Xây dựng định hướng tín dụng phù hợp với đặc thù ngành thép

Một phần của tài liệu 1321 quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay ngành thép tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94)

Dựa trên định hướng tín dụng tín dụng nói chung và định hướng tín dụng đối với ngành thép nói riêng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội cần nghiên cứu tình hình thị trường thực tế, định hướng phát triển của Chi nhánh từng thời kỳ để đưa ra các chính sách tín dụng đối với cho vay doanh nghiệp kinh doanh ngành thép phù hợp. Cụ thể:

Giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn, gia tăng cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu đã cho vay trung dài hạn, nên tiếp tục cho vay vốn lưu động để quản lý toàn bộ dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, từ đó đảm bảo khả năng trả nợ, đồng thời gia tăng những lợi ích từ lãi suất, phí dịch vụ, tiền gửi, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân hàng khác...

Tập trung vào nhóm khách hàng có uy tín, thương hiệu trên thị trường; có năng lực tài chính tốt, phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng, khả thi. Ví dụ như: Tập đoàn Hòa Phát; Tôn Hoa Sen; Thép miền Nam; Thép Việt Nhật...

Ưu tiên cho vay các doanh nghiệp sản xuất thép từ quặng, sử dụng lò cao BOF, doanh nghiệp có sở hữu cảng chuyên dụng hoặc có vị trí nhà máy sản xuất gần cảng biển nước sâu. Bởi chi phí giá thành sản xuất thép từ quặng thấp hơn tương đối so với các phương thức sản xuất khác. Đối với doanh nghiệp có sở hữu cảng hoặc ở gần cảng biển nước sâu sẽ có những ưu thế rất lớn về mặt chi phí vận chuyển, từ đó giúp giảm giá thành và tăng năng lực cạnh tranh.

Một phần của tài liệu 1321 quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay ngành thép tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94)

w