- Nâng cao hơn nữa việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ ngân
hàng hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục các ngân hàng
+ Thanh tra tại chỗ sẽ nâng cao hiệu lực cho việc xử lý các vi phạm không tuân thủ các quy định pháp luật do nguyên nhân khách quan để áp dụng các chế tài cụ thể.
+ Giám sát từ xa giúp cảnh báo kịp thời các sai phạm để các NHTM có biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
+ Nghiên cứu và định hướng hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng; tiếp thu có chọn lọc các kinh nghiệm của các nước đang phát triển giúp các NHTM tăng trưởng an toàn và có khả năng cạnh tranh với các TCTD nước ngoài.
- Nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin quản lý.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm tín dụng (CIC) của NHNN đã hoạt động quá một thập niên và đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, CIC chưa đáp ứng được nhu cầu của các NHTM bởi nhiều nguyên nhân như: thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật.., do ngân hàng chưa quen trao đổi thông tin về khách hàng cho nhau, do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Đây là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu.
Do đó cần tuyên truyền về tác dụng của CIC, đồng thời cũng cần nâng cao trách nhiệm của CIC trong việc nâng cao tính chính xác và kịp thời của thông tin. Bộ nhận thông tin tuyên truyền của ngân hàng cũng cần vươn lên giữ vai trò hướng đạo về thông tin tiền tệ, ngân hàng trong công luận, khắc
phục tình trạng công chúng không hiểu rõ về ngân hàng dẫn đến các yêu cầu về lãi suất, xoá nợ.. .mà ngân hàng khó đáp ứng được.
Ket luận chương 3
Từ thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đại Dương - CN Thăng Long trong thời gian vừa qua, các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng; Cụ thể đề xuất với ngân hàng như sau: hoàn thiện quy định tín dụng, nghiên cứu phân loại hạn mức cho vay đối với nhóm khách hàng; hỗ trợ thông tin; nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong cho vay, và công tác kiểm tra sau vay; xử lý dứt điểm các món quá hạn; nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng... Đồng thời cũng kiến nghị NHNN một số vấn đề để tạo lập một môi trường kinh doanh và quản trị rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững. Sự nỗ lực của ngân hàng TMCP Đại Dương cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc hạn chế rủi ro tín dụng sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.
KẾT LUẬN
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập của nền kinh tế hiện nay, hoạt động của các ngân hàng nói chung và hoạt động của NHTMCP Đại Dương nói riêng cần có những đổi mới về đảm bảo an toàn và hiệu quả để phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM Việt Nam, vì thế rủi ro tín dụng vẫn là lại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại hậu quả nghiêm trọng nhất trong các ngân hàng. Nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng chính là một vấn đề quan trọng và cấp thiết nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo điều kiện để các ngân hàng tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh thời mở cửa.
Thông qua việc phân tích đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đại Dương - CN Thăng Long em muốn nói lên thực trạng chất lượng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đại Dương - CN Thăng Long. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng TMMP Đại Dương - CN Thăng Long.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, không thể tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong các thầy cô, ban lãnh đạo ngân hàng cũng như các bạn đóng góp ý kiến để em hoàn thiện hơn về mặt kiến thức.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quốc Việt đã nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình viết bài. Em cảm ơn ngân hàng TMCP Đại Dương đã tạo môi trường học tập và làm việc tích cực để em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên ngân hàng TMCP Đại Dương, và
Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên ngân hàng TMCP Đại Dương
- CN
Thăng Long năm 2009, 2010, 2011.
2. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng.
4. Quyết định số 479/QD-NHNN ngày 31/12/2006 về quy chế cho vay khách
hàng của các TCTD.
5. Quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31/12/2011 về quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
6. David Cox (1997), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia