Nâng cao chất lượng và trình độ cán bộ thực hiệncông tác quản trị rủi ro tín

Một phần của tài liệu 1305 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 96)

3.2.7. Nâng cao chất lượng và trình độ cán bộ thực hiện công tác quản trị rủiro tín dụng ro tín dụng

Yếu tố con nguời là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con nguời lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất luợng tín dụng, chất luợng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng

Hiện nay, luợng nhân viên công tác tại Sacombank Chi nhánh Hà Nội trong phòng kinh doanh cũng nhu phòng quản lý rủi ro tín dụng có tuổi đời rất trẻ, tuổi đời trung bình là 24 - 27 tuổi, hầu hết chuyên viên khách hàng nói chung và cán bộ quản lý rủi ro tín dụng nói riêng chua có nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định và xử lý các nghiệp vụ. Bên cạnh đó, một số những chuyên viên cứng cáp về nghiệp vụ và tuổi đời hoặc đuợc luân chuyển, hoặc là thay đổi nơi công tác, chính vì vậy sự ổn định về nhân sự trong công tác tín dụng cũng gặp không ít những khó khăn.

Mặc dù chi nhánh tiếp tục tuyển dụng cán bộ mới nhung trong giai đoạn này mới chỉ tập trung vào việc đào tạo mà chua đuợc sử dụng. Chính vì vậy việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý rủi ro tín dụng là điều kiện quan trọng để nâng cao chất luợng quản lý rủi ro tín dụng. Trong thời gian tới, việc nâng cao trình độ cán bộ tập trung chủ yếu vào những huớng sau đây:

- Đối với cán bộ lãnh đạo phòng, khối quản lý rủi ro nói riêng và khối tín dụng nói chung: phải tự trau rồi và nghiên cứu quy trình nghiệp vụ, những thay đổi

79

trong các văn bản, chính sách chế độ liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng, từ đó phổ biến, huớng dẫn cấp duới thực hiện, đảm bảo không làm sai quy chế, quy định về quản lý rủi ro tín dụng của Sacombank và của NHNN.

Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo khối quản lý rủi ro phải đuợc lựa chọn, xem xét, thử thách những cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn, trình độ quản lý tốt, tối thiểu phải đáp ứng đuợc các yêu cầu nhu:

+ Có kỹ năng tốt về phân tích rủi ro doanh nghiệp, kiến thức về kinh doanh ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp, các khái niệm, khuôn khổ quản lý rủi ro, luật pháp và quy định pháp lý.

+ Có tầm nhìn chuyên sâu về kinh doanh ngân hàng và các rủi ro gắn liền với hoạt động ngân hàng.

+ Phải là nguời có kinh nghiệm về phân tích tín dụng, cơ cấu khoản vay và kinh nghiệm về quản lý rủi ro doanh nghiệp.

+ Có năng lực quản lý tốt: kỷ luật nghiêm trong việc bắt buộc thực hiện các hạn mức rủi ro và quy trình quản lý rủi ro, suy xét đúng đắn trong việc xử lý các vi phạm quy trình, thủ tục, có phuơng pháp tiếp cận mang tính thực tế đối với quản lý rủi ro ngân hàng. Đồng thời phải có khả năng truyền đạt tốt, có tầm nhìn bao quát và tầm ảnh huởng lớn đối với cán bộ quản lý rủi ro do mình phụ trách.

Trên cơ sở những yêu cầu trên đối với một cán bộ lãnh đạo khối quản lý rủi ro, Ban lãnh đạo của chi nhánh phải quán triệt và định huớng các nhân viên duới quyền của mình phát triển theo huớng đáp ứng các tiêu chí đó, từ đó tìm ra những nhân tài xứng đáng với vị trí chuyên trách quan trọng, tìm đuợc những cán bộ có tiềm năng để bồi duỡng, phát triển thêm.

- Đối với cán bộ làm công tác quản lý rủi ro tín dụng: Các cán bộ quản lý rủi

ro

cũng phải lấy những tiêu chí trên đây làm mục tiêu để phát triển bản thân, đáp ứng đuợc yêu cầu công việc. Thêm nữa, cần tự học hỏi kiến thức chuyên môn, tích lũy kinh

nghiệm để nâng cao trình độ quản lý rủi ro tín dụng, đáp ứng đuợc những yêu cầu sau:

+ Có kỹ năng tốt về phân tích rủi ro doanh nghiệp, hiểu biết về tổ chức quản lý của Sacombank, các sản phẩm và khách hàng của ngân hàng cũng nhu môi truờng

80

kinh tế và pháp lý, hiểu biết về các sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp, cá nhân, hiểu rõ quy trình quản lý rủi ro tín dụng, chính sách quản lý rủi ro tín dụng.

+ Có ý thức, kỷ luật nghiêm khắc trong việc tuân thủ các hạn mức rủi ro và quy trình quản lý rủi ro, nhanh nhạy và suy xét đúng đắn trong việc xử lý các truờng hợp vi phạm quy trình.

+ Đóng vai trò tu vấn, trung gian trong các truờng hợp mâu thuẫn về lợi ích giữa Hội đồng tín dụng và bộ phận kinh doanh. Cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc, đẩy mạnh công tác phê bình và tự chấn chỉnh trong hành vi tác nghiệp của mình khi làm việc. Đề cao tính an toàn cho chính mình và cho ngân hàng nhung đảm bảo đuợc tốc độ tăng truởng kinh doanh sẽ giúp giảm thiểu đuợc những rủi ro phát sinh sau này.

+ Để đáp ứng những yêu cầu trên đối với một cán bộ quản lý rủi ro, đỏi hỏi chính bản thân họ phải tự học hỏi, làm việc cẩn thận, phân tích khách quan, cẩn mật và giữ mối quan hệ tốt với các bộ phận khác trong ngân hàng.

Yêu cầu công việc trong công tác quản lý rủi ro tín dụng là rất cao, tuy nhiên tuổi nghề của các cán bộ quản lý rủi ro tại chi nhánh còn ít. Vì vậy bên cạnh việc tự học hỏi của các cán bộ thì Sacombank Chi nhánh Hà Nội phải thuờng xuyên tổ chức bồi duỡng kiến thức cho cán bộ, cử tuyển cán bộ đi học các lớp về quản lý rủi ro của những chuyên gia có kinh nghiệm, hoặc do trung tâm đào tạo của Ngân hàng Sacombank tổ chức.

Thêm vào đó, chi nhánh có chế độ đãi ngộ công bằng và xứng đáng đối với cán bộ công nhân viên, đảm bảo chính sách luơng thuởng phải xứng đáng với kết quả làm việc và những cống hiến cho ngân hàng. Có nhu vậy mới nâng cao ý thức và tinh thần làm việc của nhân viên, giảm thiểu rủi ro suy đồi đạo đức gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng.

Bên cạnh việc thuờng xuyên bồi duỡng cán bộ quản lý tín dụng cũ, chi nhánh tổ chức tuyển dụng cán bộ mới, đặc biệt luu ý tuyển dụng cán bộ quản lý rủi ro tín dụng là những nguời có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn tốt và phẩm chất đạo đức theo những tiêu chí đã đề cập trên đây.

81

Một phần của tài liệu 1305 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w