Thực trạng hoạt động cho vay ngành thép tại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu 1321 quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay ngành thép tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68 - 78)

TMCP Công

thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Phố Hà Nội

a. Quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hà Nội

Trong các hoạt động của NHTM nói chung và NHTMCP Công Thương Việt Nam nói riêng, nghiệp vụ tín dụng là hoạt động chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất và đem lại nguồn thu nhập chính cho Ngân hàng. Chính vì thế mà mỗi Ngân hàng lập ra quy trình tín dụng để mỗi nhân viên trong Ngân hàng áp dụng quy trình nhằm

B Phân Tn.’ '■ V J V1 N Thoa I ■ tích và ^B .u..a~ ⅛s⅛ TV ^fl thuận ^fl tham BB /7 BB Giai 7. 1' c¾ và ký Ll ʃɪ định C," Bfl ngân

(Nguồn: Quyết định về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ngân hàng)

- Hồ sơ khách hàng vay vốn: Sau khi tìm kiếm khách hàng và yêu cầu gửi hồ sơ gồm:

+ Hồ sơ pháp lý: Sổ hộ khẩu,chứng minh nhân dân, giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, các hồ sơ pháp lý có liên quan khác.

+ Các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyễn tiền tệ,sổ ghi chép mua bán hàng hóa ... Những tài liệu này phải lấy ở kỳ gần nhất.

+ Giấy đề nghị vay vốn.

+ Dự án, phương án sản xuất kinh doanh; kế hoạch sản xuất kinh doanh. + Các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo nợ vay.

- Phân tích và thẩm định khách hàng để ra quyết định cho vay:

Đây là bước rất quan trọng trong, nếu bước thẩm định này làm tốt sẽ hạn chế được nhiều rủi ro cho ngân hàng. Việc thẩm định khách hàng trên các mặt sau: Kiểm tra tư cách pháp nhân người vay, tính hợp pháp của hồ sơ pháp lý; Mức độ tín nhiệm trong quá trình giao dịch với ngân hàng xem xét khả năng thanh toán, tình hình công nợ và vòng quay vốn lưu động, khả năng trả nợ của khách hàng; Tình khả thi và hiệu quả của dự án như: cơ sở khoa học của việc lập dự án đầu tư, thời gian lập đến khi vay

vốn, đối chiếu với các quy định của nhà nước, dự kiến năng lực sản xuất kinh doanh, mặt

hàng, dịch vụ, giá thành, thị trường cung ứng vật tư hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, dự kiến

thu nhập, lãi và thời gian hoàn vốn của dự án; Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay. Trong quá trình thẩm định không chỉ nêu quy trình tín dụng mà quan trọng hơn là phải phân tích và chỉ ra được rủi ro tín dụng tiềm ẩn, hoạt động kinh doanh gì là nhiều rủi ro nhất.Trên thực tế ngân hàng có thực hiện chặt chẽ triệt để toàn bộ quy trình hay không? Có thể chỉ thực hiện hình thức mà thiếu chặt chẽ hoặc bỏ qua trên thực tế?

- Ngân hàng thỏa thuận và ký hợp đồng tín dụng với khách hàng

Khi khách hàng đáp ứng đủ điều kiện cho vay theo quy định thì quyết định cho vay, ngân hàng cho vay vốn soạn thảo ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố và ký kết với khách hàng và tiến hành công chứng, đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo.

- Giải ngân

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngành thép 2,439 7,136 9,006

+ Giải ngân bằng tiền mặt là những khoản chi trả tiên mặt trực tiếp của khách hàng vay vốn.

+ Giải ngân bằng chuyển khoản theo các hợp đồng mua bán của khách - Kiểm tra và xử lý nợ vay

Trong quá trình phát tiền vay cán bộ tín dụng phải kiểm tra giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách hàng, nếu phát hiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, sử dụng vốn sai mục đích hoặc tình hình tài chính của khách hàng gặp khó khăn thì cán bộ tín dụng đề nghị ngừng ngay việc phát tiền vay tiếp và thông báo thu hồi nợ trước hạn; Phong tỏa vật tư hàng hóa; phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố; khởi kiện trước pháp luật.

- Thu nợ gốc và lãi

Ngân hàng tiến hành tính lãi theo lãi suất đã thỏa thuận tại thời điểm ký hợp đồng. Ngân hàng thông báo cho khách hàng biết ngày đáo hạn tiền vay trước 10 ngày để chuẩn bị tiền để trả nợ cho ngân hàng, trường hợp đáo hạn mà khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng phải chuyển nợ quá hạn.

Trong trường hợp khách hàng vì lý do bất khả kháng không thể trả nợ đúng hạn thì khách hàng xin được gia hạn nợ, thời gian gia hạn nợ không vượt quá thời hạn tài trợ vốn, khi được gia hạn nợ thì khách hàng không phải trả lãi theo lãi suất nợ quá hạn nhưng khoản vay được chuyển sang nhóm 2.

- Thanh lý hợp đồng tín dụng

Sau khi khách hàng đã trả xong nợ gốc và lãi, cán bộ tín dụng đối chiếu xác nhận với kế toán và đóng đóng khoản vay và giải chấp tài sản đảm bảo, chuyển vào hồ sơ lưu của khách hàng.

b. Dư nợ và cơ cấu dư nợ ngành thép tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hà Nội

Hoạt động cho vay đối với đối với các doanh nghiệp ngành thép đã được Vietinbank cũng như Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội thực hiện trong nhiều năm, việc

quản lý và giám sát đối với hoạt động cho vay ngành thép nằm trong chính sách quản

lý chung đối với hoạt động tín dụng của Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội nhằm Dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất ngành thép tại Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội trong giai đoạn 2015-2018 như sau:

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay đối doanh nghiệp sản xuất ngành thép tại Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội năm 2017-2019

nhánh TP Hà Nội

Tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp

đoạn 2017-2019)

Qua số liệu trên có thể thấy, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngành thép có sự tăng trưởng qua các năm về cả giá trị tuyệt đối và tỷ trọng. Năm 2019, dư nợ cho vay doanh nghiệp ngành thép tại Vietinbank Hà Nội đạt 9,006 tỷ đồng, tăng 26.2% so với năm 2018.

Việc gia tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất ngành sắt thép trong những năm gần đây có nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân cơ bản như sau:

- Tình hình kinh tế thị trường giai đoạn 2017-2019 có sự tăng trưởng tốt, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm vào khoảng 6-7%, từ đó tạo tiền đề cho thị trường

thép phát triển. Đồng hành cùng sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành

thép nói riêng, tăng trưởng tín dụng cho vay ngành thép trong giai đoạn này

cũng có

sự tăng trưởng nhất định.

- Về phía Vietinbank, trong giai đoạn này, chất lượng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất ngành sắt thép đã có nhiều sự cải thiển. Theo đó, Vietinbank đã có những chính sách nới lỏng nhất định đối với lĩnh vực sản

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

CTCP Thép Hoà Phát Dung Quất - - 5,434 6,549 CTCP Thép Hoà Phát Hải Dương 716 826 401 1,280 Công ty TNHH Thép Hoà Phát Hưng Yên 50 72 74 - Công ty TNHH MTV Thép miền Nam 562 210 76 - Tổng Công ty Thép Việt Nam 287 167 56 - CTCP Gang thép Thái Nguyên 1041 1,050 1,050 1,050

Công ty khác 237 114 45 126

Tổng 2,893 2,439 7,136 9,006

nghiệp lớn, có uy tín như Hòa Phát, Hoa Sen...

Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất sắp thép năm 2018, năm 2019 tăng đột biến lên 7,136 tỷ đồng và 9,006 tỷ đồng, do từ năm 2018, Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội giải ngân cho vay đối với Công ty Cổ phần thép Hoà Phát Dung Quất để đầu tư xây dựng Giai đoạn 1 dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hoà Phát Dung Quất.

- Phân loại dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất sắt thép theo kỳ hạn:

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay đối doanh nghiệp sản xuất sắt thép theo kỳ hạn

(Nguồn: Số liệu cho vay ngành thép tại Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội trong giai đoạn 2016-2019)

Trong dư nợ cho vay doanh nghiệp ngành thép, dư nợ vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn: năm 2016 là 64.0%, năm 2017 là 57.0%; chỉ đến năm 2018, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn mới thấp hơn dư nợ trung dài hạn là 10.5%. Sang đến năm 2019, tỷ lệ dư

nợ ngắn hạn cho vay ngành thép tăng nhẹ đạt 15.6% Dư nợ cho vay ngắn hạn chủ yếu

để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất sắt thép có quy mô lớn như CTCP Tập đoàn Hoà Phát và các Công ty con, Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam, Tổng Công ty Thép Việt Nam (VN Steel).

Dư nợ cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp sản xuất ngành thép của đồng và năm 2019 đạt 7,599 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là cho vay để thực hiện các Dự án đầu tư các nhà máy sản xuất thép.

Bảng 2.5: Một số doanh nghiệp ngành thép có dư nợ vay lớn tại Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội

2016 đến năm 2019)

Trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất ngành sắt thép tại Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội, qua số liệu trên cho thấy dư nợ có mức độ tập trung tương đối cao. Trong tổng số gần 20 khách hàng doanh nghiệp vay trong lĩnh vực sản xuất ngành sắt thép thì tổng dư nợ của 3 khách hàng có mức dư nợ lớn nhất đều trên 75% tổng dư nợ, riêng năm 2019, tổng dư nợ của CTCP Thép Hoà Phát Hải Dương, CTCP Thép Hoà Phát Dung Quất và CTCP Gang Thép Thái Nguyên là 8,879 tỷ đồng, tương đương tới 98.6% tổng dư nợ cho vay các doanh nghiệp ngành thép tại Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội.

Các khách hàng như nhóm Tập đoàn Hoà Phát, Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam, Tổng Công ty Thép Việt Nam và các công ty con đều là các khách hàng truyền thống của Vietinbank. Đây đều là những nhà sản xuất sắt thép và các sản phẩm sắt thép có quy mô lớn, sản phẩm có uy tín và thương hiệu trên thị trường. Tính đến hết năm 2019, dư nợ vay của các nhóm khách hàng này tại Vietinbank đều là nợ nhóm 1, không để phát sinh nợ xấu (nợ từ nhóm 3 trở lên). Tuy nhiên, việc tập trung dư nợ lớn tại một số nhóm khách hàng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho NHCT.

31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

1. Nợ đủ tiêu chuẩn 2,439 100% 7,136 100% 9,006 100%

Dư nợ cho vay ngành sắt thép của Vietinbank tập trung chủ yếu tại một số địa bàn trong đó chủ yếu tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, ngoài ra còn có một số khách hàng lớn tại một số tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Thái Nguyên...

Ngoài ra, chủ yếu dư nợ theo đối tượng khách hàng chủ yếu tập trung ở phân khúc khách hàng lớn (chiếm 90,0% dư nợ).

Đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp ngành thép nói riêng, Vietinbank chủ yếu cho vay theo 2 hình thức cho vay ngắn hạn như cho vay, mở bảo lãnh, LC bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và cho vay trung dài hạn để thực hiện đầu tư dự án xây dựng mới/mở rộng đầu tư nhà máy sản xuất. Hiện tại, dư nợ ngành này của Vietinbank chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, số ít là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, điều này cũng xuất phát từ đặc điểm chung của ngành thép như đã nói ở trên đó là các doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành này thường hoạt động quy mô lớn, yêu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng cao, giá trị mặt hàng lớn và thường mua bán theo khối lượng/lô lớn.

c. Thực trạng chất lượng tín dụng ngành thép tại Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội trong những năm qua

Hoạt động cho vay của NHTM luôn đi kèm với hai yếu tố rủi ro và lợi nhuận, nếu Ngân hàng chỉ chạy theo mục tiêu lợi nhuận cao mà thiếu đi sự thận trọng cần thiết thì có thể sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng khi mức lợi nhuận thu được không đủ đề bù đắp cho các thiệt hại do rủi ro đem lại. Nguyên nhân thường do tư tưởng chủ quan, nóng vội trong việc tăng trưởng dư nợ nên trong quá trình thẩm định trước khi cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất ngành sắt thép tại Vietinbank còn tồn tại nhiều hạn chế như đánh giá các thông tin về doanh nghiệp vay vốn, về phương án/dự án sản xuất kinh doanh chưa chặt chẽ, đầy đủ, chưa bám sát với tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thị trường, môi trường kinh doanh. Điều này dẫn đến các quyết định cấp tín dụng chưa phù hợp với tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, nhu cầu vốn thực tế của khách hàng và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho Vietinbank với kết quả là dư nợ xấu trong cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất ngành này có xu hướng tăng.

Ngoài ra, cán bộ thẩm định còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thẩm định cho vay do thông tin thu thập được về khách hàng và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng còn rất hạn chế và không có nguồn cung cấp tài liệu đáng tin cậy. Đặc biệt là trong cho vay đối với Dự án đầu tư sản xuất, việc xác tổng mức đầu tư của Dự án (bao gồm giá trị dây chuyền máy móc thiết bị, nhà xưởng, các công trình kiến trúc, công trình phụ trợ...) cũng thiếu nhiều thông tin do đa phần dây chuyền thiết bị đầu tư đều mang tính đặc thù theo công suất, thiết kế, thậm chí có dây chuyền do khách hàng vay vốn đặt hàng riêng nên khó có thể đánh giá, so sánh giá trị thiết bị. Thực tế tại Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội cho thấy, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị thông qua hình thức thanh toán T/T và sử dụng chiêu bài nâng giá để tăng số tiền vay vốn ngân hàng nhưng chi nhánh không phát hiện được. Tình trạng này dẫn đến ngân hàng hoàn toàn chịu rủi ro kép khi dự án đầu tư gặp khó khăn trong quá trình triển khai, thị trường đầu ra. ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, xử lý tài sản bảo đảm nhưng khách hàng hầu như bị thiệt hại ít về tài chính.

Từ những nguyên nhân trên dẫn đến tình trạng chất lượng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngành sắt thép tại Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội có xu hướng giảm sút.

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay các doanh nghiệp ngành thép tại Vietinbank TP Hà Nội phân loại theo nhóm nợ

- - -

4. Nợ nghi ngờ - 0% - 0% - 0%

5. Nợ có khả năng mất vốn - 0% - 0% - 0%

23/04/2012). Nếu xem xét các khoản nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ là nợ xấu thì tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng khá cao 1.3-1.8% tổng du nợ các doanh nghiệp ngành thép. Nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ tập trung chính ở du nợ dài hạn của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, cụ thể là Dự án đầu tu mở rộng nhà máy giai đoạn 2. Thông tin tóm luợc về dự án này nhu sau:

Công ty CP Gang thép Thái Nguyên - Dự án mở rông nhà máy giai đoạn 2:

- Tên dự án: Dự án mở rông sản xuất Giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên (Dự án Gang thép Thái Nguyên Giai đoạn 2)

- Chủ đầu tư: CTCP Gang thép Thái Nguyên

- Địa điểm thực hiện:

+ Dây chuyền nhà máy luyện thép tại khu vực Luu Xá, TP Thái Nguyên

+ Dây chuyền khai thác và tuyển khoáng mỏ quặng Tiến Bộ tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu 1321 quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay ngành thép tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68 - 78)

w