Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro có hiệu quả và phù hợp với đặc thù

Một phần của tài liệu 1321 quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay ngành thép tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 102)

đặc thù

ngành thép

Mô hình QTRRTD là một giải pháp rất quan trọng, điều này cũng phù hợp với các nguyên tắc của Basel II. Với mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo an toàn và hiệu quả, hoạt động QTRRTD cần được thiết lập trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, xuyên suốt và thống nhất với chiến lược kinh doanh, chiến lược và khẩu vị rủi ro tín dụng. Tại Vietinbank TP Hà Nội, để hoàn thiện mô hình QTRRTD phù hợp với đặc thù ngành thép, cần lưu ý các nội dung sau:

- Phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng

NHCT thiết lập hệ thống phân cấp thẩm quyền cấp hoặc thay đổi tín dụng từ Hội Sở chính xuống các chi nhánh nhằm quy định rõ trách nhiệm các cấp phê duyệt trong các quyết định tín dụng. HĐQT phê duyệt cơ cấu phân cấp thẩm quyền và trao thẩm quyền phù hợp cho các cấp lãnh đạo và HĐTD. Mức phán quyết cũng sẽ được trao cho các cán bộ dựa trên năng lực, kinh nghiệm và phẩm chất cán bộ. Ngoài ra, chính sách tín dụng sẽ quy định rõ thủ tục trình lên cấp trên và việc phê duyệt cấp tín dụng vượt mức phán quyết phù hợp. Việc phân cấp thẩm quyền cho các cán bộ phải được xem xét lại định kỳ.

- Quản lý danh mục tín dụng và GHTD

Rủi ro tập trung tín dụng có thể xảy ra khi danh mục tín dụng của ngân hàng quá tập trung vào một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng liên quan, một ngành hoặc một khu vực địa lý. Sự tập trung danh mục tín dụng sẽ khiến ngân hàng chịu

giới hạn rủi ro tín dụng phải được: i) nêu cụ thể, rõ ràng; ii) bao gồm mục tiêu đa dạng hóa danh mục; và iii) bao gồm các giới hạn rủi ro đối với một số khách hàng hoặc nhóm khách hàng liên quan, các ngành hoặc lĩnh vực kinh tế quan trọng và các khu vực địa lý.

Xác định GHTD cho các khách hàng và nhóm khách hàng liên quan là một nội dung trọng yếu trong quản lý rủi ro tín dụng. GHTD được xác định dựa trên năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm và nhu cầu tín dụng của khách hàng đồng thời tính đến mức độ chịu đựng rủi ro của NHCT. GHTD của mỗi khách hàng được phân chia chi tiết hơn cho từng sản phẩm, từng nhu cầu cấp tín dụng. Trong một số trường hợp, GHTD cấp cho một khách hàng có thể được chia sẻ cho các công ty/người có liên quan. Chi nhánh Hà Nội phải phối hợp chặt chẽ với các chi nhánh khác để quản lý GHTD đã cấp cho một khách hàng hoặc nhóm khách hàng liên quan.

- Quản lý phê duyệt ngoại lệ

Việc phê duyệt ngoại lệ có thể dẫn đến suy giảm chất lượng tín dụng. Vì vậy, trong phạm vi quản lý danh mục tín dụng, NHCT phải thực hiện theo dõi và giám sát chất lượng các khoản tín dụng được phê duyệt ngoại lệ. Bộ phận chính sách phải xem xét sửa đổi một chính sách/quy định tín dụng khi có quá nhiều khoản phê duyệt ngoại lệ đối với chính sách/quy định tín dụng đó. Các trường hợp ngoại lệ phải được bộ phận kinh doanh giám sát liên tục để đảm bảo các trường hợp được phê duyệt không bị suy giảm chất lượng và các trường hợp mới phát sinh đều được nhận diện và có biện pháp giảm thiểu rủi ro.

- Phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD phản ánh đúng chất lượng nợ

NHCT thực hiện trích lập dự phòng RRTD theo quy định của NHNN. Dự phòng cụ thể được lập cho từng khách hàng. Phương pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro phải được đánh giá độc lập và được phê duyệt. Do mức trích lập dự phòng rủi ro phụ thuộc vào việc phân loại nợ theo quy định của NHNN, NHCT phải đảm bảo các khoản nợ được phân loại chính xác và kịp thời để phản ánh tình trạng của khoản nợ và để đảm bảo việc giám sát chặt chẽ hơn. NHCT phải xây dựng các

quy định về nâng nhóm nợ, ví dụ một khoản nợ đã cơ cấu chỉ có thể đuợc nâng nhóm sau khi khách hàng đã tuân thủ nghĩa vụ trả nợ trong một khoảng thời gian hợp lý. Do số du trích lập dự phòng cũng phụ thuộc vào giá trị có thể thu hồi của TSBĐ, NHCT phải định giá TSBĐ một cách hợp lý. Ngoài ra, NHCT cần đánh giá kịp thời giá trị của TSBĐ nhằm phản ánh chính xác giá trị thị truờng của TSBĐ. Các nhân tố phải đuợc cân nhắc bao gồm tính pháp lý và điều kiện thị truờng để bán TSBĐ. Khi cần thiết, NHCT cũng áp dụng một tỷ lệ khấu trừ (haircut) đối với giá trị thu hồi uớc tính của TSBĐ.

Theo tiêu chuẩn Basel II, không trả đuợc nợ đuợc xem nhu đã xảy ra với một khách hàng cụ thể khi một hoặc cả hai sự kiện sau xảy ra:

- Khách hàng đã quá hạn 90 ngày đối với bất cứ một nghĩa vụ tín dụng trọng yếu nào tại ngân hàng. Các khoản thấu chi đuợc xem là quá hạn một khi

khách hàng

vi phạm hạn mức đã thông báo hoặc đuợc thông báo một hạn mức thấp hơn

du nợ

hiện tại.

- Ngân hàng xét thấy khách hàng không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ đầy đủ với điều kiện ngân hàng chua thực hiện các biện pháp nhu bán TSBĐ (nếu có).

Với cách tiếp cận này, nếu chỉ áp dụng hệ thống xếp hạng hiện tại theo quan điểm chuyên gia thì có thể sẽ không đảm bảo chính xác và khách quan. Các mô hình xếp hạng theo phuơng pháp thống kê sẽ cung cấp các hạng tín dụng có ý nghĩa cho phần lớn khách hàng vay của NHCT và là công cụ đo luờng chất luợng danh mục tín dụng của ngân hàng. Hạng rủi ro của khách hàng cũng sẽ đuợc đánh giá lại thuờng xuyên để phù hợp với chính sách tín dụng.

Các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ và các phuơng pháp xếp hạng khác khi đuợc phê duyệt đuợc sử dụng để uớc tính xác suất không trả đuợc nợ (Probability of Default, PD), tỷ lệ tổn thất khi không trả đuợc nợ (Loss Given Default, LGD) và số du rủi ro tại thời điểm không trả đuợc nợ (Exposure at Default, EAD) cho mọi giao dịch và số du rủi ro tín dụng. Việc phát triển, ứng dụng, kiểm

VietinBank Chi nhánh TP Hà Nội phải xây dựng quy định đảm bảo chất lượng dữ liệu để đảm bảo tính chính xác và độ trung thực của dữ liệu đầu vào cho các mô hình đo lường rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu 1321 quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay ngành thép tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 102)

w