Basel
1.2.2.1. Nguyên tắc xây dựng môi trường tín dụng phù hợp
Định kỳ, Hội đồng quản trị xây dựng chiến lược và các chính sách về RRTD của NH. Chiến lược phải xác định rõ thị trường mục tiêu, sự dịch chuyển trong cơ cấu và chất lượng danh mục TD (rủi ro tiềm năng, ngành kinh tế, vị trí địa lý, dòng tiền, kỳ hạn và mức sinh lời dự kiến). Mức độ chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu tương ứng chất lượng TD, thu nhập và mức tăng trưởng của NH có tính đến các khía cạnh chu kỳ của nền kinh tế.
Ban điều hành có trách nhiệm thực hiện chiến lược thông qua việc phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi, kiểm soát nợ xấu, các rủi ro nợ xấu phát sinh ở cấp độ từng khoản TD cũng như toàn bộ danh mục đầu tư. Các thủ tục, quy trình, văn bản cần được xây dựng, triển khai cũng như các trách nhiệm phê duyệt, xem xét khoản cho vay cần được phân định rõ ràng và phù hợp.
Xác định và quản lý RRTD trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình.Đối với các sản phẩm và hoạt động mới, cần xây dựng biện pháp quản lý và kiểm soát rủi ro phù hợp trước khi đưa vào sử dụng hoặc triển khai và phải được Hội đồng quản trị phê duyệt.
Ban điều hành cần xác định các nhân viên liên quan trong bất kì hoạt động nào có RRTD đều phải có đủ năng lực với những tiêu chuẩn cao nhất và tuân thủ các chính sách và thủ tục của NH.
1.2.2.2. Nguyên tắc thực hiện cấp tín dụng lành mạnh
Đưa ra các tiêu chí về thị trường mục tiêu, hiểu biết rõ về KH vay cũng như mục đích, cơ cấu khoản TD, nguồn, kế hoạch hoàn trả.Các tiêu chí cần chỉ rõ đối tượng KH đủ tiêu chuẩn được cấp TD, các loại hình TD và các điều khoản và điều kiện cấp TD.Trường hợp tham gia đồng tài trợ, các NH không được quá dựa dẫm vào phân tích rủi ro của NH đầu mối.Các bên phải phân tích RRTD độc lập và xem xét kỹ các điều khoản hợp vốn.
Xây dựng các hạn mức TD và các mức giới hạn rủi ro cho từng loại KH vay, nhóm KH vay. Xây dựng các nhóm TD nhằm phân tích và phê duyệt, giới hạn các khoản TD liên quan các ngành, lĩnh vực kinh tế, khu vực địa lý và các sản phẩm cụ thể.
Có một quy trình rõ ràng trong việc phê duyệt các khoản TD mới cũng như sửa đổi, gia hạn và tái tài trợ các khoản TD hiện tại.
Công bố công khai các điều khoản TD cấp cho các bên có liên quan. Phát triển đội ngũ nhân viên TD có kinh nghiệm, kiến thức để đưa ra các
nhận định có tính thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý RRTD. Nguyên tắc duy trì quá trình quản lý, đo lường, theo dõi tín dụng phù hợp.
Có hệ thống quản lý cập nhật đối với các danh mục đầu tư có RRTD. Tránh rủi ro do mức độ tập trung cao vào: một đối tác, một nhóm các đối tác có liên quan, một ngành hay lĩnh vực kinh tế đặc biệt, một khu vực địa lý, một nước hay nhóm nước có nền kinh tế có liên quan với nhau, một loại hình TD, hoặc một loại tài sản thế chấp.
Có hệ thống theo dõi điều kiện của từng khoản TD, bao gồm xác định mức độ đầy đủ của dự phòng và dự trữ đảm bảo việc xếp hạng rủi ro TD nội bộ là chính xác. Thường xuyên theo dõi tình trạng tài sản thế chấp và bảo lãnh đảm bảo cho các khoản vay.
Khuyến khích các NH phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng TD nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng.Hệ thống xếp hạng cần nhất quán về bản chất, quy mô và mức độ phức tạp trong các hoạt động của NH.Sự thống nhất và chính xác của các mức xếp hạng được kiểm tra định kỳ bởi một bộ phận như nhóm xem xét TD độc lập.
Tránh tình trạng tập trung RRTD vào các vấn đề khác với danh mục đầu tư thông qua cơ chế bán khoản vay, các công cụ TD phái sinh, các
1.2.2.3. Nguyên tắc về xử lý nợ xấu
(i) Các nguyên tắc bảo đảm kiểm soát đầy đủ đối với nợ xấu:
Xây dựng hệ thống đánh giá cập nhật và độc lập về các quá trình quản lý
RRTD, báo cáo kết quả trực tiếp cho Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc. Xây dựng hệ thống quản trị, tăng cuờng KSNB và các hoạt động khác bảo đảm phát hiện kịp thời các vi phạm chính sách, thủ tục và giới hạn TD.
Có biện pháp khắc phục sớm đối với các khoản TD xấu, quản lý các khoản TD có vấn đề. Trách nhiệm đối với các khoản TD này có thể đuợc giao cho bộ phận kinh doanh hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp giữa hai bộ phận này để tiến hành xử lý, tùy theo quy mô và bản chất của mỗi khoản TD.
(ii)Nguyên tắc nâng cao vai trò của cơ quan giám sát:
Các cơ quan giám sát cần yêu cầu NH có một hệ thống phát hiện, đo luờng, theo dõi và kiểm soát RRTD hiệu quả. Đánh giá độc lập về các chiến luợc, chính sách, thủ tục và thực hành liên quan đến việc cấp TD, quản lý liên tục đối với danh mục đầu tu cũng nhu khả năng phát hiện sớm và xử lý các khoản TD có vấn đề của Ban lãnh đạo NH. Theo dõi các xu huớng biến động trong danh mục đầu tu TD của NH và cảnh báo chất luợng TD. Đặt ra các giới hạn thận trọng để hạn chế rủi ro của NH đối với từng bên vay hay một nhóm đối tác có liên quan.
1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1.3.1. Kinh nghiệm của các ngân hàng Mỹ
Cho vay duới tiêu chuẩn (Subprime lending): Là hình thức cho vay rất phổ biến, đặc biệt tại Mỹ. Thuật ngữ “duới tiêu chuẩn - subprime” ở đây liên quan đến vị thế TD của nguời vay. Đó là các đối tuợng có mức tín nhiệm thấp, khả năng thanh toán yếu xét trên những chỉ số nhu điểm TD, tỷ lệ nợ trên thu nhập, hoặc một số tiêu chí khác. Vào những năm 1980, khi số luợng
DN tăng lên nhanh chóng, các NH cho rằng thủ tục cho vay theo kiểu truyền thống quá cồng kềnh và kém hiệu quả. Do vậy, họ bắt đầu áp dụng cơ chế tính điểm TD cho KH. Mỗi công dân Mỹ đều có một mức điểm TD, từ 300 đến 850, nhằm phản ánh lịch sử thanh toán cá nhân. Có ba TCTD thu thập thông tin về hồ sơ thanh toán của từng KH. Các NH lấy điểm trung bình của ba tổ chức này để quyết định mức tín nhiệm TD phù hợp. Các nhân viên TD thực hiện các quyết định cho vay chủ yếu dựa trên điểm TD.
Các NH Mỹ nhấn mạnh vào đầu ra cho các khoản nợ xấu và tránh việc thu hồi nợ. Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi đó là cách cuối cùng, vì việc thu hồi có thể hiệu quả hơn thông qua cách tiếp tục trả nợ của một DN vẫn đang hoạt động hơn là phải tất toán tài sản. Đồng thời, NHTW của Mỹ là FED cũng đã bơm tiền vào các NH, nhờ đó nhiều NH lớn đã mua lại các NH và TCTD nhỏ đang trên bờ vực phá sản, nhờ đó những chính sách hỗ trợ KH của NH lớn đã đuợc áp dụng luôn cho KH của NH nhỏ.
1.3.2. Kinh nghiệm của các ngân hàng Thái Lan
Khủng hoảng tài chính Tiền tệ Châu Á 1997-1998 đã nâng tỷ lệ nợ khó đòi tại Thái Lan ở mức báo động gần 36% tổng du nợ. Truớc tình hình đó, Chính phủ và các NHTM Thái Lan đã thực hiện một số biện pháp tái cấu trúc lại hoạt động TD nhu: Áp dụng các tiêu chuẩn kế toán thế giới xác định lại giá trị các khoản vay khó đòi; Thành lập các cơ quan xử lý nợ; Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong hoạt động TD (thông tin KH, mục đích sử dụng vốn, nguồn trả nợ, kiểm soát sau giải ngân); Phân công tách bạch chức năng, nhiệm vụ các bộ phận đảm bảo tính độc lập và khách quan; Thực hiện việc phán quyết TD theo thẩm quyền: một nguời, một nhóm nguời, hội đồng quản trị theo mức tăng dần; Tăng cuờng đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng, cập nhật thông tin thuờng xuyên cho nhân viên; Áp dụng chính sách cho vay theo từng lĩnh vực ngành nghề, đặc biệt lĩnh vực BĐS.
1.3.3. Kinh nghiệm của các ngân hàng Nhật Bản
Các NH của Nhật bản chủ động trong việc đánh giá rủi ro KH tiềm năng trong tương lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt; Nếu mức lỗ vượt quá khả năng của các NHTM, NHNN sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp. Hiện nay, tổ chức dịch vụ tài chính (Financial Service Agency - FSA) tại Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các NH thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu khó thu hồi kéo dài nhiều năm.
1.3.4. Kinh nghiệm của ngân hàng CitiBank
Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giá cao trên thế giới là Citigroup, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên một nguồn thu lớn cho Citigroup. Đây là một tập đoàn hàng đầu không chỉ về quy mô mà còn là đối thủ có sức mạnh trên thương trường nhờ chính sách quản lý rủi ro của tập đoàn. Trong môi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung quản trị rủi ro, trong đó bao gồm các chính sách tín dụng được tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý rủi ro, các công
cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngôn ngữ chung, trách nhiệm về vai trò của họ trong quy trình tín dụng. Khi những yếu tố này được hội tụ một cách đầy đủ sẽ tạo ra trong
ngân hàng một văn hóa tín dụng hiệu quả.
Mô hình tín dụng thương mại được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai
đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm: hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng; đánh
lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tu đối với ngân hàng; đặt hạn mức tín dụng đối với Uỷ ban chính sách tín dụng.
Uỷ ban chính sách tín dụng (Credit Policy Committee) thực hiện các nhiệm vụ sau: đặt ra hạn mức tín dụng cùng với Uỷ ban quản lý; xây dựng chính sách tín dụng; quản lý và đánh giá danh mục đầu tu và quản trị rủi ro.
Bộ phận quản trị rủi ro (Line Management) thực thi các nhiệm vụ: lập ra chiến luợc kinh doanh; nhận định thị truờng mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt du nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tu: theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay.
Mục tiêu của quy trình tín dụng hiệu quả là đảm bảo ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả cao, rủi ro đuợc giảm thiểu một cách thấp nhất với lợi nhuận mục tiêu.
1.3.5. Kinh nghiệm của các ngân hàng CHLB Đức
Trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng, có nhiều hình thức bảo lãnh khác
nhau, một trong những hình thức bảo lãnh đuợc áp dụng phổ biến và khá thành công ở CHLB Đức là bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh. Ngân hàng Bảo lãnh ở Đức đuợc thành lập và hoạt động theo luật công ty. Chức năng chủ yếu là bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngân hàng trong truờng hợp các
doanh nghiệp này hoạt động tốt, nhung khi vay vốn không đủ tài sản thế chấp và đề nghị Ngân hàng Bảo lãnh đứng ra bảo lãnh phần tiền vay thiếu tài sản thế
chấp. Nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng Bảo lãnh là kinh doanh chứng khoán có giá, lệ phí 1% giá trị bảo lãnh và hoa hồng bảo lãnh hàng năm. Theo pháp luật quy định, khi có rủi ro trong cho vay thì Ngân hàng Bảo lãnh chịu 80% và
toàn diện dự án vay vốn và khả năng trả nợ, hiệu quả kinh tế, giá trị tài sản thế chấp... nếu thấy phuơng án vay vốn tốt, dù giá trị tài sản thế chấp có nhỏ hơn tiền vay, doanh nghiệp vẫn đuợc chấp thuận bảo lãnh. Ngân hàng Bảo lãnh có mối liên hệ chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Kinh tế để đuợc hỗ trợ và bảo lãnh lại. Ngoài ra còn các đối tác khác tham gia cấp vốn, tu vấn, quan hệ công việc và khách hàng xin bảo lãnh, đó là Ngân hàng Tín dụng tái thiết, các NHTM và các quỹ tiết kiệm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng bảo lãnh ở CHLB Đức đã hỗ trợ tích cực cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần làm đa dạng hóa thị truờng vốn.
1.3.6. Bài học rút ra dành cho Việt Nam
Qua việc nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế ở phần trên, tác giả rút
ra một số bài học nhu sau:
Một là, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các Ngân hàng Bảo lãnh,
các tổ chức mua bán nợ, kinh doanh rủi ro. Những tổ chức này sẽ góp phần tăng
cuờng các biện pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro đồng thời góp phần
phát triển đầy đủ đối với các thị truờng.
Hai là, xây dựng hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng. Đảm bảo tính độc lập trong xử lý các khoản cho vay giữa Cán bộ tín dụng (cán bộ khách hàng), cán bộ quản lý nợ với cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, cán bộ thẩm định. Tùy theo quy mô của chi nhánh, cấp chi nhánh cũng cần phải có đội ngũ cán bộ
quản lý rủi ro tín dụng chuyên trách.
Ba là, thực hiện đổi mới dần đi đến cải tổ toàn diện. Đổi mới luôn là một
trong thời gian đầu thực hiện chuyển đổi mô hình, các ngân hàng thuơng mại chua thể thực hiện ngay việc tập trung toàn bộ hồ sơ lên bộ phận thẩm định tâp trung ở trụ sở chính kiểm soát do nguồn lực còn hạn chế. Điển hình là nguồn lực con nguời có thể có đủ về số luợng nhung chua đủ về chất luợng, cán bộ chua quen với môi truờng làm việc, tính chất công việc cũng nhu quy trình mới.
ngoài ra hệ thống công nghệ thông tin của các ngân hàng có thể chua đáp ứng đuợc những đòi hỏi mới.
Bốn là, xây dựng thị truờng mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của ngân hàng. Thị truờng mục tiêu đuợc xây dựng trên cơ sở phân tích các buớc sau: (1)
nhận dạng thị truờng tiềm năng (phân theo vùng, ngành, sản phẩm...) dựa vào tổng quan của các thành viên tham gia thị truờng; (2) liệt kê đuợc các cơ hội trong thị truờng đó; (3) theo dõi đuợc môi truờng kinh doanh, đánh giá đuợc vị trí của ngân hàng trên mỗi thị truờng và theo đó điều chỉnh đuợc thị truờng mục
tiêu; (4) miêu tả đuợc các yếu tố chất và luợng của khách hàng mục tiêu trên mỗi thị truờng.
Năm là, thuờng xuyên đào tạo và bồi duỡng kiến thức cho cán bộ. Để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định RRTD, cán
bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng buớc xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị
RRTD vì theo kinh nghiệm của Citibank thì không có phuơng pháp phân tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế đuợc kinh nghiệm và đánh giá của chuyên
môn về quản trị rủi ro.
khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng. Ngoài ra, hệ thống công nghệ này hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động tín dụng: từ khâu luân chuyển,