Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank nói chung và Sacombank - Chi nhánh Hà Nội nói riêng vẫn cần phải hoàn thiện nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo chất luợng hoạt động tín dụng cũng nhu hoạt động an toàn của toàn hệ thống Sacombank. Để công tác quản trị rủi ro tín dụng đạt kết quả tốt, đòi hỏi ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Hà Nội cần phải:
- Nâng cao hiệu quả của trung tâm phòng ngừa rủi ro của Sacombank. Trung tâm phải thuờng xuyên cung cấp các thông tin, cập nhật cho Chi nhánh về các khách hàng, và những đánh giá phân tích của mình từ các thông tin thu thập đuợc về khách hàng đó cho các Chi nhánh.
- Bên cạnh đó, trung tâm thông tin này cũng cần cung cấp các thông tin khác có liên quan đến hoạt động tín dụng nhu các thông tin về ngành hàng hoạt động rủi ro, giá cả thị truờng đối với những mặt hàng biến động mạnh nhu: sắt thép, thị truờng bất động sản...
- Thuờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định dự án,
phân tích và xử lý thông tin và pháp luật để nâng cao trình độ chuyên viên tín dụng. - Xây dựng chính sách chế tài, khen thuởng đối với chuyên viên tín dụng phù hợp hơn với thực tế. Hiện Sacombank - Chi nhánh Hà Nội vẫn chua đánh giá hết vai trò của việc hỗ trợ nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc của những chuyên viên làm việc hiệu quả cả về số luợng và chất luợng. Chính sách vẫn có điểm hạn chế nhu không có chế độ thuởng đối với chuyên viên thực hiện tốt nghiệp vụ thể hiện ở việc tỷ lệ gia hạn nợ thấp, tỷ lệ NQH thấp, cung cấp các khoản tín dụng có chất luợng. Do vậy mà tính công hiến của các chuyên viên chua thật sự toàn tâm và toàn ý.
- Triển khai nhanh hệ thống hiện đại hóa: Triển khai nhanh các dự án đầu tu hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào hoạt động của cả hệ thống, tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin về khách hàng thuận tiện hơn.
- Hoàn thiện các qui định, tiêu chuẩn, phuơng thức tiến hành hoạt động quản lý
82
rủi ro tín dụng cũng như các quy trình. Ban hành các văn bản hướng dẫn một cách đồng bộ phù hợp với thực tế, giảm thiểu việc chỉnh xửa thay đổi thường xuyên.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành
Chính phủ có vai trò quyết định trong việc đảm bảo cho các định hướng về hoạt động phòng ngừa rủi ro được thực hiện trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Các giải pháp từ đó vừa đóng vai trò là các giải pháp tổng thể tạo dựng khuôn khổ vững chắc và lâu dài cho thực thi phòng ngừa hạn chế rủi ro vừa chỉ ra những giải pháp trong những giai đoạn hoạt động của ngân hàng gặp phải rủi ro. Một số kiến nghị cụ thể đối với Chính Phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng như sau:
- Cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi thực hiện những báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế hiện nay cho thấy chất lượng của rất nhiều công ty kiểm toán rất thấp (có những báo cáo tài chính đã được kiểm toán nhưng loại trừ phần lớn các khoản mục trọng yếu như phải thu khách hàng, hàng tồn kho, tài sản cố định... Ngoài ra trong phần thuyết minh những khoản mục không loại trừ cũng không thuyết minh).
- Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của ngân hàng và bảo đảm tiền vay nhằm giúp cho các ngân hàng thuận lợi khi phải thực hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, ảnh hưởng đến sự lành mạnh tài chính của các ngân hàng. Do đó cần xây dựng hệ thống định chế đảm bảo quyền chủ nợ của ngân hàng trong xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo các bộ ngành có liên quan quy định về thủ tục, trình tự xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả.
- Hoàn chỉnh các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng như quy định về giao dịch bảo đảm, đăng ký
83
giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh... vốn là những vấn đề liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau, có ảnh huởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Chính phủ cần điều phối sự kết hợp với các bộ ngành có liên quan, cùng với NHNN để thống nhất, chia sẻ quan điểm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cùng nhau phối kết hợp để giải quyết những vấn đề vuớng mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước
Nâng cao vai trò và hiệu quả của Thanh tra Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngày 30/7/2009 Ngân hàng Nhà nuớc công bố quyết định thành lập cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (thuộc NHNN Việt Nam). Cơ quan này đuợc thành lập theo quyết định 83 của Thủ tuớng Chính phủ, có chức năng thanh tra, giám sát ngân hàng, đặc biệt là phòng chống rửa tiền; giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, các điều kiện cấp phép, các quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động; phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của đối tuợng giám sát ngân hàng; phát hiện, cảnh báo các rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng và nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng... Tuy nhiên, vai trò hoạt động của cơ quan này vẫn chua phát huy hiệu quả theo mong muốn. Do đó tác giả kiến nghị:
- Cấu trúc lại mô hình tổ chức và chức năng hệ thống thanh tra theo chiều dọc gồm cả 4 khâu: cấp phép và các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ, xử lý vi phạm
- Hoàn thiện quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời đảm bảo việc tuân thủ các quy định này; ban hành quy định mới về đánh giá xếp hạng TCTD theo tiêu chuẩn CAMEL(S);
- Xây dựng khuôn khổ, quy trình và phuơng pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ
sở rủi ro; xây dựng sổ tay thanh tra tại chỗ các TCTD Việt Nam để các thanh tra viên sử dụng nhu cẩm nang thanh tra, giám sát; thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát
84
hiện các TCTD đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD; - Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Trung tâm Thông tin Tín dụng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD và hoạt động giám sát rủi ro của NHNN đối với các TCTD.
- về công tác chuyên viên: cần liên tục đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp cho các chuyên viên thanh tra ngân hàng.
Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách an toàn tín dụng có tính hướng dẫn và bắt buộc
Trong thời gian vừa qua, môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay đã được hoàn thiện, đầy đủ rõ ràng chặt chẽ và phù hợp với tình hình thực tế, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa thì cần phải:
- Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy cho thị trường mua bán nợ.
- Ban hành quy định cụ thể về bảo hiểm cho hoạt động tín dụng cả trong huy động vốn lẫn cho vay để đảm bảo an toàn cho người gửi tiền cũng như tạo sự ổn định chung cho nền kinh tế quốc dân.
- Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn về thế chấp và cầm cố tài sản, đặc
biệt là việc đăng ký giao dịch đảm bảo thực hiện tại địa phương đối với tài sản thế chấp là nhà đất.
- Sớm ban hành luật sở hữu và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm xác định rõ về chủ sở hữu tài sản khi liên quan đến thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và chuyển quyền sở hữu khi phát mại tài sản trên. Nghiêm cấm việc cấp phát và sử dụng nhiều giấy đăng ký quyền sử dụng để cầm cố, thế chấp tại nhiều ngân hàng.
- Quy định cụ thể những vấn đề liên quan đến phát mại tài sản như: quyền và nghĩa vụ của ngân hàng, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, ban ngành có liên quan...
Thiết lập các kênh thông tin đáng tin cậy cho các ngân hàng và doanh nghiệp
Hiện NHNN đang hoạt động trung tâm cung cấp thông tin khách hàng CIC, đây là trung tâm cập nhật những thông tin về khách hàng có tiền vay tại tất cả các
85
NHTM. Tuy nhiên, hoạt động của trung tâm này vẫn còn có nhiều yếu tố chua đáp ứng đuợc mong muốn nguời cần thông tin và mức độ kịp thời vẫn còn hạn chế. Do đó tác giả kiến nghị:
- Mở rộng đối tuợng phân tích xếp hạng tín dụng không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn thực hiện chấm điểm các khoản vay của thể nhân, tổ chức tài chính... nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng gia tăng của các TCTD và thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của các đối tuợng hỏi tin.
- Việc đăng tải các thông tin về sản phẩm phân tích xếp hạng tín dụng cần mang tính hệ thống hơn nữa để giúp các TCTD cũng nhu các tổ chức khác sử dụng sản phẩm thuận tiện và nhanh chóng. Bên cạnh đó, nó cũng giúp cho nguời sử dụng có cái nhìn tổng thể về các loại sản phẩm phân tích xếp hạng tín dụng, từ đó dễ dàng tiếp cận hơn đến từng sản phẩm phân tích xếp hạng.
- Cập nhật thông tin mới một cách liên tục, kịp thời, chính xác.
- Cần xây dựng đội ngũ chuyên viên điều tra, thẩm định thông tin và chấm điểm xếp hạng. có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm trong cả lĩnh vực ngân hàng cùng nhu các lĩnh vực khác.
Ngoài ra, việc chỉ có một trung tâm cung cấp thông tin duy nhất về doanh nghiệp cũng là một hạn chế, do đó cần phải thành lập mỗi ngành, mỗi lĩnh vực một kênh thông tin đa dạng và chuẩn xác.
86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
1. Giai đoạn năm 2012 - 2014 là thời gian nền kinh tế gặp không ít những khó khăn đối với mọi lĩnh vực kinh tế nói chung và đặc biệt là ngành tài chính - ngân hàng nói riêng. Trong thời gian qua, Sacombank - Chi nhánh Hà Nội cũng không nằm ngoài vòng quay của trạng thái kinh tế đó. Sự tăng trưởng của nền kinh tế ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của ngành ngân hàng, cụ thể hơn là hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng đang dần được ổn định, sự quản lý về tăng trưởng, về chất lượng tín dụng cũng đang được các cơ quan, ban ngành thực hiện rõ rệt và đưa hoạt động này vào sự ổn định hơn.
2. Định hướng chung của hoạt động kinh doanh nói riêng và quản trị rủi ro tín dụng của Sacombank nói chung là đảm bảo sự an toàn, phát triển bền vững là điều tiên quyết trong mọi hoạt động, trên cơ sở đó đảm bảo sự tăng trưởng đề ra của HĐQT và các Cổ đông góp vốn.
3. Qua bài luận văn này, tác giả muốn tiếp cận tìm hiểu nghiên cứu đến quản trị rủi ro tín dụng trong ngành ngân hàng một cách thực tế hơn. Trên cơ sở kết hợp lý luận và thực tiễn công tác quản trị rủi ro giai đoạn năm 2012 - 2014 của Sacombank - Chi nhánh Hà Nội tác giả cũng xin được đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quá trình quản trị rủi ro tín dụng của Sacombank - Chi nhánh Hà Nội nói riêng và Sacombank nói chung. Đồng thời cũng nêu lên một số đề xuất kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuân lợi hơn cho hoạt động tác nghiệp với các NHTM.
87 KẾT LUẬN
Trong tất cả các nền kinh tế trên thế giới, thị trường tài chính đều giữ một vài trò vô cùng quan trọng và trung tâm của thị trường tài chính chính là sự hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Do đó, có thể nói sự ổn định của hệ thống NHTM có ảnh hưởng không nhỏ tới sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. Trong bối cảnh khủng hoàng kinh tế diễn ra trên toàn thế giới, việc hạn chế các rủi ro đối với NHTM mà đặc biệt trong đó là rủi ro tín dụng là điều vô cùng cần thiết. Rủi ro tín dụng luôn là nỗi lo lắng của các nhà quản trị ngân hàng. Rủi ro tín dụng rất phức tạp và đa dạng, bao gồm rủi ro có thể kiểm soát được và rủi ro không thể kiểm soát được. Rủi ro tín dụng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan cũng như từ những nguyên nhân khách quan. Hiện nay, mặc dù các ngân hàng đã đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nhưng nghiệp vụ tín dụng vẫn là nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng. Do vậy, rủi ro tín dụng luôn có một tác động rất lớn đến tình hình hoạt động của ngân hàng, có thể làm cho ngân hàng bị phá sản. Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng cũng có tính lây lan trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Một khi hệ thống ngân hàng, được ví như huyết mạch của nền kinh tế, bị sụp đổ thì sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội. Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp để tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng luôn là mối bận tâm không chỉ của những chuyên gia trong ngành ngân hàng mà còn của cả những người có quan tâm sâu sắc đến tác động của ngành ngân hàng đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Đồng thời những giải pháp này phải được vận dụng thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể để có thể phát huy hiệu quả cao nhất, đây là vấn đề thật sự không dễ dàng chút nào. Giải quyết rủi ro tín dụng đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên không chỉ bởi riêng ngành ngân hàng mà đòi hỏi còn phải có sự phối hợp, trợ giúp có hiệu quả của các ngành, các cấp có liên quan.
Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và thực tế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh, Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi Nhánh Hà Nội,
88
nhận thấy những nhược điểm cần điều chỉnh, sửa đổi để từng bước khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở hoạt động thực tế và những quan điểm định hướng và mục tiêu phát triển trong giai đoạn sắp tới.