Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ

Một phần của tài liệu 1302 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 55 - 85)

thương mại cổ

phần Quân đội

Tại MB, công tác quản trị RRTD do Khối quản trị rủi ro phụ trách dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc. Khối Quản trị rủi ro được thành lập ngày 1/4/2004 tại Hội sở trên cơ sở tiền thân là Ban thẩm định thuộc phòng Tín dụng hội sở. Chức năng chính của Khối giai đoạn đầu là thẩm định tín dụng, quản lý danh mục tín dụng, thực hiện các báo cáo hoạt động tín dụng và phối hợp triển khai các chương trình kiểm tra hoạt động tín dụng trong ngân hàng. Đến nay mô hình của Khối đã được xây dựng để thực hiện đầy đủ vai trò quản lý mọi rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Rủi ro tín dụng, Rủi ro hoạt động, Rủi ro thị trường, Rủi ro pháp lý, Rủi ro hệ thống

(Rủi ro tập đoàn, Rủi ro chi nhánh nước ngoài). Sau hơn 10 năm hoạt động Khối đã dần hoàn thiện theo yêu cầu phát triển MB và hướng đến các tiêu chuẩn quản trị RRTD trên thế giới. Thể hiện ở việc ngày 7/8/2014 đã diễn ra lễ ký kết Dự án Phân tích khoảng cách và Xây dựng lộ trình triển khai áp dụng Basel II tại MB được tiến hành giữa MB và Công ty kiểm toán EY Singapore, đánh dấu việc khởi động một quá trình dịch chuyển và thay đổi về chất trong công tác Quản trị rủi ro của MB để hướng đến chuẩn mực tiên tiến.

2.2.2.1. Cơ chế vận hành mô hình cấp tín dụng

Hiện nay, toàn hệ thống MB đang trong quá trình chuyển sang một quy trình cấp phát TD mới theo mô hình quản lý rủi ro TD tập trung với sự phân tách 3 bộ phận độc lập: bộ phận bán hàng, bộ phận phân tích thẩm định, bộ phận hỗ trợ TD tạo sự khách quan trong đánh giá cho vay, kiểm tra giám sát chặt chẽ quá trình cấp TD và kiểm soát tốt rủi ro, cụ thể:

- Bộ phận bán hàng (Front): trực tiếp tham gia vào quá trình tiếp thị KH và làm cầu nối giữa KH và NH. Với đặc điểm này, Bộ phận bán hàng

chỉthu thập Hồ sơ và lập Báo cáo Đề xuất TD, không trực tiếp tham gia vào

côngtác thẩm định và xét duyệt TD nhằm đảm bảo tính khách quan.

Ngoài ra,

để phù hợp với quy mô và đặc điểm của từng đối tượng KH, MB lại

phân chia

Bộ phậnbán hàng thành ba khối riêng biệt bao gồm Khối KH DN lớn (CIB);

Khối KH DN vừa và nhỏ (SME); Khối KH cá nhân. Việc phân chia này nhằm

đảm bảo quản lý KH vay vốn một cách thống nhất trên toàn hệ thống,

doanh và các yêu cầu về TSĐB, nhu cầu sử dụng vốn của KH. Sau khi hoàn tất việc thẩm định hồ sơ, Bộ phận phân tích đua ra kết quả thẩm định về việc đồng ý hoặc từ chối cấp TD trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bộ phận Hỗ trợ bán hàng (Back): thực hiện các công việc sau khi có Phê duyệt đồng ý cấp TD của Ban lãnh đạo nhu soạn thảo Hợp đồng TD, Hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo, nhập kho TSĐB... Ngoài ra một công

việc cực kỳ quan trọng liên quan đến chức năng giám sát độc lập của Bộ phận Hỗ trợ bán hàng là trực tiếp thực hiện công tác giải ngân, cấp bảo lãnh trên cơ sở

các bên liên quan thực hiện đúng và đầy đủ các điều kiện TD đã đuợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhu vậy, Bộ phận Hỗ trợ bán hàng đã gián tiếp thực hiện

chức năng kiểm soát tuân thủ sau khi khoản vay đã đuợc phê duyệt, góp phần lành mạnh hoá hoạt động cấp TD của NH

> Cơ chế ra phán quyết TD, hội đồng TD, Giám đốc phê duyệt:

Bộ phận thẩm định đuợc đặt tại Hội sở nhằm đảm bảo tách bạch với chi nhánh- là đơn vị bán hàng trực tiếp. Việc bố trí mô hình này nhằm giúp thẩm định đuợc chuyên môn hóa đồng thời đảm bảo khách quan trong công tác thẩm định. Căn cứ năng lực và kinh nghiệm quản lý của Lãnh đạo các CN, Tổng Giám Đốc uỷ quyền phán quyết đối với khoản vay, bảo lãnh, LC theo từng đối tuợng KH. Khi phát sinh nhu cầu vuợt mức uỷ quyền phán quyết này, khoản TD sẽ đuợc trình Hội đồng TD ra quyết định. Nhu vậy, với cơ chế họp Hội đồng TD để ra phán quyết đối với các khoản TD vuợt mức phán quyết của CN nhu trên, khoản TD sẽ đuợc đánh giá một cách toàn diện bởi những nhóm các chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm, đảm bảo việc ra quyết định TD một cách chính xác, khách quan cũng nhu dự trù toàn bộ các tình huống xấu có thể xảy ra đe doạ khả năng thu hồi của NH.

định tính truyền thống “6C”. Song song, phương thức xếp hạng TD nội bộ đã cho phép MB thay thế các mô hình định lượng RRTD truyền thống trên thế giới như mô hình Z, mô hình điểm số TD tiêu dùng, tạo nên hệ thống các chỉ tiêu đánh giá KH chi tiết với cá nhân là 31 tiêu chí, DN quy mô nhỏ vay vốn sản xuất kinh doanh là 63 tiêu chí và KH doanh nghiệp là 78 tiêu chí trong đó 15 chỉ tiêu tài chính và 63 chỉ tiêu phi tài chính. Qua đó, MB có thể khắc phục nhược điểm các phương pháp trên như xác định mức độ RRTD tiềm năng của mỗi KH, đánh giá yếu tố thị trường, thương hiệu DN cũng như áp dụng đồng loạt đối với tất cả các KH không chỉ KH vay TD và linh hoạt khi nền kinh tế và cuộc sống gia đình người vay biến động qua việc xếp hạng định kỳ. Mặt khác, mô hình điểm số Z không phù hợp ứng dụng tại VN khi phần lớn BCTC do KH tự lập, không có kiểm toán, mức độ tin cậy thấp do đó không phát huy hiệu quả. Như vậy MB đã có sự kết hợp linh hoạt các phương thức đo lường RRTD truyền thống trên thế giới và vận dụng linh hoạt vào Việt Nam, từng bước tiến dần đến các yêu cầu Hiệp ước Basel II.

2.2.2.3. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Căn cứ công văn số 8738/NHNN-CNH ngày 25/09/2008, năm 2008, MB được NHNN cho phép áp dụng hệ thống xếp hạng TD nội bộ phân loại các khoản cho vay KH theo Điều 7 Quyết định 493/2005/NHNN. Theo hệ thống này các khoản vay của MB sẽ được đánh giá và phân loại dựa trên kết hợp cả 2 yếu tố định tính và định lượng.

Với khuynh hướng tiếp cận dần các chuẩn mực của Basel, MB đã sớm triển khai việc xây dựng Hệ thống chấm điểm nội bộ để đánh giá định mức tín nhiệm của NH đối với KH trên cơ sở các yếu tố định tính và định lượng phù hợp hoạt động kinh doanh, đối tượng KH và tính chất rủi ro của khoản vay. Hệ thống chính thức được triển khai vào năm 2005 và hoàn thiện năm 2008. Kết quả xếp hạng được sử dụng như là một phần trong việc quyết định cấp

hoặc từ chối TD đối với một KH, giúp đo lường và định dạng RRTD trong suốt quá trình cho vay và quản lý khoản vay. Hệ thống được xây dựng phù hợp đặc thù danh mục tín dụng, ngành nghề KH và yêu cầu quản trị về mặt hệ thống. Đây cũng là căn cứ để MB thiết lập chính sách TD theo ngành nghề, chính sách KH, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế, Điều 7 Quyết định 493/NHNN (tiêu chí định tính chứ không chỉ căn cứ thời gian và số lần chuyển nợ quá hạn) và chuẩn mực quốc tế IAS (theo phương pháp chiết khấu dòng tiền). Hướng việc phân loại nợ MB gần hơn với quy định hiệp ước Basel, giúp MB có cái nhìn chính xác và tổng quan về KH, định lượng được nợ quá hạn, nợ xấu toàn hệ thống, từ đó đảm bảo an toàn trong trích lập dự phòng.

Như vậy, với việc sử dụng hệ thống xếp hạng TD nội bộ như một công cụ quản lý để quản trị RRTD, mỗi KH được xếp loại, theo dõi và cập nhật định kỳ đối với mỗi mức độ rủi ro khác nhau. Dữ liệu và kết quả xếp hạng của KH trên toàn hệ thống được kiểm soát và quản lý tập trung tại Hội sở chính tạo nên sự đánh giá toàn diện, thống nhất trong chiết xuất dữ liệu và quản trị. Hệ thống xếp hạng TD nội bộ cũng trợ giúp MB trong việc đánh giá chất lượng của toàn bộ danh mục TD, xác định một cách hợp lý, chính xác nhất tổn thất các

khoản TD liên đới theo từng KH, từng dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành kinh tế, phân tích được rủi ro và lợi nhuận của các dòng sản phẩm.

2.2.2.4. Chính sách và phương thức quản trị rủi ro tín dụng tại MB

Hàng năm, căn cứ theo chiến lược phát triển của Hội đồng Quản trị, Khối Quản trị rủi ro tiến hành xây dựng danh mục cho vay tổng thể theo từng ngành kinh doanh (sản xuất thép, đóng tàu, xuất khẩu nông sản, xây dựng cơ bản...) có lưu ý đến yếu tố chu kỳ của nền kinh tế. Trên cơ sở yếu tố vùng miền của từng CN trong hệ thống, Hội sở tiến hành phân bổ và cân đối danh

2012

dựng chính sách TD nêu rõ quan điểm không tài trợ đối với những lĩnh vực nhiều rủi ro mà NH không có khả năng quản lý nhu cho vay bù đắp, cho vay nhà chung cu đất dự án mà MB chua ký thoả thuận liên kết, ngành đóng tàu, hạn chế đối với TD BĐS, xây dựng, cho vay đầu cơ BĐS. Với danh mục cho vay này kèm theo phân bổ giới hạn tăng truởng TD của Hội sở đối với từng CN, các đơn vị kinh doanh sẽ thuận tiện trong việc thực hiện kế hoạch đề ra trong năm.

Nhu vậy, đáp ứng yêu cầu Basel, MB xây dựng danh mục cho vay hiệu quả, phù hợp với chu kỳ phát triển của nền kinh tế và chính sách vĩ mô, dự báo đuợc những khó khăn và bất ổn của nền kinh tế khi xây dựng Quy hoạch TD cho từng ngành kinh doanh cụ thể. Hiện tại cơ cấu nợ vay của NH đáp ứng đuợc các yêu cầu quản lý của NHNN nhu tỷ lệ du nợ phi sản xuất đảm bảo, tỷ trọng du nợ các lĩnh vực đang gặp khó khăn nhu TD BĐS, xây lắp, thuơng mại thép thấp, thể hiện tầm nhìn chiến luợc của Ban lãnh đạo NH cũng nhu hiệu quả của việc thiết lập Danh mục cho vay hợp lý.

Mặt khác, duy trì chính sách quản lý RRTD đảm bảo những nguyên tắc: Thiết lập một môi truờng quản lý RRTD phù hợp, hoạt động theo một quy trình cấp TD lành mạnh, duy trì một quy trình quản lý, đo luờng và giám sát TD phù hợp đảm bảo kiểm soát đầy đủ đối với RRTD.

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN

DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 2.3.1. Kết quả đạt được

2.3.1.1. Đối với việc vận hành mô hình cấp tín dụng

Với mô hình cấp TD mới, MB đã thành công trong việc xây dựng và vận hành quy trình TD đảm bảo tính khách quan và độc lập. Quy trình này đuợc đánh giá phù hợp với mức độ phát triển của NH và chuẩn mực quốc tế. Việc xét duyệt TD qua nhiều cấp đảm bảo một khoản TD đuợc xem xét một cách độc lập, các khoản vay được phê duyệt trên cơ sở hạn mức TD đã giao cho từng cấp có thẩm quyền.Ngoài ra, mô hình phê duyệt TD có sự tham gia Hội đồng TD và Giám đốc phê duyệt đảm bảo quá trình phê duyệt được tập trung với chất lượng cao nhất.

2.3.1.2. Đối với công tác quản trị danh mục tài sản đảm bảo

Tỷ lệ tài trợ 29.97% 33.04% 32.83% Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 % BĐS 71,5 8 3 70,591 79,703 26% Động sản 67,696 71,897 75,023 24% Giấy tờ có giá 8,041 10,713 15,159 5% Các khoản phải thu 94,994 100,847 101,293 33% Tài sản khác 6,165 11,542 35,161 11% Tổng 248,479 265,590 306,339 100% Nguồn: BCTC MB các năm 2012, 2013, 2014

Bảng 2.7: Loại hình và giá trị tài sản thế chấp tại MB

Nhìn chung, MB đảm bảo tính tuân thủ trong tỷ lệ tài trợ qua các năm. Tính trên toàn hệ thống, tỷ lệ du nợ đảm bảo bằng BĐS hầu nhu luôn cao hơn các loại hình tài sản thế chấp khác qua các năm (trừ năm 2009), chiếm tỷ trọng 51% trong toàn bộ trị giá thế chấp tại MB năm 2010. Tốc độ tăng truởng các tài sản là BĐS và động sản khá lớn (khoảng 200%).

2.3.2. Tồn tại, hạn chế

2.3.2.1. Đối với cơ cấu vận hành cấp tín dụng (i) Đối với vận hành cơ cấu cấp tín dụng mới

Trong mô hình quản trị RRTD mới vẫn chua quy định cụ thể bộ phận chịu

trách nhiệm kiểm soát yêu cầu quản lý hồ sơ sau giải ngân, trong khi CBTD sau

khi giải ngân KH đa phần “bỏ qua” các yêu cầu quản lý này dẫn đến rủi ro TD vẫn

tiềm ẩn và chua dự đoán đuợc nợ quá hạn xảy ra khi nào (nhu kiểm soát dòng tiền

KH thu hồi nợ...). CV QHKH thực chất chua bị đánh giá về công tác quản lý khoản vay sau giải ngân trong các kỳ xếp loại thành tích mà chỉ căn cứ vào chỉ tiêu du nợ và nợ quá hạn, nợ xấu.

Tăng cuờng nhân lực ở bộ phận TD trong thời gian ngắn để đảm bảo vận

hành quy trình TD mới đã tiềm ẩn rủi ro liên quan chuyên môn nghiệp vụ của chuyên viên TD cả ở bộ phận quan hệ KH và bộ phận thẩm định. Phân luồng công

việc theo quy trình mới dẫn đến nhiều CV QHKH chua từng có kinh nghiệm phân

tích, đánh giá, chỉ thu thập chứng từ đơn thuần, lập báo cáo đề xuất TD mà không

biệt là các DN vừa và nhỏ - chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của một phương

án KD khả thi mà chỉ quan tâm số tiền sẽ được vay.

Bên cạnh đó, khi MB bước sang quy trình TD mới, để tránh hồ sơ bị tồn đọng, đặc biệt các hồ sơ đã cấp hạn mức cần phải giải ngân ngay trong ngày, KH lại đưa hồ sơ quá trễ thường vào cuối buổi sáng trong khi giao dịch chuyển tiền điện tử phải báo vốn và thực hiện trước 15h dẫn đến việc đánh giá phương án của bộ phận thẩm định còn nhiều hạn chế, rủi ro tiềm ẩn chưa được phát hiện. Đặc biệt đối với chuyên viên mới, thiếu kinh nghiệm sẽ không theo kịp guồng quay quy trình mới mà vẫn đảm bảo chất lượng thẩm định. Trong khi rõ ràng việc thay đổi quy trình đòi hỏi số lượng nhân sự tại bộ phận thẩm định gia tăng nhiều trong thời gian ngắn thì phần đông các CVTĐ chưa có kinh nghiệm là điều dễ hiểu. Thiếu sự đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đã “chạy” theo guồng quy trình mới với sự siết chặt về mặt thời gian ra báo cáo thẩm định, dẫn đến việc không tìm hiểu kỹ KH, phương án, không phát hiện rủi ro là thực trạng tại nhiều CN MB. Hiện nay, tại nhiều CN tình trạng thiếu nhân sự là một trong những nhân tố dẫn đến đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều. Việc thăng tiến quá nhanh trong khi công tác đào tạo chưa đáp ứng kịp thời cũng gây nên những “lỗ hổng” về kiến thức gây rủi ro trong quá trình ra quyết định cấp TD.

(ii)Đối với việc bố trí bộ máy nhân sự Rủi ro từ CBTD thiếu đạo đức:

Đạo đức con người là một trong các yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế RRTD. Một cán bộ tha hóa đạo đức nhưng giỏi nghiệp vụ khi được bố trí trong bộ phận TD sẽ vô cùng nguy hiểm. Điển hình các vụ vay khống hay vụ chứng thư bảo lãnh, hộ chiếu “ma” sử dụng con dấu NH đóng dấu khống lên phôi giấy trắng có in logo NH, giả mạo chữ ký của lãnh đạo để làm chứng thư bảo lãnh giả nhằm thu lợi bất chính. Đây là hình thức phạm tội

mới, có sự câu kết giữa người ngoài NH với nhân viên NH để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cũng thực sự là hồi chuông cảnh báo đối với các CN MB trong việc quản lý con dấu NH. Không để tình trạng nhân viên NH tự ý đóng dấu

Một phần của tài liệu 1302 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 55 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w