thiện đảm bảo được khách hàng gửi tiền ở một nơi nhưng vẫn rút tiền được ở nhiều nơi, sử dụng được các loại thẻ thanh toán, thẻ tín dụng của ngân hàng...Tuy nhiên, yêu cầu đặt lên trên hết vẫn phải là nhanh chóng, chính xác và tuyệt đối an toàn.
Hiện nay công nghệ thông tin đã hô trợ rất nhiều trong việc chạy báo cáo trên toàn hệ thông. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều báo cáo trong công tác quản lý rủi ro rủi ro mà hộ thông thông tin chưa hô trợ được, ngân hàng vẫn phải theo dõi bằng tay nên công tác này còn gặp nhiều khó khăn về tính kịp thời của báo cáo. Do vậy cần thiết kế ngay những báo cáo tín dụng có sự hô trợ của công nghệ thông tin. Ngoài ra, hiện nay xuất hiện rất nhiều hacker thâm nhập vào hệ thông ngân hàng ăn cắp thông tin và tiền của khách hàng, do đó yêu cầu về tính bảo mật của hệ thống ngân hàng để đảm bảo an toàn trong toàn toàn hệ thông hiện đang được đặt lên hàng đầu
3.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong ngânhàng hàng
Kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một khâu quan trọng, thông qua kiểm soát nội bộ các sai phạm, sai sót có thể được phát hiện và
Trong việc tăng cường công tác kiểm soát, ngân hàng TMCP Đại Dương và Chi nhánh cần thực hiện một số biện pháp sau:
Tăng cường cán bộ cho phòng kiểm soát, cán bộ phải là những người có năng lực, đã có thâm niên trong hoạt động của ngân hàng. Với các tiêu chuẩn về nghề nghiệp, đạo đức và hiểu biết về hoạt động của ngân hàng sở tại, các cán bộ phòng kiểm soát nội bộ sẽ đóng góp tích cực vào việc giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Đồng thời, quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ phòng kiểm soát. Quy định thật rõ ràng về trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ thưởng phạt thích hợp để nâng cao tinh thần trách nhiệm.
Tăng cường ứng dụng tin học trong công tác quản lí, điều hành, đặc biệt là quản lí tài chính, quản lí giao dịch, và quản lí tài sản. Việc này sẽ tạo ra một cơ chế giám sát tự động, thường xuyên và liên tục.
Bộ phận kiểm soát nội bộ phải thực hiện nộp các báo cáo định kì theo chế độ thông tin kịp thời để đảm bảo an toàn trong các nghiệp vụ giao dịch tại chi nhánh. Định kì 6 tháng đánh giá việc thực hiện quy trình nghiệp vụ, phát hiện những điểm bất hợp lí để có sự điều chỉnh hoàn thiện, kịp thời.
Ngoài những giải pháp trên thì để quản lý rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả thì Ngân hàng cũng phải thực hiện tốt một số nguyên tắc như: Thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ, hoàn thiện các mẫu biểu đặc biệt là Hợp đồng tín dụng cần có sự tham gia của tư vấn luật, có chính sách nâng cao trách nhiệm của cán bộ ngân hàng, đa dạng hóa danh mục đầu tư, hỗ trợ khách hàng...