Hoàn thiện công tác thẩm định, tái thẩm định và đánh giá tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu 1305 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 92)

Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng không thể luờng truớc đuợc. Vì vậy Ngân hàng cần phải hoàn thiện công tác thẩm định, tái thẩm định và đánh giá tài sản đảm bảo

Hoàn thiện công tác thẩm định, đánh giá tài sản đảm bảo tại chi nhánh

Công tác thẩm đinh, đánh giá tài sản bảo đảm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình truớc, trong và sau khi cho vay. Hiện nay, tại Sacombank - Chi nhánh Hà Nội công tác tái thẩm định sau thời gian cho vay của chi nhánh còn hạn chế. Nhiều chuyên viên phụ trách tín dụng còn chủ quan không thực hiện việc tái định giá tài sản đảm bảo nhằm định giá đúng, đủ giá trị tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Chính vì vậy, việc nâng cao chất luợng công tác thẩm định, tái thẩm định, đánh giá tài sản đảm bảo phải đuợc thể hiện nhu sau:

- Cán bộ thẩm định phải là những nguời am hiểu về tài sản đảm bảo mà mình định giá, nắm bắt những thông tin liên quan đến tài sản đó và chủ sở hữu về tài sản.

76

- Cán bộ thẩm định tài sản phải trung thực, đáng tin cậy, sử dụng tốt công cụ định giá tài sản, làm việc khách quan, công tâm.

- Công tác thẩm định, định giá lại tài sản phải được thực hiện đúng theo quy định, chú trọng kiểm tra thực tế, tránh kiểm tra theo kiểu hình thức, ước lệ, đối phó

- Kết quả thẩm định, đánh giá tài sản phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và người ký quyết định những kết quả đó phải là người có hiểu biết, kinh nghiệm.

- Hạn chế chấp nhận những tài sản đảm bảo khó có khả năng xử lý, phát mại và

có giá trị không ổn định.

Hoàn thiện chính sách bảo đảm tiền vay.

Hiện nay chi nhánh thực hiện cơ chế bảo đảm tiền vay theo quy định của Sacombank, tuy nhiên trong quá trình hoạt động, một số nội dung vẫn chưa được quy

định đề cập đến hoặc chưa rõ ràng. Ví dụ như:

- Quy định về cầm cố, thế chấp lô hàng: Sacombank chưa có quy định cụ thể về việc cầm cố, thế chấp lô hàng do đó cần hoàn thiện chính sách bảo đảm tiền vay chứa đựng nội dung này để làm cơ sở thực hiện nhằm hạn chế rủi ro.

- Hiện nay chi nhánh quy định không nhận bảo đảm tài sản là hàng tồn kho, ứ đọng từ 3 - 6 tháng trở lên, tuy nhiên trong điều kiện các khách hàng bị ảnh hưởng bởi

suy thoái kinh tế như hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thời

gian tiêu thụ hàng chậm lại. Vì vậy chính sách về tài sản đảm bảo nên linh hoạt trong

vấn đề này, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng vay vốn hoạt động.

Thêm vào đó việc cầm cố thế chấp hàng hoá tồn kho có thời gian lưu kho kéo dài còn phụ thuộc vào đặc tính của từng sản phẩm, chu chuyển nguyên liệu trong sản xuất, thị trường cung ứng nguyên liệu là hàng tồn kho thế chấp để xác định thời gian lưu kho bao lâu thì không được dùng thế chấp cầm cố tại Sacombank. Tuy nhiên việc cụ thể hóa quy định này chưa thực hiện được, do đó cần nghiên cứu, tìm hiểu để đưa ra những tiêu chí đánh giá xác thực và phù hợp.

Trong thời gian tới, chi nhánh nên quy định thời gian kiểm tra nghiêm túc định kỳ đối với từng loại tài sản đảm bảo:

77

doanh, thực hiện kiểm tra định kỳ hàng tháng nhưng phải linh hoạt để tạo quyền cho bên bảo đảm được luân chuyển không ngừng về hình thức tài sản để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.

+ Tài sản đảm bảo là phương tiện đi lại như ô tô thực hiện kiểm tra định kỳ theo quý, nhằm theo dõi tình trạng thực tế của tài sản trên cơ sở đó đánh giá lại giá trị của tài sản cho phù hợp với giá trị thực tế nhằm đảm bảo khoản vay tại chi nhánh. Yêu cầu mua bảo hiểm vật chất cho phương tiện trong suốt thời gian vay hoặc từng năm theo quy định của ngân hàng...

+ Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản, nhà đất thực hiện nghiêm túc kiểm tra 6 tháng hoặc 1 năm một lần tùy mức độ phức tạp và biến động của từng tài sản. Yêu cầu kiểm tra kỹ lưỡng về tính pháp lý, giá cả thị trường của tài sản thế chấp...

Một phần của tài liệu 1305 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w