∑ Dư nợ 126 4 100% 1169 100% 1187 100% ∑ Dư nợ xấu (Nhóm 3,4,5) 251 2% 5 5 -1,7'% (tăng 2.7% so với 2012) 67,1 5,65%(tăng 0,95% so với 2013)

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Sacombank - Chi Nhánh Hà Nội)

Do được vận hành đồng bộ trên nền tảng core banking hiện đại, cải tiến thường xuyên, cùng với việc tăng cường lực lượng bán hàng chuyên nghiệp và áp dụng quy trình giao dịch một cửa nên hoạt động dịch vụ của Sacombank - chi nhánh Hà Nội tiếp

tục được cải thiện qua các năm. Tổng thu dịch vụ của chi nhánh đạt 16,9 tỷ đồng cuối

năm 2012, đến cuối năm 2013 là 22 tỷ đồng (tăng5,1 tỷ đồng, tương đương 30,2% ) và

cuối năm 2014 đạt 26,3 tỷ đồng (tăng 4,3 tỷ đồng, tương đương 19,5%).

về các khoản thu dịch vụ và lợi nhuận trước thuế có sự tăng đều qua các năm, hoạt động kinh doanh của ngân hàng mặc dù gặp những khó khăn trong các năm. Tuy nhiên, với đường lối chiến lược kinh doanh riêng của Chi nhánh đã giúp cho lợi nhuận tăng. Hoạt động tín dụng đóng góp nhiều trong khoản lãi kinh doanh của Ngân hàng, nhưng với những chính sách kiểm soát và rà soát lại các khoản vay của NHNN, đồng thời tăng trưởng tín dụng trong sự kiểm soát chặt chẽ thì việc thu lợi từ hoạt động này trong những năm gần đây là không cao.

Chính vì nắm bắt được xu hướng này, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã thực hiện việc đẩy mạnh chương trình định hướng của Ngân hàng cũng như cung cấp các dịch vụ như chuyển tiền, thu kinh doanh ngoại hối, sản phẩm máy chấp nhận thẻ (POS - Point of Sale), chứng minh năng lực tài chính... nhằm tăng các khoản thu kinh doanh. Đây cũng là bước đi chiến lược của Ban lãnh đạo trong thời kỳ kinh tế gặp nhiều khó khăn, cụ thể hơn là hoạt động tín dụng chưa phát triển mạnh.

39

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Hà Nội

Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Sacombank - Chi nhánh Hà Nội có thể thấy tín dụng tăng trưởng tốt qua các năm. Tuy nhiên đánh giá tình hình tăng trưởng tín dụng có thực sự tốt không chất lượng tín dụng có cao hay không thì cần phải xem xét mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thể hiện qua các chỉ tiêu dưới đây

Bảng 2.2: Định lượng dư nợ xấu từ nhóm 3-5 ở ngân hàng Sacombank Chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2012 - 2014

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Sacombank - Chi nhánh Hà Nội)

Trong năm 2012, tổng số nợ xấu của Chi nhánh là 25,3 tỷ đồng chiếm khoảng 2% tỷ trọng tổng dư nợ. Trong năm 2013, nợ xấu của chi nhánh tăng mạnh lên mức 55 tỷ đồng tương đương 4,7% tổng dư nợ. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh trong năm 2013 giảm sút đáng kể. Mức tỷ trọng nợ xấu 4,7% là mức tương đối cao trong hệ thống ngân hàng thương mại. Nguyên nhân chủ yếu đối của sự gia tăng nợ xấu này là do năm 2013 là năm có nhiều bất ổn của nền kinh

tế Việt Nam, nhiều doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và thi công xây lắp hoạt động không hiệu quả. Một số khách hàng truyền thống của Sacombank - Chi nhánh Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực nói trên

40

cũng gặp khó khăn trong hoạt động dẫn đến tình trạng không thực hiện được nghĩa vụ

trả nợ của mình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu

tăng nhanh của chi nhánh trong năm 2013. Ngoài ra, trong năm 2013, trước những áp

lực tăng trưởng dư nợ của toàn chi nhánh, một số phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh

đã có phần lơi lỏng và phát triển tương đối ồ ạt các khoản tín dụng đối với khách hàng

cá nhân. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn của các khách hàng cá nhân tại chi nhánh tăng nhanh trong năm 2013.

Tuy nhiên bước sang năm 2014 tỷ lệ nợ xấu tăng 0,95% so với năm 2013.Điều này cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Hà Nội còn nhiều hạn chế. Trên thực tế, trong những năm 2013 và 2014 nợ xấu tại Sacombank - Chi nhánh Hà Nội hiện tập trung nhiều chủ yếu tại hai phòng giao dịch là: PGD Bách Khoa và PGD Chợ Mơ. Đặc thù của cả hai phòng này là thường cho vay những khách hàng nhỏ vay mua ô tô tải, cho vay làng nghề...những đối tượng khách hàng này thường có nguồn tài chính không ổn định, hoặc nguồn thu từ hoạt động kinh doanh vận tải, buôn bán các mặt hàng nhỏ lẻ...khi thị trường của những lĩnh vực này không phát triển, ứ đọng hàng dẫn đến nguồn thu của khách hàng bị ảnh hưởng và làm cho nợ xấu ngân hàng tăng lên.

Mặc dù tình hình hoạt động tín dụng của Sacombank - Chi nhánh Hà Nội còn nhiều những bất cập trong việc kiểm soát các khoản vay, tuy nhiên Chi nhánh cũng vẫn luôn duy trì được nợ trong nhóm 1 cao với tỷ trọng luôn chiếm hơn 90%/tổng dư nợ của toàn Chi nhánh.

2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Hà Nội

Để đánh giá đầy đủ và khách quan thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh Hà Nội,tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề sau đây:

2.2.2.1. Vấn đề thiết lập cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng

Tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Hà Nội được thực hiện

chủ yếu thông qua các phòng có chức năng xử lý nghiệp vụ tín dụng như Phòng kinh

Một phần của tài liệu 1305 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w