THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 1302 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46 - 55)

HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

2.2.1. Hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Quân đội

Sau 7 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, nền kinh tế thế giới hiện nay vẫn đang trên đà hồi phục một cách chậm chạp. Mặc dù tình trạng suy thoái kép đã không xảy ra nhưng những cuộc khủng hoảng liên tiếp ở quy mô quốc gia hay khu vực những năm qua đã khiến cho mục tiêu phục hồi trở lại mức tăng trưởng như trước khủng hoảng vẫn còn khá xa. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài trong số các quốc gia này, suy thoái làm cho nền kinh tế VN tăng trưởng chậm lại và lạm phát tăng cao. Yếu tố này tác động gián tiếp đến tình hình tăng trưởng tín dụng cả nước nói chung và hệ thống MB nói riêng.

Năm 2011 khi nền kinh tế thế giới vừa thoát khỏi cuộc khủng hoảng 2008-2009 và chưa kịp phục hồi, thì lại phải trải qua một năm đầy sóng gió với một loạt thách thức như khủng hoảng nợ công nghiêm trọng tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu, sức phục hồi “èo uột” của kinh tế Hoa Kỳ, đà tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế mới nổi, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát tăng cao, tình hình bất ổn chính trị và thiên tai. Trong nước lạm phát liên tục vượt qua những mục tiêu cũng như dự đoán của các tổ chức kinh tế TD. Cùng với Nghị quyết 11 ngày 24/02/2011 của Chính phủ, Chỉ thị 01 ngày

01/03/2011 và Thông tư 02 ngày 03/03/2011 của NHNN đưa ra các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng, thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.Từ chính sách thắt chặt TD để hạn chế lạm phát của NHNN, MB đã giảm tốc độ tăng trưởng TD theo định hướng “Tăng trưởng hợp lý, an toàn, hiệu quả” với dư nợ đạt 59.045 tỷ đồng.

Bước sang năm 2012 chính phủ tiếp tục mục tiêu kiềm chế lạm phát, duy trì việc áp dụng NQ11. NHNN tập trung tái cơ cấu hệ thống ngân hàng , các ngân hàng lớn cũng có xu hướng sáp nhập để củng cố sức mạnh. Đây là năm thứ 2 MB thực hiện xây dựng chiến lược giai đoạn 2011-2015, các giải pháp chiến lược cơ bản đã được hoàn tất. Mục tiêu tiếp tục tăng trưởng tín dụng có lựa chọn, khối QTRR ban hành chính sách tín dụng: ưu tiên cho vay vốn lưu động, xuất khẩu, DN vừa và nhỏ, các KH truyền thống, cho vay phải gắn với chu kỳ kinh doanh của KH, quy hoạch cơ cấu dư nợ ngắn- trung dài hạn. Tổng dư nợ năm 2012 là 74.479 tỷ, tăng 26% so với năm trước

Năm 2013 NHNN điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chặt chẽ, thận

trọng, linh hoạt, kiểm soát lạm phát. Ưu tiên nguồn vốn cho phát triển sản xuất,

các lĩnh vực ưu tiên (XNK, SME, Công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, nông nghiệp nông thôn).Định hướng kinh doanh của MB trong năm 2013 là tăng trưởng hợp lý, bền vững, hiệu quả, thực hiện “Tái cơ cấu, phát triển bền vững”.Và

kết quả năm 2013 huy động vốn đạt 136.089 tỷ và dư nợ đạt 87.743 tỷ.

Năm 2014 kinh tế thế giới và trong nước nhìn chung đã có dấu hiệu chuyển biến tích cực hơn, tuy nhiên vẫn chưa thực sự bước vào chu kỳ tăng trưởng ổn định và rõ nét, nợ công vẫn ở mức cao, việc làm chưa có sự cải thiện. Vì vậy, MB đã chỉ đạo lãnh đạo đơn vị theo hướng thận trọng, linh

Kết quả đạt được là đã vượt mức 100 nghìn tỷ dư nợ.

2.2.1.1. Cơ cấu tín dụng của MB theo một số chỉ tiêu (i) Theo kỳ hạn cho vay:

Với mục tiêu hàng đầu phát triển TD an toàn, bền vững, MB luôn chú trọng

và ưu tiên TD ngắn hạn với vòng quay vốn nhanh, chiếm tỷ trong cao liên tục trong 03 năm gần nhất (trên 60%). Việc tài trợ trung dài hạn chỉ thực hiện trên cơ

sở cân đối nguồn vốn và giới hạn tỷ trọng nợ Trung dài hạn/tổng nợ tối đa 40%.

Nhìn chung cơ cấu kỳ hạn cho vay của MB khá ổn định qua các năm.

Nguồn: Báo cáo thường niên MB

(Không tính các hợp đồng repo, hô trợ tài chính và ứng trước cho KH của MBS)

(ii) Theo ngành nghề kinh doanh (Chi tiết số liệu theo Phụ lục 01)

MB tập trung TD vào 3 ngành chính là thương nghiệp, sửa chữa; công nghiệp chế biến và cho vay hộ gia đình (xếp theo thứ tự tỷ trọng giảm

2013 2014

Tổng du nợ 74,47

9

87,743 100,56 9

dần). Đây cũng là những nhóm ngành ưu tiên phát triển của chính phủ nhằm tăng cường sức cạnh tranh lĩnh vực sản xuất trong nước. Giảm dần tỷ trọng đầu tư vào nhóm ngành bất động sản, khai thác mỏ, nông lâm nghiệp thủy sản do quan ngại những rủi ro liên quan biến động “bong bóng” BĐS, mức độ RRTD cao và/hoặc tỷ suất sinh lời thấp.

(iii) Theo thành phần kinh tế (Chi tiết số liệu theo Phụ lục 02)

Với cơ cấu cổ đông lớn là các DN quốc phòng quy mô lớn (Tổng Cty Tân Cảng, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng Cty Bay Miền Nam, Công ty bay Trực Thăng...), MB có ưu thế và phát triển mạnh hoạt động tài trợ đối với các KH thuộc nhóm đối tượng DN nhà nước và quốc phòng, điều này thể hiện qua tỷ trọng của các thành phần kinh tế này tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, tỷ lệ lớn nhất lại nằm ở thành phần kinh tế Cty cổ phần và Cty TNHH. Điều này thể hiện MB luôn luôn chú trọng vào các thành phần kinh tế chính của nền kinh tế Việt Nam, luôn luôn sát vai với các DN Việt Nam dù là DN Nhà nước hay DN cổ phần, TNHH.

Nhóm đối tượng MB hướng tới trong giai đoạn hiện nay là mảng tín dụng bán lẻ, thể hiện qua chỉ tiêu cho vay cá nhân tăng đột biến từ 14% (năm 2013) lên 20.4% (năm 2014). Trong chỉ tiêu cho vay cá nhân MB đang tập trung vào cho vay quân nhân và mô hình liên kết với Viettel.Các DN tư nhân chưa chiếm tỷ trọng lớn nhưng tỷ trọng năm 2014 cũng đã tăng gần gấp đôi so với năm 2013.

2.2.1.2. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại MB

Với định hướng tăng trưởng hợp lý, bền vững và hiệu quả, trong suốt 3 năm 2012 - 2014, MB đã thành công trong công tác quản trị RRTD. Năm 2013 thực hiện định hướng “Tái cơ cấu, phát triển bền vững” nên các chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu có tăng.Tuy nhiên, sau thời gian này cả 2 chỉ tiêu này trong năm 2014 đã giảm nhiều so với năm 2013. Cụ thể Nợ quá hạn giảm từ mức 7,03% xuống còn 5,2% Tỷ lệ Nợ xấu có xu huớng giảm dần và luôn thấp hơn so với bình quân nghành (3,79% năm 2013 và 3,25% năm 2014). Các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả công tác quản trị RRTD của MB.

Bảng 2.3: Tỷ trọng Nợ quá hạn và Nợ xấu của MB, 2012 - 2014

Tỷ trọng Nợ quá hạn % % % Nợ xấu 1,37 1 3,20 4 2,74 5 Tỷ trọng Nợ xấu 1.84 % 3.65 % 2.73 %

cùng những khó khăn hiện hữu ở nhiều ngành khiến Nợ xấu và Nợ quá hạn của NH tăng cao trong những năm gần đây. Đặc biệt tỷ lệ nợ xấu của các TCTD tháng 9 năm 2012 lên đến 17%.Nợ xấu làm cho nhiều doanh nghiệp không vay đuợc vốn, sản xuất kinh doanh khó khăn đình trệ, ảnh huởng đến việc làm, đời sống và tăng truởng kinh tế. Nợ xấu còn làm cho tình hình tài chính của các TCTD không lành mạnh, thanh khoản khó khăn, một số ngân hàng đứng truớc nguy cơ đổ vỡ, đe dọa an toàn hệ thống và ổn định kinh tế vĩ mô. Đứng truớc tình hình trên MB vẫn duy trì đuợc tỷ lệ nợ xấu duới 2% và lợi nhuận tiếp tục tăng truởng trong năm 2012.

Trong năm 2014 MB cũng thực hiện đồng bộ các biện pháp quyết liệt trong xử lý nợ xấu: rà soát lại các quy định nội bộ, chấn chỉnh công tác quản trị điều hành, thành lập ban hay đơn vị chuyên xử lý nợ xấu, xác định rõ trách nhiệm cá nhân để xẩy ra các món nợ xấu, đua những nguời gây ra nợ xấu

Nhóm nợ Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 % T/đổi Nhóm 1 69,51 2 81,23 3 94,34 9 95% 16% Nhóm 2 3,02 9 3,89 9 2,48 4 2.5 % - 36% Nhóm 3 29 9“ 65 3“ 478 0.5 % - 27% Nhóm 4 43 3“ 67 4“ 903“ 0.9 % 34% Nhóm 5 63 9 81 9 1,36 4 1.4 % 67% Dư nợx 73,91 2 87,27 8 99,57 8 100% 14 %

sang làm nhiệm vụ chuyên thu hồi nợ, cùng khách hàng phối hợp bán tài sản, phát mại tài sản, thay đổi nhân sự...

Có thể nói chính sách quản trị RRTD của MB đang phát huy hiệu quả ngày càng rõ nét. Thể hiện qua tốc độ tăng truởng du nợ trọng năm 2014 tăng 15% nhung tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn đều giảm xấp xỉ 15%.

Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng TD của MB giai đoạn 2012 - 2014 (%)

Nguồn: Báo các thường niên MB 2011, 2012, 2013, 2014

Chất luợng nợ vay: Tại MB, việc phân loại nợ thực hiện căn cứthông tu 02/2013/TT-NHNN thông tu 09/2014/TT-NHNN, theo đó nợ quá hạn MB chủ yếu tập trung nhóm nợ cần chú ý chiếm 2,5% tổng du nợ năm 2014. Nợ có khả năng mất vốn có sự gia tăng qua từng năm.Nợ xấu hiện tại chủ yếu tập trung ở một số luợng KH đã phát sinh từ 2009 chua giải quyết xong. Các khoản nợ xấu này MB đang tích cực xử lý thu nợ và bán nợ cho AMC hoặc VAMC. Số luợng nợ quá hạn tập trung khoảng 77% là KH cá nhân, tuy nhiên du nợ quá hạn DN chiếm gần 90%.

B B B TTS 180,381 166,599 169,835 161,378 158,897 200,489 179,610 161,094 189,803 175,915 TDN 87,74 3 106,179 83,35 4 110,566 70,27 5 100,569 115,354 87,147 128,015 80,308 NợQH 6,04 5 6,17 1 2,92 8 2,39 0 6,53 8 5,229 5,502 2,681 2,030 3,828 NQH/ TDN 7 % 6 % 4 % 2 % 9% 5% 5% 3% 2% 5% TDN/ TTS 49 % % 64 % 49 69% % 44 50% 64% 54% 67% 46%

Nguồn: BCTC MB 2012-2014 (* Không bao gôm các hợp đông Repo)

Đặc điểm các khoản quá hạn cá nhân là nợ gốc+lãi phân kỳ nên số tiền chuyển quá hạn không lớn. Tuy nhiên lại liên tục phát sinh sau khi đã xử lý, thu hồi đuợc phần nợ quá hạn kỳ truớc. Nguyên nhân bắt nguồn chủ yếu từ công tác thẩm định TD chua đạt yêu cầu, chưa đánh giá đúng nguồn thu nhập của KH cũng như chưa kiểm soát mục đích sử dụng vốn trong khi bản chất tài chính KH yếu kém. Ngoài ra đối với một số KH vay có dấu hiệu lừa đảo như thổi phồng các khoản thu nhập cá nhân để chứng minh năng lực tài chính, thường không hợp tác trong việc thanh toán nợ gây nhiều khó khăn cho công tác xử lý nợ.

Việc tồn đọng khoản nợ quá hạn kéo dài của các KH tổ chức xuất phát từ việc thẩm định thiếu chính xác nguồn trả nợ của phương án kinh doanh đầu ra của KH cũng như các phương án trả nợ dự phòng. Mặt khác, nền kinh tế VN rơi vào tình trạng khó khăn, tăng trưởng dưới mức tiềm năng kéo theo tình hình sản xuất kinh doanh của các DN cũng bị trì trệ. Thị trường bất động sản trầm lắng, nợ xấu bất động sản tăng cao khiến các doanh nghiệp bất động sản xây dựng phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn và đầu tư phát triển.Ngoài ra những rủi ro tất yếu không thể tránh khỏi

trong hoạt động TD là nguyên nhân khiến việc kiểm soát chất lượng TD khó dự đoán.

Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật tố tụng hiện hành, khi NH tiến hành khởi kiện ra Toà án để thu hồi nợ, thời gian từ giai đoạn khởi kiện đến ngày thi hành án thực tế từ 2 đến 4 năm. Điều này dẫn đến việc các NH mất nhiều thời gian công sức để theo đuổi vụ kiện. Mặt khác, MB là NH có nguồn gốc từ quân đội nên càng thận trọng trong việc áp dụng hình thức khởi kiện. Từ những cách nghĩ và vướng mắc thực tế, MB chưa từng sử dụng con đường tố tụng mà thường mất rất nhiều thời gian, công sức trong việc đưa ra các giải pháp tài chính hữu hiệu để thu hồi nợ.

Với kết quả nêu trên, có thể kết luận toàn hệ thống NHTMCP Quân Đội đã quản trị tốt chất lượng TD, dư nợ vay quá hạn luôn trong giới hạn an toàn cho phép của NHNN. Kết quả này được đánh giá phù hợp với chính sách TD thận trọng cũng như định hướng chiến lược của Hội đồng quản trị trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều bất ổn do lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu hoạt động của các NH năm 2013 và 2014

Biểu đồ 2.4: So sánh chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ Nợ quá hạn một số NH

Nguồn: Báo cáo Tài chính và Báo cáo Thường niên các Ngân hàng

MB là NH được đánh giá đứng đầu về quy mô hoạt động trong nhóm các NHTMCP ở Việt Nam.về công tác quản trị rủi ro, thể hiện qua chỉ tiêu tỷ lệ Nợ quá hạn của MB khá cao so với các NH hàng đầu trong khối cổ phần (đứng đầu), tuy nhiên trong đó nợ nhóm 2 chiếm 48%. Nhìn chung dư nợ TD MB trong Tổng tài sản vẫn ở mức trung bình so với các NH cổ phần lớn khác nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại khá cao cho thấy MB cần phát huy tốt hơn nữa công tác quản trị rủi ro TD để vươn lên đứng đầu trong khối cổ phần về tất cả các mảng hoạt động.

Một phần của tài liệu 1302 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w