Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng

Một phần của tài liệu 1321 quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay ngành thép tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 102 - 107)

Như đã phân tích ở Chương 2, công tác thẩm định cho vay tín dụng của Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội còn hạn chế. Do đó, để khắc phục hạn chế này, cán bộ thẩm định phải là người phải có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức về thị trường, các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế. Có thể thấy công việc của cán bộ thẩm định tín dụng liên quan rất nhiều đến việc đảm bảo làm sao hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro cho ngân hàng trong vay vốn tín dụng, do đó, các cán bộ thẩm định đòi hỏi phải có những kiến thức tốt trong ngành ngân hàng, như hiểu rõ về các hình thức cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu...), loại hình cho vay, phương thức cho vay, đối tượng và giới hạn cấp tín dụng, thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp.

Vì vậy, cán bộ thẩm định phải được bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác này. Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người. Việc sắp xếp, tổ chức cán bộ thẩm định không nên phân cán bộ thẩm định phụ trách khối doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh như hiện nay mà nên phân theo ngành nghề, mỗi bộ phận cán bộ thẩm định phụ trách những ngành nghề khác nhau và cho cán bộ đi tìm hiểu về loại ngành nghề đó. Trên cơ sở đó, cán bộ thẩm định sẽ có khả năng phân tích, đánh giá, am hiểu về ngành, lĩnh vực kinh doanh mà mình phụ trách, am hiểu về các quy định pháp luật có liên quan, có khả năng phân tích, đánh giá, cập nhật thông tin về các ngành, lĩnh vực, để đưa ra nhận định độc lập, khách quan về “sức khỏe tài chính” của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay.

Bên cạnh đó, để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ, lãnh đạo kiểm soát tín dụng đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành thép như sau:

- Thường xuyên tổ chức các diễn đàn, khóa đào tạo chuyên môn về thị trường, biến động ngành thép và rủi ro trong cho vay đối với các doanh

nghiệp sản

xuất kinh doanh ngành thép.

- Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ tín dụng cho đội ngũ cán bộ, lãnh đạo tại các Chi nhánh, đặc biệt là cán bộ tín dụng mới vào Vietinbank.

- Thường xuyên tổ chức cho các cán bộ tín dụng, lãnh đạo Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các Chi nhánh

Vietinbank khác

trong lĩnh vực cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành thép nói

riêng và nghiệp vụ cho vay nói chung (có thể thông qua giao lưu, gặp mặt

trực tiếp

hoặc qua mạng máy tính nội bộ có kết nối hình ảnh).

- Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội, yêu cầu các cán bộ tín dụng được tuyển dụng phải đáp ứng

được các điều kiện về kinh nghiệm, kỹ năng thẩm định, năng lực giao tiếp,

tinh thần

trách nhiệm, đạo đức...

- Áp dụng cơ chế thưởng phạt nghiêm minh, quy trách nhiệm đối với những cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc cán bộ tín dụng để phát sinh dư nợ có vấn đề lớn,

kéo dài phải dừng ngay công tác cho vay để tập trung thu hồi nợ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được tiếp cận với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế thông qua tiếp thu một cách có chọn lọc các công nghệ, thiết chế và kinh nghiệm quốc tế phù hợp trong hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Việt Nam.

Từ thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngành thép tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hà Nội, chương 3 đã đề ra các định hướng, giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng phù hợp với tính chất kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh ngành thép.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước diễn biến phức tạp, nhiều biến động, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thép nói riêng còn gặp những khó khăn. Trong khi đó mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng trở nên gay gắt thì việc áp dụng các giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay ngành thép tại các ngân hàng thương mại là rất quan trọng và cần thiết. Tại Vietinbank trong giai đoạn trước năm 2016, hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất ngành sắt thép là một trong những lĩnh vực cho vay có mức tăng trưởng dư nợ quá hạn, dư nợ xấu khá cao đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro phát sinh nợ xấu. Do vậy, việc quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay ngành thép đã được Vietinbank coi trọng và tập trung nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với lĩnh vực này qua đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của toàn hệ thống Vietinbank.

Xuất phát từ thực tế đó, luận văn của học viên tập trung đề cập đến vấn đề

Quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay ngành thép tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội'.

Luận văn đã hoàn thành với một số nội dung chủ yếu như sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng; những nội cơ bản về thị trường ngành thép, quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngành thép tại các ngân hàng thương mại.

Thứ hai, phân tích được thực trạng về hoạt động cho vay ngành thép; thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay ngành thép tại Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội; chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động cho vay ngành thép.

Thứ ba, đề xuất những giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị trủi ro cho vay ngành thép tại Vietinbank chi nhánh thành phố Hà Nội như: nhóm giải pháp tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; giải pháp tổ chức

cán bộ thẩm định và quản lý tín dụng theo ngành; giải pháp về đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để có thể đạt được những kết quả đánh giá như trên, tuy nhiên do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, học viên rất mong nhận được ý kiến góp ý các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Basel Committee on Banking Supervision (2000), Principle for the management of Credit Risk.

2. Nguyễn Thị Thu Hằng (2013), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh Việt Nga.

3. Bùi Thị Thúy Hằng (2013), Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam.

4. Ngô Minh Hiếu (2015), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình

5. Lê Như Hoa (2012), Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Thành phố Hà Nội.

6. Joel Bessis (2012), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, sách dịch, Nhà xuất bản Lao Động - Xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Minh Kiều (2012), Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

8. Peter S. Rose (2003), Quản trị Ngân hàng Thương mại, sách dịch, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Thu Phương (2015), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Vĩnh Phúc.

10. Trần Anh Quân (2016), Nâng cao chất lượng tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam

11. Thomas P. Fitch (1997), Dictionary of Banking Terms, 3rd Edition, Barron’s Edutional Series, Inc., NewYork, USA.

12. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

15. Nguyễn Đức Tú (2012), Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.

16. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội các năm: năm 2017, năm 2018 và năm 2019.

17. Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

18. Các văn bản, quyết định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. 19. Các website:

www.vsa.com.vn www.vneconomy.vn

20. Luật và các văn bản hướng dẫn: - Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

- Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng năm 2017 - Luật Doanh nghiệp năm 2014

- Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh

ngân hàng

nước ngoài đối với khách hàng.

- Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng

rủi ro và việc xử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức

tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu 1321 quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay ngành thép tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 102 - 107)

w