Thực trạng về quản trị rủi ro trong cho vay ngành thép tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu 1321 quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay ngành thép tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 78 - 89)

TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Phố Hà Nội

2.2.1. Các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với cho vay ngành thép tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hà Nội

a. Mô hình và chính sách quản trị rủi ro tín dụng

- Mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Trước năm 2012, Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội sử dụng mô hình quản trị rủi ro phân tán, phân tách bộ máy theo từng khâu cho vay và phân chia trách nhiệm của các bộ phận tham gia. Trong giai đoạn này, Vietinbank đã thành lập Ủy ban quản lý rủi ro với chức năng chính là quản lý rủi ro toàn hệ thống Vietinbank, thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro phù hợp với quy trình kinh doanh, Tuy nhiên các chính sách quản trị rủi ro tín dụng mới dừng ở mức định hướng, chưa có hướng dẫn về quy trình cụ thể.

Trên cơ sở đó, Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội đã tự xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng riêng áp dụng cho danh mục khách hàng của chi nhánh. Do áp lực cạnh tranh, Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội hạn chế liên kết, trao đổi thông tin với các chi nhánh khác. Như vậy, mô hình quản trị rủi ro tín dụng trong giai đoạn này kém tập trung, mức độ hiệu quả không cao.

Hiện nay Vietinbank đã cải tổ toàn bộ hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung của Vietinbank cho phép từng bước xây dựng các mô hình đo lường rủi ro như các thước đo xác suất không trả được nợ, số dư nợ rủi ro và tổn thất dự kiến trong trường hợp không trả được nợ.

- Chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội do Hội đồng quản trị phê duyệt trong khuôn khổ quy định chung hướng dẫn hoạt động cho vay và quản trị rủi ro đối với hoạt động cho vay của Ngân hàng Công thương. Nội dung của chính sách quản trị rủi ro tín dụng được ban hành trên cơ sở:

Cấp 1 Khung QTRRTD Hội đồng quản trị

Nguyên tắc, cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị, chiến lược QTRRTD và khẩu vị RRTD Cấp 2 Chính sách tíndụng Cấp 3 Chỉ đạo, hướng dẫn chính sách Ban điều hành Xác định và cấp GHTD Quy định về các hình thức cấp tín dụng: cho vay, chiết khấu, tài trợ thương mại. Bảo đảm tiền vay

Phân loại, xử lý nợ Cấp 4

Quy trình, hướng dẫn, mẫu biểu

Cấp 5 Sản phẩm tín dụng Các sản phẩm cụ thể do khốikinh doanh ban hành

63

+ Quy chế bảo đảm tiền vay do NHNN ban hành. + Quy chế cho vay do NHNN ban hành.

+ Chiến lược và định hướng của Vietinbank.

Trên cơ sở đó, quy định về hệ thống chính sách QTRRTD của Vietinbank bao gồm 5 cấp như sau:

Khung chính sách tín dụng được ban hành bao trùm toàn bộ nội dung trong hoạt động cấp và quản lý tín dụng, đảm bảo hoạt động tín dụng được quản trị một cách hệ thống, đồng bộ, tuân thủ các quy định và an toàn hệ thống.

Với phương thức hoạt động là một đơn vị kinh doanh, Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp ngành thép nói riêng tuân thủ theo các bước trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng dưới cấp độ giao dịch.

Quyết định tín dụng Soạn thảo và ký kết Hoàn thiện các Chấm điểm XHTD GHTD Dự án Khách hàng TSBĐ và định giá GHTD Điều kiện cấp tín dụng HĐTD HĐBĐ

Sơ đồ 2.4: Nội dung QTRRTD tại Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội

Nhân diện

Tìm kiếm khách hàng

Kiểm soát RRTD

Đo lường Giám sát RRTD

Tham định và quyết định TD

Thực hiện tín

dụng Quản lý, giámsát Thu nợ

1. Thu thâp thông tin - Khách hàng -TSBĐ 2. Phân tích thông tin 3. Lâp hồ sơ đề nghị cấp tín dụng 1. Thẩm định tín dụng - Chấm điểm XHTD - Khách hàng - GHTD/Phương án/Dự án - TSBĐ 2. Quyết định tín dụng 1. Kiểm tra, rà soát hồ sơ giải ngân 2. Tác nghiệp giải ngân 1. Kiểm tra, đánh giá TSBĐ 2. Kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng 1. Theo dõi dòng tiền của khách hàng, đôn đốc khách hàng thu nợ 2. Đánh giá các nguồn thu nợ 3. Soạn thảo và ký kết 3. Thu nợ

(Nguồn: Khung quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Công thương VN) a. Nhận biết rủi ro tín dụng

Đây là khâu đầu tiên trong quy trình cấp tín dụng. Chi nhánh đã quán triệt quy tắc “hiểu khách hàng” (Know Your Customer - KYC) với những nội dung

chính như sau:

- Đủ thông tin về khách hàng, nguồn trả nợ và mục đích của khoản tín dụng; - Không được cấp tín dụng dựa trên mối quan hệ thân quen hoặc hiểu biết sơ

sài về khách hàng;

- Ngoài hồ sơ giấy phải khảo sát, thẩm định tình hình thực tế; - Chú trọng kiểm soát chéo các thông tin.

Chi nhánh đề ra nguyên tắc lựa chọn khách hàng là các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, ổn định, tiềm lực tài chính tốt, có thế mạnh, uy tín và tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính, không tham gia/không bị ảnh hưởng bởi việc đầu tư ngoài ngành, sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý, không bị phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn vay ngân hàng.

Đối với các doanh nghiệp ngành thép, Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội thực hiện chính sách rủi ro theo quy định chung của Vietinbank đối với nhóm ngành hạn chế cấp tín dụng.

b. Đo lường rủi ro tín dụng

Nội dung đo luờng rủi ro tín dụng đã đuợc Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội vận dụng vào các buớc nhu thẩm định tín dụng, quyết định tín dụng, soạn thảo và ký kết hợp đồng, hoàn thiện các thủ tục liên quan tới hồ sơ khách hàng.

Từ Đến

91 1ÕÕ AAA Đủ tiêu chuẩn

81 90 AA Đủ tiêu chuẩn

71 80 A Đủ tiêu chuẩn

66 70 BBB Cần chú ý

61 65 BB Cần chú ý

56 60 B Dưới tiêu chuẩn

51 55 CCC Dưới tiêu chuẩn

46 50 CC Nghi nghờ

41 45 C Nghi ngờ

0 40 D Có khả năng mất vốn

(Nguồn: Khung quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam)

Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội đã tuân thủ quy định về chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, Điểm và Hạng là tiêu chí quan trọng phản ánh tình trạng “sức khỏe”, năng lực tín dụng của khách hàng, là một trong các điều kiện quan trọng để xem xét, cấp tín dụng, giúp cán bộ tránh gặp phải rủi ro chọn sai khách hàng. Ngoài ra, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ cũng phản ánh chất luợng tín dụng của ngân hàng, hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành tín dụng trong từng thời kỳ. Hiện tại Vietinbank Chi nhánh Hà Nội đang sử dụng công cụ chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng với phuơng pháp chuyên gia để đua ra kết quả đo luờng mức độ rủi ro tín dụng đối với khách hàng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tập hợp các phuơng pháp, quy trình, kiểm soát, thu thập dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc đánh giá,

66

chấm điểm khả năng không trả được nợ tiềm ẩn của một khách hàng, rồi căn cứ vào số điểm đã chấm để phân loại khách hàng vào hạng rủi ro phù hợp. Công tác chấm điểm cũng được kiểm soát hai tay, đảm bảo thông tin chấm điểm phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Tại Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội, sau khi hoàn thiện công tác thẩm định, khoản tín dụng sẽ được đưa ra hội đồng tín dụng tại Chi nhánh để xem xét đánh giá. Thành phần buổi họp bao gồm ban lãnh đạo chi nhánh phụ trách mảng tín dụng và các trưởng/phó phòng KHDN. Các thông tin đề xuất về khoản tín dụng sẽ được hội đồng cho ý kiến, đóng góp về việc bổ sung, hoàn thiện thông tin thẩm định, chỉ ra các rủi ro có thể gặp phải và yêu cầu thêm các điều kiện trước, trong và sau cấp tín dụng phù hợp, định giá khoản tín dụng (lãi suất cho vay) đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro cho Vietinbank. Khi khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện, hội đồng sẽ quyết định việc cấp tín dụng/không cấp tín dụng hoặc trình khoản tín dụng lên phòng phê duyệt tín dụng - trụ sở chính theo đúng thẩm quyền.

thảo và ký kết hợp đồng tín dụng, thực hiện các thủ tục nhận tài sản bảo đảm và ký hợp đồng bảo đảm theo quy định của Vietinbank.

Theo quy định, điều kiện về xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp ngành thép là xếp hạng tín dụng nội bộ từ loại A trở lên, điều kiện về năng lực tài chính là tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia Dự án tối thiểu là 30% tổng mức đầu tư, đồng thời Chủ đầu tư phải cung cấp đầy đủ tài liệu chứng minh được nguồn vốn tham gia vào dự án.

c. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội kiểm soát rủi ro đối với các khoản tín dụng nói chung và tín dụng đối với doanh nghiệp ngành thép nói riêng thông qua việc thẩm định, đánh giá và quyết định/phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng như thay đổi, gia hạn và tái tục các khoản tín dụng hiện tại. Kết quả sẽ được trình bày trên tờ trình thẩm định của tổ thẩm định chi nhánh. Nếu như đối với hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank, chi nhánh là vòng kiểm soát đầu tiên, thì ở cấp độ chi nhánh, cán bộ tín dụng là người sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ về hồ sơ đề xuất cấp tín dụng trước khi trình phê duyệt. Thực tế tại Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội, những khoản tín dụng đối với doanh nghiệp ngành thép sẽ được giao cho một hoặc nhiều cán bộ cùng tham gia thẩm định. Các cán bộ tín dụng được chọn phải đảm bảo về chất lượng kết quả thẩm định từ đó phần nào tăng kiểm soát tín dụng đối với các khoản tín dụng này.

Đối với các khoản tín dụng đã được phê duyệt, việc rà soát hồ sơ giải ngân cũng được thực hiện qua hai vòng kiểm soát chặt chẽ. Cán bộ hỗ trợ tín dụng sẽ là người chịu trách nhiệm về sự đầy đủ và hợp lý, hợp lệ của các hồ sơ khách hàng cung cấp để rút vốn vay, đồng thời kiểm soát việc đáp ứng các điều kiện, nghĩa vụ mà doanh nghiệp đã cam kết với Vietinbank. Đây là một trong các bước quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng, do tính chất khối lượng và số lượng hồ sơ thanh toán của doanh nghiệp kinh doanh sản xuất thép thường rất lớn nên với bất kỳ sơ suất nào của cán bộ tín dụng cũng có thể mang lại rủi ro rất lớn.

nhận diện rủi ro tín dụng phát sinh trong quan hệ tín dụng với khách hàng, đảm bảo khoản tín dụng đã cấp vẫn phù hợp với chính sách tín dụng của chi nhánh. Thông thường tần suất của việc kiểm soát là 3 tháng/lần với nội dung đánh giá lại khách hàng dựa trên cơ sở đầy đủ thông tin cập nhật về tình hình kinh doanh và tài chính cũng như các thông tin về thị trường.

d. Giám sát rủi ro tín dụng

Giám sát rủi ro tín dụng bao gồm 2 bộ phận là quản lý giám sát khách hàng và thu nợ.

Chi nhánh thực hiện giám sát liên tục khách hàng/khoản tín dụng khách hàng thông qua tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của khách hàng; tình hình sử dụng vốn vay; lịch sử quan hệ tín dụng; tình hình tuân thủ các điều kiện cấp tín dụng, khách hàng và người có liên quan từ đó theo sát tình hình thực hiện hợp đồng đầu ra, tiến độ thực hiện của dự án và quản lý chặt chẽ nguồn thu từ dự án đảm bảo khách hàng không sử dụng nguồn tiền sai mục đích, trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho Vietinbank.

Đối với các khoản nợ có vấn đề, Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội chủ động đánh giá mức độ rủi ro để có biện pháp ứng xử phù hợp. Chi nhánh cân nhắc đồng thời các điều kiện cơ cấu nợ như khách hàng đề nghị, khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn do nguyên nhân khách quan, nợ vay đang tồn tại dưới hình thái tài sản công nợ và khách hàng có khả năng trả nợ trong thời gian cơ cấu. Tất cả các nội dung và quyết định cơ cấu đều phải thông qua hội đồng tín dụng chi nhánh.

Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội cũng đã thành lập tổ xử lý rủi ro tín dụng gồm đồng chí giám đốc chi nhánh, đồng chí phó giám đốc và lãnh đạo, cán bộ phòng khách hàng trực tiếp thực hiện xử lý rủi ro đối với món nợ đó. Đồng thời chi nhánh đề ra chính sách giao trách nhiệm thu hồi nợ xấu cho từng phòng khách hàng quản lý,

và việc xử lý rủi ro sẽ là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của phòng khách hàng. Sau khi đánh giá mức độ rủi ro và có biện pháp ứng xử phù hợp đối với khoản nợ xấu, cán bộ tín dụng phối hợp với phòng tổng hợp để thực hiện các thủ tục về kiện tụng cũng như xử lý tài sản bảo đảm (nếu cần) để thu hồi nợ.

2.2.1. Những kết quả đã đạt được

Trong thời gian qua, công tác quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội được quan tâm đúng mức và với việc quản trị rủi ro tín dụng dưới cấp độ giao dịch, Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Một số kết quả có thể kể đến như sau:

- Một là, Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội có tốc độ tăng trưởng dư nợ ở mức cao. Trong điểu kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, cạnh tranh gay gắt giữa các

ngân hàng nhưng Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội vẫn gĩư được tốc độ tăng trưởng

dư nợ cao so với các tổ chức tín dụng khác.

Duy trì lượng khách hàng truyền thống và là những đơn vị hoạt động có quy mô lớn, có thương hiệu trong ngành thép như Tập đoàn Hoà Phát, các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam.

- Hai là, nhận thức về hoạt động cho vay trong đó có cho vay đối với ngành thép mang lại kết quả kinh doanh lớn, tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Từ đó

Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội đã thực hiện điều chỉnh về chiến lược kinh doanh

và chính sách quản trị rủi ro, tạo môi trường quản trị rủi ro hợp lý đảm bảo an toàn

trong hoạt động cho vay. Chủ động rà soát, tăng cường kiểm soát đối với các khoản

tín dụng có dấu hiệu rủi ro, từ chối cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp không

đáp ứng điều kiện cấp tín dụng, tiềm ẩn rủi ro cao. Kết quả là nợ xấu trong

lĩnh vực

tín dụng đối với doanh nghiệp ngành thép không tăng qua các năm.

- Ba là, xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng bằng văn bản, với các quy định chặt chẽ và tăng cường khả năng kiểm soát những nguy cơ rủi ro

dụng chi nhánh có hiệu quả rất tốt trong việc nhận diện và quản trị rủi ro tín dụng.

2.2.2. Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt đuợc, quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngành thép tại Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội còn tồn tại một số han chế sau:

- Một là, mặc dù đã có định huớng phát triển tín dụng cho hầu hết các ngành nghề kinh tế và phân khúc khách hàng, trong đó uu tiên phát triển tín dụng

Một phần của tài liệu 1321 quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay ngành thép tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 78 - 89)

w