Kết quả hoạt độngkinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại dương chi nhánh thăng long,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37 - 48)

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn.

Trong hoạt động kinh doanh bất kỳ ngân hàng nào, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định quy mô, phạm vi hoạt động và là tiền đề cho các ngân hàng thương mại cạnh tranh trên thị trường.

8 1 1

- Tiền gửi của TCTD khác 0,00 2 2,60 129.560,5 3 9,72 273,91 - Vay của NHNN, TCTD khác - - - - -

- Tiền gửi của

khách hàng 5.889,74 9.227,3 8 7 56,6 13.549,73 4 46,8 - Vốn tài trợ, ủy thác, cho vay TCTD chịu rủi ro 376,0 0 - -100 0.00 - - Phát hành giấy tờ có giá - - - - - Các khoản nợ khác 3 121,2 93,64 -22,76 62,23 -33,54 Vốn và các quỹ 65,0 0 31,25 102,05 163,27 9 24,3

giảm % giảm %

Từ số liệu bảng 2.1 cho thấy NHTMCP Đại Dương Chi nhánh Thăng Long đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn nên hàng năm đều có tốc độ tăng trưởng đều vào cao. Chi nhánh Thăng Long có tốc độ và mức tăng về số lượng số dư huy động vốn cao nhất toàn hàng, năm 2011 tăng 47,31% so với năm 2010 đặt 9.229,98 tỷ đồng, năm 2012 tăng 46,91% so với năm 2011 đặt 13.559,45 tỷ đồng chiếm 25,89% tổng huy động toàn hàng. Từ năm 2009 đến nay do chi nhánh Thăng Long đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ mối quan hệ với các Tổng công ty, Công ty và những đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, nên khối lượng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế tại chi nhánh rất lớn. Năm 2011 tình hình huy động vốn tại các NHTMCP gặp nhiều khó khăn, do bối cảnh kinh tế Việt Nam bất ổn, lạm phát tăng cao. Tuy nhiên, CN Thăng Long năm 2011 vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao: 47,31% đạt 9.229,98 tỷ đồng. Tại thời điểm này, Chính phủ đã ban hành nghị quyết 11 nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó chính sách tiền tệ chặt chẽ. Thống đốc NHNN Việt Nam đã thể hiện quyết tâm cao trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, hạ lãi suất, bình ổn thị trường.., cụ thể: giữ lãi suất trần huy động VND ở mức 14% (đã có nhiều giám đốc chi nhánh ngân hàng bị buộc thôi chức, ngân hàng bị hạn chế chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, ngừng mở rộng 1 năm...). Đến năm 2012 lãi suất huy động vốn dần ổn định và có chiều hướng giảm chung so với năm 2011, tuy nhiên Chi nhánh Thăng Long vẫn duy trình được xu hướng tăng và tốc độ tăng của nguồn vốn huy động. Doanh số huy động vốn tại Chi nhánh đạt được kết quả khả quan là do sự cố gắng nỗ lực của CBNV toàn chi nhánh.

Trong các nguồn vốn huy động thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh và chiếm tỷ trọng 84,7% trên tổng huy động. Tuy nhiên, nguồn vốn của chi nhánh đa phần là nguồn vốn có kỳ hạn, chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn trên tổng nguồn vốn huy động thấp sẽ gây khó khăn cho việc mở rộng hoạt động tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng.

CN Thăng Long có khối lượng huy động vốn cao nhất toàn hàng, với cơ chế hoạt động vốn tập trung, toàn bộ nguồn vốn huy động các chi nhánh sẽ được bán cho khối nguồn vốn. Vì vậy, CN Thăng Long với khối lượng huy động vốn cao đã thu được lợi nhuận tương đối tốt trong dịch vụ huy động vốn và đã góp phần đáng kể vào nguồn vốn huy động của toàn hàng.

2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn:

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì khâu quan trọng nhất là huy động vốn và cho vay. Mức độ sinh lời và an toàn ở khâu cho vay sẽ quyết định đến việc tăng trưởng nguồn vốn huy động và mức độ huy động và cơ cấu nguồn vốn sẽ quyết định đến danh mục tài sản của một NHTM. Hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Đại Dương đã không ngừng mở rộng.

Cho vay khách

hàng 9 1.83 1 1.24 -32,51 5 2.24 1 80,9

Tài sản có khác 4.54

0 5 8.14 79,40 1 11.50 1 41,2

Dựa vào bảng 2.1, ta thấy tổng tài sản của của chi nhánh Thăng Long trong 3 năm gần đây tăng nhanh, tốc độ tăng đều. Danh mục sử dụng vốn tài sản

có khác tại chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao (chiếm trên 70% tổng tài sản có) và có tốc độ tăng nhanh.

Hoạt động sử dụng vốn trong danh mục tài sản có khác chủ yếu là việc ngân hàng thực hiện nghiệp vụ điều chuyển vốn trong hệ thống, để hạn chế vốn huy động thừa tại Chi nhánh. Với cơ chế hoạt động vốn tập trung, toàn bộ nguồn vốn huy động các chi nhánh sẽ được bán cho khối nguồn vốn. CN Thăng Long với khối lượng huy động vốn cao đã thu được lợi nhuận tương đối tốt trong dịch vụ huy động vốn.

Tính đến 31/12 2011 dư nợ tín dụng giảm còn 1.250,51 tỷ đồng, giảm 32,5% so với năm 2010, đến cuối năm 2012 dư nợ tín dụng tăng nhanh đạt 2.299,44 tỷ đồng tăng 83,88% so với năm 2011 và tăng 24,10% so với năm 2010. Dư nợ tín dụng tăng là do bên cạnh các gói sản phẩm cho vay truyền thống như cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay mua ô tô, cho vay kinh doanh hộ cá thể..., đến nay danh mục sản phẩm đã trở nên phong phú hơn, điển hình là gói sản phẩm về cho vay tiêu dùng tín chấp với nhiều ưu đã dành cho khách hàng, cho vay cầm cố giấy tờ có giá do ngân hàng TMCP Đại Dương và các tổ chức khác phát hành, cho vay mua nhà khu đô thị mới và đặc biệt là gói sản phẩm thấu chi tài khoản áp dụng với nhiều đối tượng khách hàng riêng biệt. Mặc dù đến năm 2012 hoạt động tín dụng cũng có sự tăng trưởng, nhưng cũng phải đánh giá là trong khoản thời gian nay hoạt động tín dụng đang có dấu hiệu chững lại và suy giảm, dư nợ tín dụng năm 2011 giảm 32,51% so với năm 2010, năm 2012 tăng 80,91% so với năm 2011 nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 16.29% trong tổng tài sản có. Tỷ trọng cho vay

khách hàng của chi nhánh năm 2010-2012 lần lượt là: 28,5%, 13,12 % và 16.28%, đây là một tỷ lệ cho vay thấp so với khối lượng tài sản có của chi nhánh, Ngân hàng đang sử dụng vốn cho vay quá an to àn, không phát huy được hết tiềm năng hiện có của nguồn vốn, đó là một vấn đề đáng quan tâm của chi nhánh.

Tiền mặt và tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước trong 3 năm từ năm 2010- 2012 giảm liên tục, điều này có thể làm tăng khả năng sinh lời của Chi nhánh, nhưng cũng đặt ra yêu cầu đòi hỏi ngân hàng phải có biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả, vì tỷ lệ này tưong đối thấp sẽ gây rủi ro cho ngân hàng.

Năm 2011 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, Ngân hàng nhà nước và chính phủ đưa ra chính sách hạn chế tăng trưởng tín dụng là lý do chủ yếu dẫn đến dư nợ tín dụng năm 2011 giảm so với năm 2010.

Đến năm 2012, nền kinh tế dần hồi phục, chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ một số ngành nghề doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Ngân hàng TMCP Đại Dưong - CN Thăng Long đã duy trì chiến lược tập trung chia sẻ khó khăn và hỗ trợ vốn cho khách hàng truyền thống, khách hàng vay vốn để sản xuất, lưu thông hàng hóa kinh doanh và hạn chế cho vay các lĩnh vực nhạy cảm như đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản.

2.1.2.3. Các hoạt động khác.

Theo xu thế phát triển của các NHTM ngoài những nghiệp vụ truyền thống trước đây như nhận gửi và cho vay, hiện nay NHTM đã không ngừng gia tăng các hoạt động dịch vụ ngân hàng với mức doanh thu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập ngân hàng. NHTMCP Đại Dưong - CN Thăng Long cũng không ngừng phát triển các dịch vụ ngân hàng như:

Số tiền Số tiền Tăng/ giảm(%)

Số

tiền Tăng/ giảm (%)

- về hoạt động thanh toán: Các năm 2010-2012 hoạt động thanh toán tăng cả về số lượng giao dich và giá trị giao dịch tăng. Điều này cho thấy

Ngân hàng TMCP Đại Dương CN Thăng Long đã khẳng định được tên tuổi

và vị trí của mình trên thị trường ngân hàng. Cùng với việc nâng cao chất

lượng dịch vụ, việc cung ứng các phương tiện thanh toán mới như SMS banking, Home banking, Internetbanking, các dịch vụ liên quan đến tài khoản

đã giúp cho khách hàng quản lý dòng tiền một cách tốt nhất.

- Về Hoạt động ngân hàng bán lẻ: Chi nhánh luôn lấy khách hàng làm trọng tâm, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bán lẻ nhằm đáp ứng nhu

cầu tài

chính của các khách hàng các nhân một cách tốt nhất. Hệ thống danh

mục sản

phẩm dịch vụ cá nhân của ngân hàng được xây dựng đa dạng với trên 80 dòng sản phẩm dịch vụ. Ngân hàng chú trọng nghiên cứu đưa ra các chương

trình sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường như các chương trình dự thưởng, tặng thưởng, các hoạt động chăm sóc khách hàng truyền thống và

khách hàng mới.

- Về Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Phòng kinh doanh ngoại hối đã

2.1.2.4. Kết quả kinh doanh.

Bảng 2.3- Kết quả kinh doanh tại NHTMCP Đại Dương - CNTL

5 2 3 Thu từ hoạt động dịch vụ 6 4,1 2,94 -29,19 2,29 22,06- Thu từ hoạt động khác 0,8 2 12,06 1366,39 6,30 - 47.73 Tổng chi phí 50,6 7 56,55 11,61 5 106,1 0 87.7 Chi phí hoạt động 36,3 9 48,61 33,57 54,80 5 12,7 Chi phí dự phòng 14,2 7 794 -44,35 51,00 2 546,4

Lợi nhuận trước

Mới thành lập từ năm 2009 đến nay, mặc dù có nhiều khó khăn và trở ngại trong cạnh tranh về hoạt động huy động vốn và cho vay giữa các ngân hàng trên địa bàn. Nhưng bằng phong cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn, đầu tư cho vay có hiệu quả, trong ba năm qua CN Thăng Long luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch

Số tiền Số tiền Tăng/ giảm (%)

Số tiền Tăng/ giảm (%)

Ngân hàng TMCP Đại Dương giao và đạt được được kết quả kinh doanh khá cao trong khối các Chi nhánh của ngân hàng TMCP Đại Dương.

Theo số liệu bảng 2.3, Năm 2011 lợi nhuận tăng 102% so với năm 2010, đạt 131,25 tỷ đồng, năm 2012 vẫn duy trì xu hướng tăng lợi nhuận, tuy tốc độ tăng có giảm so nhưng với tình hình kinh tế chung của năm 2012 chi nhánh đạt được mức lợi nhuận 163,27 tỷ đồng là con số tốt. Trong đó, thu nhập lãi thu ần từ hoạt động cho vay và huy động vốn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận.

Năm 2011, do Quy định trần lãi suất 14%/năm khiến NHTM gặp khó khăn về thanh khoản và phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao. Cá biệt, có những giao dịch lãi suất lên tới mức 30% - 40%/năm kỳ hạn 1 tháng. Những quy định trên của NHNN đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của NHTMCP Đại Dương nói chung và CN Thăng Long nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại dương chi nhánh thăng long,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37 - 48)

w