BAOVIET Bank cùng với các Ngân hàng khác trong hệ thống rất muốn hỗ trợ vốn cho DNVVN, nhưng thực tế bản thân các ngân hàng cũng là doanh nghiệp, cũng phải tự chịu trách nhiệm cho tính hình kinh doanh lãi lỗ của mình nên phải bảo toàn vốn. Do đó, trên thực tế điều tra hiện nay mới chỉ có khoảng 30% số DNVVN tiếp cận nguồn vốn ngân hàng có đủ điều kiện vay vốn. Ngoài ra khoảng 70% tổng số DNVVN đang đối phó với tình trạng suy giảm trong sản xuất kinh doanh, tồn đọng sản phẩm nên không có nhiều nhu cầu vay vốn. Do đó, cần sự hợp tác, chia sẻ giữa các bên cũng như sự vươn lên của chính doanh nghiệp để khơi thông nguồn vốn. Đặc biệt, nếu Nhà nước có cơ chế bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh cho doanh nghiệp, trong đó chú trọng hơn tới các DNVVN có dự án tốt, có chiến lược phát triển, đầu tư vào ngành
84
nghề có triển vọng... vay vốn tín chấp để phát triển và trường hợp rủi ro thì Nhà nước phải “gánh” rủi ro cùng ngân hàng thì đây cũng là giải pháp khơi thông nguồn vốn hiệu quả.
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường 2013, vừa qua, Bộ Tài chính đề xuất giảm hàng loạt các loại thuế cho doanh nghiệp, đặc biệt với các DNVVN. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, tiêu chí Bộ Tài chính đưa ra lần này để xét DNVVN là không hợp lý.
Trong đề xuất giảm thuế cho các doanh nghiệp của Bộ Tài chính vừa đưa ra
có ưu đãi giảm thuế suất doanh nghiệp xuống còn 20% đối với các DNVVN, áp
dụng vào ngày 1/7/2013, sớm hơn 6 tháng so với lộ trình dự kiến thực hiện Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng đưa ra tiêu chí mới xét DNVVN, là doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng.
Đa số các ý kiến đều cho rằng tiêu chí xác định DNVVN như trên là không hợp lý. Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ đã định nghĩa DNVVN theo quy mô nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm (doanh nghiệp dưới 200 lao động và tùy theo ngành nghề quy định số vốn tối đa), khác hẳn với tiêu chí đưa ra như trên. Kể cả trong Thông tư 83 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ cũng xác định DNVVN dựa trên 2 tiêu chí: lao động hoặc tổng tài sản của doanh nghiệp, chứ không dựa vào doanh thu.
Các doanh nghiệp cho rằng: Nên giữ nguyên tiêu chí xét DNVVN như trước sẽ hợp lý hơn vì nếu tính theo doanh thu thì nếu năm nay doanh nghiệp ký được một hợp đồng lớn thì tự nhiên lại trở thành một doanh nghiệp lớn, phải chịu mức thuế suất khác nhưng nếu năm sau, không có hợp đồng lớn thì doanh nghiệp lại trở thành DNVVN và chịu một thuế suất khác, điều này rất
85 vô lý.
Ngoài ra, làm như vậy không khuyến khích các DNVVN tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động, dễ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp làm đến 19,9 tỉ đồng thì không làm nữa vì phải đóng thuế cao hơn. Như vậy, việc xác định tiêu chí không phù hợp vô tình đã là mọt rào cản hạn chế sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN.