Điều 21 Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì TCTD có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng [13].
Thực tiễn trong hoạt động tín dụng của TTKD cũng cho thấy, để bảo đảm hiệu quả của các khoản cho vay, công tác kiểm tra, kiểm soát phương án vay vốn, mục đích giải ngân trước khi cho vay và thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn sau khi vay là công việc cực kỳ quan trọng. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát vốn vay, TTKD mới có thể yên tâm được rằng nguồn vốn cho vay của mình không bị khách hàng sử dụng sai mục đích, có khả năng và
80
nguy cơ mất vốn, nhờ đó mới có thể thường xuyên đánh giá được khả năng kinh doanh, tình hình tài chính và mức độ tín nhiệm của khách hàng, có như vậy mới đảm bảo được các khoản cho vay sẽ thu được đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn Trong trường hợp phát hiện được khách hàng đưa thông tin sai sự thật hay vi phạm hợp đồng.thì TTKD mới kịp thời thực hiện xử lý theo quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật và Hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa hai bên.
Các nội dung cần kiểm tra trước khi cho vay:
- Thẩm định tư cách pháp lý của Khách hàng: kiểm tra đánh giá các giấy tờ do khách hàng cung cấp như: đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, đăng ký thuế, mẫu dấu, biên bản góp vốn, điều lệ.
- Thẩm định khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh của Khách hàng:
kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính, các sổ sách ghi chép hoạt động tài khoản
phải thu, phải trả, hàng tồn kho,.. .trực tiếp đến thực tế tại cơ sở kinh doanh để nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của khách hàng ,...
- Thẩm định phương án vay vốn của Khách hàng: rà soát kỹ phương án kinh doanh , đầu vào, đầu ra thực tế từ đó thấy được hiệu quả kinh doanh nhằm xác định đúng nguồn thu nhập và khả năng trả nợ.
- Thẩm định và làm các thủ tục thế chấp tài sản đảm bảo: xác định chính xác vị trí và hiện trạng của TSBĐ, chủ sở hữu chính xác, tuổi tác và khả năng nhận thức, chấp hành các quy định về Luật pháp Nhà nước của chủ sở hữu tài sản cũng là vấn đề cần lưu tâm khi nhận thế chấp TSBĐ cho khoản vay.
Các nội dung cần kiểm tra sau khi cho vay: trong thực tế việc giám sát vốn vay của khách hàng hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng, trình độ và điều kiện cụ thể của từng cán bộ tín dụng. Mỗi cán bộ tín dụng của TTKD nên xây dựng cho mình một chương trình giám sát riêng theo đặc điểm của từng khách hàng, và tuân thủ theo chương trình giám sát đã đặt ra. Việc kiểm tra, đánh giá
81
tình hình hoạt động của DNVVN cùng với dự án, phương án vay vốn đã được giải ngân cần phải được quản lý và đánh giá một cách tổng thể, thường xuyên, định kỳ trên các phương tiện: tổ chức, quản lý, hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, công nợ cả quá khứ, hiện tại và phương hướng hoạt động trong thời gian tới. Việc đánh giá phải được thực hiện bằng văn bản và lưu giữ trong hồ sơ tài liệu về khách hàng.