Các yếu tố tác động đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu 1305 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 37)

hàng thương mại

Trước đây, các ngân hàng thương mại thường coi hoạt động quản trị rủi ro tín dụng là bộ phận sân sau, tức là hoạt động không đem lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng. Tuy nhiên, tư duy này đã thay đổi trong những năm vừa qua, bởi lẽ thực tế đã chứng minh rằng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đóng vai trò quyết định trong việc giảm thiểu những rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng của NHTM.

về lý thuyết cũng như thực tiễn đều cho thấy hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của NHTM chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể là:

1.2.3.1. Yếu tố tác động mang tính chất chủ quan

Các yếu tố này bắt nguồn từ vai trò chủ quan của ngân hàng và khách hàng trong quan hệ tín dụng. Tuy đều là những yếu tố mang tính chủ quan nhưng mức độ tác động của các yếu tố này đến hoạt động quản trị rủi ro của NHTM là khác nhau.

- Các yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng:

+ Trình độ và nhận thức của các chuyên viên quản trị rủi ro tín dụng: chuyên viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng, chưa có những đánh giá chính xác về khách hàng và khả năng trả nợ của họ. chuyên viên chưa có những đánh giá chính xác về phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, đối tác tham gia bảo lãnh, không dự báo được những vấn đề phát sinh từ phía khách hàng có thể gây bất lợi cho ngân hàng.

+ Hệ thống thông tin đánh giá khách hàng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng chưa đạt được yêu cầu về sự tổng hợp và thống nhất: Hệ thống thông tin chưa đầy đủ, thiếu cập nhật đã khiến cho quá trình đánh giá rủi ro găp nhiều khó khăn. Ngân hàng chưa có đủ thông tin về thị trường, không có những thông tin chính xác để kiểm tra các khách hàng.

+ Chiến lược khách hàng của ngân hàng: tùy vào chiến lược kinh doanh cụ thể mà mỗi ngân hàng đưa ra các mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau.

26

của ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp đem lại lợi nhuận ngày càng lớn, tuy nhiên mức độ rủi ro cũng ngày càng cao hơn.

+ Kiểm soát nội bộ: hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ của ngân hàng chua có sự chặt chẽ gắt gao. Sự tiến hành rà soát, kiểm tra chỉ trên mặt hồ sơ và chọn lọc hồ sơ để kiểm tra nên tính xác thực cũng nhu giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng bị hạn chế.

- Các yếu tố chủ quan từ phía khách hàng:

+ Khách hàng có hành vi gian lận, chủ động lừa đảo ngân hàng thông qua việc cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ.

+ Khách hàng không có thiện chí trả nợ: trong truờng hợp này, khách hàng vẫn có nguồn tài chính ổn định nhung vì lý do liên đới tranh chấp nào đó, khách hàng không muốn tự mình giải quyết mà thông qua ngân hàng nhằm giải quyết việc tranh chấp này. Liên quan đến tình huống này thuờng là những tài sản thế chấp không đuợc xác minh rõ ràng.

1.2.3.2. Yếu tố tác động mang tính chất khách quan

Đây là những yếu tố bắt nguồn từ môi truờng bên ngoài tác động đến chất luợng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Có thể hình dung những yếu tố này bao gồm:

- Môi truờng kinh tế không ổn định: các thay đổi trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, trong tiến trình hội nhập quốc tế ảnh huởng rất lớn trong công tác quản rủi ro tín dụng của các NHTM.

- Do biến động bất thuờng vể tỷ giá hối đoái, lãi suất... ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng và khách hàng.

- Môi truờng pháp lý chua đầy đủ, chặt chẽ, các quy định còn thiếu và chua đồng bộ.

- Hệ thống thông tin về các khách hàng do các cơ quan khác cung cấp không chính xác, trung thực.

Tóm lại, có thể khẳng định rằng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của NHTM vốn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có những yếu tố

27

mang tính chủ quan và cũng có những yếu tố mang tính khách quan. Vấn đề then chốt là mỗi NHTM đều phải nhận biết chính xác khả năng và mức độ tác động của mỗi yếu tố để có giải pháp phù hợp nhằm phát huy những ảnh huởng tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của mình.

Một phần của tài liệu 1305 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w