THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại dương chi nhánh thăng long,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 48 - 69)

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG - CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.2.1. Hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Thăng Long

Cuối năm 2010, đầu năm 2011 chính sách tín dụng thể hiện theo hướng thu hẹp cho vay trung và dài hạn, tập trung cho ngắn hạn, cũng như giảm dần cơ cấu sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung d ài hạn. Do cuối tháng 2/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11, tiếp đó Ngân hàng Nhà nước triển khai bằng chỉ thị số 01, tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đó bị giới hạn dưới 20%; hạn chế cho vay bất động sản và tiêu dùng. Thực tế, trải qua năm 2010, 2011 , 2012 và những gì đã thể hiện trong năm 2013 buộc các ngân hàng phải thận trọng hơn trong định hướng hoạt động.

Bảng 2.4- Tình hình cho vay, thu nợ của NHTMCP Đại Dương - CNTL

Dư nợ 1.852,79 1.250,51 -32,50 2.299,44 83,8 8

(%) tiền (%) (%) - Cho vay ngắn hạn 1.021,2

6 55,12 710,66 356,8 1.312,98 057,1 - Cho vay T & DH 831,5

3 44,88 539,85 743,1 896,56 042,9 Tổng dư nợ 1.852, 79 10 0 1.250,5 1 100 2.299,4 4 100

(Nguồn: Phòng quản lý rủi ro ngân hàng TMCP Đại Dương, Tổ kiểm tra, kiểm soát nội bộ CN Thăng Long)

Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương - CN Thăng Long phát triển tương đối tốt, do bên cạnh các gói sản phẩm cho vay truyền thống như cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay mua ô tô, cho vay kinh doanh hộ cá thể..., đến nay danh mục sản phẩm đã trở nên phong phú hơn, điển hình là gói sản phẩm về cho vay tiêu dùng tín chấp với nhiều ưu đã dành cho khối khách hàng lớn là cán bộ nhân viên thuộc Tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam, cho vay mua nhà khu đô thị mới, đặc biệt là gói sản phẩm cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Tình hình cho vay năm 2011 gặp nhiều khó khăn, doanh số cho vay, thu nợ, và dư nợ đều giảm so với năm 2010, doanh số cho vay lại giảm 33,39% , doanh số thu nợ giảm 9,4% so với năm 2010; Tính đến 31/12/ 2011 dư nợ tín dụng giảm còn 1.250,51 tỷ đồng, giảm 32,5% so với năm 2010. Đến năm 2012 hoạt động cho vay tăng trưởng trở lại hoạt động sôi động hơn, doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ đều tăng so với năm 2010, và 2011, doanh số cho vay năm 2012 tăng 37,04%, doanh số thu nợ tăng 6,13 % so với năm 2011; đến cuối năm 2012 dư nợ tín dụng tăng nhanh đạt 2.299,44 tỷ đồng tăng 83,88% so với năm 2011 và tăng 24,10% so với năm 2010.

Năm 2011 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tình hình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm giảm sút đáng kể làm thu nhập của khách hàng giảm, nhu cầu vay vốn ngân hàng giảm. Cùng với đó là việc NHNN và chính phủ đưa ra chính sách hạn chế tăng trưởng tín dụng, khiến cho doanh số cho vay và doanh số thu nợ của các ngân hàng giảm. Đến năm 2012, nền kinh tế dần hồi phục, chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ một số ngành nghề doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Ngân hàng TMCP Đại Dương - CN Thăng Long đã duy trì chiến lược tập trung chia sẻ khó khăn và hỗ trợ vốn cho khách hàng truyền thống, khách hàng vay vốn để sản xuất, lưu thông hàng hóa kinh doanh và hạn chế cho vay các lĩnh vực nhạy cảm như đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản.

Tình hình diễn biến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương - CN Thăng Long là hoàn toàn phù hợp với chính sách tín dụng của chính phủ cũng như diễn biến của thị trường. Chứng tỏ chi nhánh đã có hướng đi đúng trong việc tăng trưởng tín dụng theo hướng đảm bảo an toàn

2.2.1.1. Cơ cấu cho vay theo thời gian.

Theo thời hạn cho vay, các khoản nợ được phân chia thành: Nợ ngắn hạn (Thời hạn cho vay dưới 12 tháng) và nợ trung & dài hạn (Thời gian cho vay từ 12 tháng trở lên). Dưới đây là số liệu chi tiết:

Bảng 2.5- Cơ cấu dư nợ theo thời gian cho vay

Năm 2012

□ - Cho vay ng?n h?n □ - Cho vay T

Theo bảng 2.5 và hình 2.1 ta thấy cơ cấu nợ theo thời gian trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 của Chi nhánh Thăng Long tương đối đều và ổn định. Sự tăng trưởng trong 3 năm này đánh dấu sự nỗ lực không ngừng của ngân hàng trong việc mở rộng tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới để tài trợ vốn cho nền kinh tế đồng thời gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng lên so với các năm, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng dư nợ (chiếm trên 50%). Với chính sách tín dụng của ngân hàng TMCP Đại Dương là đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp giúp tăng vòng quay của vốn. Tín dụng trung và dài hạn đã được ngân hàng quan tâm phát triển, năm 2011 giảm 301,68 tỷ đồng so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 đặt 896,56 tỷ đồng, đặt tốc độ tăng trưởng cao là 66,08% so với năm 2011, Điều này cho thấy, tín dụng trung và dài hạn đã được ngân hàng quan tâm phát triển, đã đạt tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2012.

Ớ hướng phát triển tín dụng, thời gian này ngân hàng TMCP Đại Dương - CN Thăng Long theo xu hướng chung của Ngân hàng TMCP Đại Dương, phải giới hạn tăng trưởng chung, tái cơ cấu, chọn lọc các nhu cầu và dự án để nâng cao chất lượng tín dụng. Với mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong số các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam, ngoài việc cho vay các khách hàng là khách hàng truyền thống, Ngân hàng TMCP Đại Dương đã rất chú trọng đến khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp liên doanh, kết hợp với việc phát triển các sản phẩm tín dụng dành cho các hộ gia đình và các cá nhân.

2.2.1.2. Cơ cấu cho vay theo hình thức sở hữu.

Khách hàng vay vốn tại Ngân hàng TMCP Đại Dương - CN Thăng

Long bao gồm các khách hàng là pháp nhân (Doanh nghiệp, Công ty TNHH, CTCP, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...) và các thể nhân. Theo hình thức sở hữu thì nợ vay có thể được phân thành hai đối tượng chính đó là khu vực kinh tế quốc doanh (Doanh nghiệp nhà nước) và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (Công ty TNHH, CTCP, Doanh nghiệp tư nhân.). Dưới đây là bảng chi tiết:

Bảng 2.6 - Tình hình cho vay phân loại theo đối tượng cho vay

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Tổ chức kinh tế 1.725,31 93,12 1.178,10 1 94,2 2.170,67 0 94,4

- Doanh nghiệp

quốc doanh 2 246,4 13,30 155,06 0 12,4 265,82 6 11,5 - Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh 1.478,89 79,82 1.023,04

81,8 1 1.904,86 4 82,8 Cá nhận, hộ kinh doanh 127,4 7 6,8 8 72,40 5,79 128,77 5,6 0 Tổng dư nợ 1.852,78 10 0 1.250,51 100 2.299,44 100

2010 □ Cá nhân □ Tổ chức kinh □ DN quốc doanh 2011 Cá nhân Tổ chức kinh DN quốc doanh 2012 □ Cá nhân Tổ chức kinh tê □ DN quốc doanh □ DN ngoài quốc doanh

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) - Cho vay VND 1.449, 62 2478, 1.007,04 80,53 1.007,04 35 83,

Qua số liệu bảng 2.4 trong giai đoạn 2010- 2012, cơ cấu cho vay tại chi nhánh Thăng Long tương đối ổn định. Hoạt động cho vay của chi nhánh chủ yếu là cho vay tổ chức kinh tế, tập trung ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tỷ trọng cho vay tổ chức kinh tế 3 năm đểu chiếm trên 90% và có xu hướng tăng nhẹ, trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 3 năm đều chiếm khoảng 80% tổng dư nợ. Khu vực kinh tế này phát triển rất sôi động, đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước và có hiệu quả kinh doanh cao. Ngân hàng TMCP Đại Dương - CN Thăng Long đã có định hướng tương đối rõ trong việc cho vay đa thành phần kinh tế và chú trọng vào việc cho vay khu vực ngoài quốc doanh. Dư nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2012 đạt 1.904,86 tỷ đồng tăng 86,20 % so với năm 2011, tăng 28,80% so với năm 2010. Lý do đặc biệt khiến dư nợ ngoài quốc doanh tăng nhanh là do ngân hàng đã tạo được mối quan hệ chặt chẽ với các Tổng Công ty, Công ty và những đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, PV Power, PV Gas, PVoil, Ban quản lý dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất...

Đối với khu vực kinh tế quốc doanh, việc cho vay khó khăn hơn. Sở dĩ, do Ngân hàng TMCP Đại Dương không cạnh tranh được với lãi suất cho vay ưu đại của các ngân hàng nhà nước cùng hoạt động trên lĩnh vực mới.

Hoạt động tín dụng tại chi nhánh Thăng Long chủ yếu tập trung vào một nhóm đối tượng thuộc tập đoàn Dầu Khí quốc gia Việt Nam và ở nhóm khách hàng vay vốn đầu tư kinh doanh bất động sản (chiếm 87,6% dư nợ) cũng là một trong những nguy cơ dễ xảy rủi ro tín dụng, khi rủi ro xảy ra đối với nhóm khách hàng này. Và thực tế đã xảy ra năm 2012, khi các doanh nghiệp xây dựng của PVN làm ăn thua hàng loạt các món vay của PVC, Tổng Công ty CP Sông Hồng; Công ty xây dựng ArChi; Công ty CP Địa Ốc Bách Việt quá hạn làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao.

2.1.1.3. Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ.

Cùng với cho vay bằng nguồn vốn trực tiếp, ngân hàng TMCP Đại Dương - CN Thăng Long đã sử dụng nhiều biện pháp để phục vụ quá trình đầu tư có hiệu quả, trong đó công tác thanh toán xuất nhập khẩu đặc biệt chú ý. Ngân hàng đã liên tục có nhiều ký kết quan trọng với nhiều đối tác lớn trong và ngoài nước. Ngân hàng TMCP Đại Dương đã kết nối hệ thống SWIFT, trở thành thành viên SWIFT với mạng lưới ngân hàng đại lý gồm hơn 200 ngân hàng lớn trên thế giới.

Bảng 2.7- Cơ cấu dư nợ cho vay theo đồng tiền

Tổng dư nợ 1.852,79 10

Chỉ tiêu trọng % trọng % trọng % Tổng dư nợ 1.852,79 100 1.250,51 100 2.299,44 100 - Nhóm 1 1.765,15 95,27 1.168,48 93,44 2.050,65 89,18 - Nhóm 2 57,36 V 58,42 V 183,39 ■79 - Nhóm 3 18,87 1 20,16 1,61 "309 0,13 - Nhóm4 8,3| "045 ^205 “0,16 "5,28 ”023 - Nhóm 5 lãõ 0.16 "140 “041 57,03 ^^25 Nợ quá hạn 87,64 4,7 82,03 1,5 248,79 10,8 Nợ xấu 30,28 1,63 23,61 1,89 65,4 2,84

(Nguồn: Phòng quản lý rủi ro ngân hàng TMCP Đại Dương, Tổ kiểm tra, kiểm soát nội bộ CN Thăng Long)

Hình 2.3 Cơ cấu dư nợ cho vay theo đồng tiền 2010-2012

Nhìn vào bảng 2.5, ta thấy đây là cơ cấu cho vay hợp lý, dư nợ cho vay bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tồng dư nợ cho vay (chiếm tỷ trọng trên 75%). Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ có xu hướng tăng trong vài năm trở lại đây. Điều này là do lãi suất cho vay VND thường cao hơn so với lãi suất vay bằng ngoại tệ. Ngoài ra đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng cho vay xuất nhập khẩu sẽ được chi nhánh ưu đãi hơn về lãi suất.

2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần

Đại Dương - Chi nhánh Thăng Long

2.2.2.1. Tình hình rủi ro tín dụng tại NHTMCP Đại Dương- CN Thăng Long

trong thời gian qua.

Dù đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, để đánh giá tình hình tăng trưởng tín dụng có thực sự cần phải xem xét đến mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng, mà đặc biệt là chỉ tiêu

Tổng dư nợ 1.852,79 17.630,9 6 1.250,5 1 19.187,0 7 2,299,44 26.240,06 Nợ quá hạn 87,64 1.044,89 82,03 1.546,41 248,79 2.212,5 Tỷ lệ nợ quá hạn 4,7% 5,93% 6,5% 8,06% 10,8% 8,4%

(Nguồn: Phòng quản lý rủi ro ngân hàng TMCP Đại Dương,

Tổ kiểm tra, kiểm soát nội bộ CN Thăng Long)

Nhìn vào bảng số liệu 2.8 ta thấy cơ cấu dư nợ của Ngân hàng TMCP Đại Dương - CN Thăng Long trong giai đoạn từ năm 2010- 2012 có sự chuyển biến theo chuyển hướng tiêu cực, chất lượng tín dụng giảm, rủi ro tín dụng ngày càng tăng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng cao đến cuối năm 2012 là: 10,8%, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cũng gia tăng theo là 2,8%. Điều cho thấy ngân hàng đang trong tình trạng nguy hiểm cao, cần có những biện pháp xử lý, ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng ngay lập tức.

2.2.2.2.Tình hình nợ quá hạn.

Để có thể đánh giá chính xác tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh Thăng Long ta cần phải phân tích số liệu sau:

→- T oàn hàng(nhóm 2- 5)

—"-CNTL ( nhóm 2-5)

Qua bảng số liệu bảng 2.9 và hình 2.4 ta thấy: Tỷ lệ trọng nợ quá hạn của CN Thăng Long năm 2010 và 2011 thấp hơn toàn hàng đến năm 2012 tăng cao hơn so với toàn hàng, có xu hướng tăng năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn là 10,8% > 7% đang ở trong tình trạng kém. Nợ quá hạn năm 2010; 2011và 2012 tại CN Thăng Long lần lượt là: 4,73%; 6,56% và 10,85 trong đó toàn hàng lần lượt là: 5,93% ; 8,06% và 8.4%. Nợ quá hạn năm 2012 là 248,79 tỷ đồng, đáng chú ý là dư nợ có khả năng mất vốn tăng lên 57,03 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,5% tổng dư nợ. Đây là điều đáng lo ngại tại chi nhánh Thăng Long.

Một trong những nguyên nhân làm cho dư nợ quá hạn cao là do năm 2010 là do Oceanbank đã cho Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin và các đơn vị thành viên vay, tổng dư nợ tín dụng Oceanbank đã cấp cho các đơn vị nói trên là 39,35 tỷ đồng; (tại ngày 31/12/2010 là 34,46 tỷ đồng trong đó nợ quá hạn chưa thanh toán là 34,46 tỷ đồng và lãi dự thu đã trích cho khoản vay là 2,6 tỷ đồng. Nhưng do công văn số 357/NHNN-TD năm 2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên các khoản trên đang được NHTMCP Đại Dương ghi nhận ở các khoản mục “các khoản vay và chi phí phải thu”. Trong năm 2011, căn cứ vào văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước xem xét khoanh nợ, cơ cấu lại nợ của Vinashin, ngân hàng đã thực hiện ý kiến chỉ đạo là vẫn giữ nguyên trạng thái nợ hiện tại và không trích lập dự phòng đối với các khoản cho vay này. Hiện tại, ngân hàng đang tiếp tục làm việc với Vinashin và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phương án xử lý và thu hồi các khoản vay này. Ngoài ra, còn do hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Thăng Long chủ yếu tập trung ở nhóm khách hàng vay vốn đầu tư kinh doanh bất động sản (chiếm 87,6% dư nợ). Năm 2011 tình hình bất động sản gặp nhiều khó khăn, làm cho các khoản vay đến hạn khách hàng không trả được nợ, dẫn đến các khoản vay liên tục bị chuyển nhóm nợ, đến 31/12/2012 dư nợ quá hạn tăng lên 248,79 tỷ đồng, trong đó dư nợ có khả năng mất vốn

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) , Số tiền Tỷ trọng (%) , Số tiền Tỷ trọng (%) ,

tăng lên 57,03 tỷ đồng. Bao gồm món vay của Công ty LD TNHH FARMAPEX Farmapex Trannet dư nợ 110 tỷ đồng đã được bán nợ trong thời gian sắp tới, Công ty CP BSC Việt Nam số tiền 33 tỷ đồng;, Công ty CP Địa

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại dương chi nhánh thăng long,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 48 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w