Tồn tại hạn chế, nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế đối với ngành thủy sản tỉnh Phú Thọ đến 2020 (Trang 58 - 65)

Nhìn chung, kết quả sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh trong những năm qua cịn nhiều tồn tại hạn chế, cụ thể như sau:

3.2.2.1. Những tồn tại, hạn chế trong nuơi trồng thủy sản

* Năng suất, sản lượng nuơi đạt ở mức rất thấp so với tiềm năng mặt nước được đưa vào nuơi thủy sản của tỉnh (9.870,1 ha), cụ thể:

- Cơ cấu diện tích ao hồ nhỏ là loại hình mặt nước chủ cĩ thể đẩy mạnh áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật để nâng cao năng suất, sản lượng nuơi mới chiếm 53,7% (5.310 ha), song năng suất nuơi trung bình hiện nay cịn ở mức rất thấp (2,8 tấn/ha) so với năng suất của một số mơ hình nuơi trên địa bàn tỉnh đã đạt ở mức trên 20 tấn/ha/năm.

Nguyên nhân chủ yếu là do tập quán nuơi thủy sản của người dân cịn lạc hậu, trình độ đầu tư thâm canh của người dân cịn ở mức thấp, tiềm lực đầu tư nuơi thủy sản của người dân cịn nhiều khĩ khăn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay và các chính sách hỗ trợ của nhà nước cịn hạn chế, cơ cấu giống thủy sản đưa vào nuơi chủ yếu vẫn là các loại thủy sản truyền thống cĩ thời gian nuơi dài, hạ tầng thủy lợi phục vụ nuơi thủy sản cho loại hình mặt nước này cịn thiếu và yếu (trên 70% diện tích chưa chủ động về hệ thống cấp, thốt nước).

- Diện tích ruộng 1 vụ úng trũng đưa vào nuơi thủy sản đạt 2.712 ha, chiếm 27,4%, đây là loại hình mặt nước nuơi các đối tượng thủy sản truyền thống cho hiệu quả kinh tế cao do tận dụng được nguồn thức tự nhiên trong

ruộng, giảm chi phí đầu tư thức ăn trên đơn vị diện tích, hiệu suất vốn đầu tư cao. Tuy nhiên, hiện nay năng suất nuơi trung bình ở loại hình mặt nước này của tỉnh cịn ở mức rất thấp (1,0 tấn/ha) so với kết quả thực hiện một số mơ hình nuơi cĩ hiệu quả của tỉnh đạt được ở mức năng suất trên 5 tấn/ha/vụ nuơi.

Nguyên nhân chủ yếu do diện tích nuơi thủy sản ở các khu ruộng úng trũng cĩ thể đưa vào nuơi thủy sản theo hình thức luân canh 1 vụ lúa, 1 vụ cá do hệ thống bờ bao khơng chắc chắn, nguồn nước phục vụ nuơi phụ thuộc vào nước mưa tự nhiên, thời gian nuơi trong năm ngắn (4-5 tháng/năm) vì vậy cơ cấu giống nuơi chủ yếu là các giống truyền thống và phải đạt kích cỡ lớn mới cho thu hoạch thương phẩm trong năm, diện tích ruộng 1 vụ lại lớn (trung bình trên 10 ha) cần vốn đầu tư lớn, cơng tác quản lý, chăm sĩc, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khĩ khăn. Bên cạnh đĩ, do tỉnh chưa cĩ quy định về mức thầu, khốn đối với diện tích nuơi thủy sản ở ruộng 1 vụ, việc nuơi thủy sản ở diện tích ruộng 1 vụ chủ yếu do cấp xã chỉ định giao khốn cho hộ, nhĩm hộ tận dụng nuơi thủy sản, thời gian giao khốn dưới 5 năm, việc giao khốn khơng qua đấu thầu nên mức giao khốn rất thấp, chưa thu hút được các tổ chức, cá nhân cĩ tiềm lực kinh tế và khả năng đầu tư nuơi thâm canh, nâng cao năng suất. Bên cạnh đĩ, người nuơi chủ yếu là thả giống để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, mật độ giống thả thấp, khơng bổ sung thức ăn nên năng suất nuơi đạt rất thấp.

- Diện tích mặt nước lớn (trên 5 ha) của tỉnh tổng số 1.788 ha (chiếm 18,1%), năng suất nuơi ở loại hình mặt nước này mới đạt ở mức rất thấp (0,72 tấn/ha), sản lượng mới đạt 1,29 ngàn tấn/năm và chiếm 7% trong cơ cấu sản lượng thủy sản của tỉnh. Nguyên nhân do đây là loại hình mặt nước hồ, đập, cơng trình thủy lợi được giao khốn, tận dụng nuơi thủy sản, hình thức nuơi phổ biến là quảng canh, quảng canh cải tiến, thả giống để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên ở các tầng mặt nước theo chuỗi thức ăn, hình thức thu hoạch đánh tỉa, thả bù do các hồ, đập phải tích trữ nước phục vụ sản xuất nơng nghiệp. Bên cạnh đĩ, do tỉnh chưa cĩ quy định cụ thể về mức thầu, khốn ở loại hình mặt nước này, việc giao khốn cho hộ, nhĩm hộ nuơi thủy sản ở hồ

chứa chủ yếu do xã chỉ định giao khốn nên thời gian giao khốn ngắn (dưới 5 năm), do diện tích rộng nên việc quản lý gặp nhiều khĩ khăn, quá trình khai thác rải rác trong năm và khơng triệt để nên các tổ chức, cá nhân cĩ tiềm lực kinh tế chưa yên tâm đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất.

- Hình thức nuơi cá lồng trong hồ chứa và trên sơng trong giai đoạn 2005 - 2001 của tỉnh suy giảm mạnh cả về số lồng và sản lượng nuơi, nếu tính năm 2003 phong trào nuơi cá lồng trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh về quy mơ và sản lượng nuơi (số lồng đạt trên 2000 lồng, sản lượng đạt trên 600 tấn) song đến năm 2011 giảm cịn 397 lồng, sản lượng đạt ở mức dưới 100 tấn. Nguyên nhân chủ yếu do người dân phát triển nuơi lồng trong hồ chứa một cách tự phát tập trung số lượng lồng nhiều trong cùng một hồ, khơng tuân thủ về mật độ lồng trên đơn vị diện tích và phân bổ tập trung thành từng nhĩm nhiều lồng dẫn tới khơng cĩ độ thống, nước hồ chứa lại khơng lưu thơng, người nuơi áp dụng biện pháp phịng trị bệnh cho lồng nuơi định kỳ nên làm nước khu vực lồng nuơi bị ơ nhiễm. Bên cạnh đĩ, đối tượng thủy sản nuơi lồng chủ yếu là cá trắm cỏ, mật độ nuơi thấp, quy cách lồng truyền thống đĩng bằng tre nên thiếu độ thống, thể tích lồng trung bình đạt dưới 15m3 nên dễ bị nhiễm bệnh dẫn tới làm thiệt hại cho sản xuất, người nuơi khơng mạnh dạn đầu tư.

* Về loại hình kinh tế tham gia nuơi thủy sản: Nhìn chung, loại hình kinh tế tham gia nuơi thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn chủ yếu là kinh tế hộ, kinh tế trang trại; loại hình doanh nghiệp tham gia phát triển sản xuất thủy sản bước đầu phát triển, song số lượng và quy mơ cịn hạn chế; loại hình kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác hiệu quả cịn hạn chế, chậm chuyển đổi, hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ chưa xứng với vai trị đặt ra.

Nguyên nhân:

- Hoạt động kinh tế tập thể cịn khĩ khăn trong huy động nguồn vốn, quy mơ hoạt động của các hợp tác xã nhỏ, chưa khai thác, đầu tư và sử dụng cĩ hiệu quả diện tích mặt nước được giao khốn; trình độ cán bộ quản lý hạn chế; về bản chất trong tổ chức và hoạt động của hợp tác xã chưa được thay đổi

một cách căn bản, thực chất vẫn hoạt động theo cơ chế cũ hoặc thành lập hợp tác xã song hoạt động lại tập trung ở một nhĩm cá nhân trong Ban chủ nhiệm.

- Đối với loại hình kinh trang trại, kinh tế hộ: Trong những năm qua, do cĩ những chính sách hỗ trợ của tỉnh nên loại hình kinh tế trang trại, gia trại phát triển nhanh, bước đầu hình thành các khu nuơi thủy sản tập trung và đĩng gĩp phần quan trọng trong phát triển sản xuất thủy sản của tỉnh, hiện tồn tỉnh cĩ 194 trang trại thủy sản và các trang trại tổng hợp cĩ nuơi thuỷ sản với tổng diện tích 2.212,6 ha (chiếm 22% tổng diện tích), năng suất trung bình đạt 5,5 tấn/ha, sản lượng đạt 12.160 tấn/năm (chiếm 62,78% sản lượng nuơi của tỉnh), lãi bình quân đạt 62,4 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên, năng suất nuơi ở loại hình này cịn thấp so với tiềm năng do trong giai đoạn 2004 - 2008, tỉnh cĩ chính sách hỗ trợ hạ tầng đối với diện tích chuyển từ ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả sang nuơi thủy sản, tuy nhiên mức hỗ trợ thấp (4 triệu đồng/ha), mức đầu tư hạ tầng ao nuơi thủy sản lại cao, tiềm lực kinh tế của người dân cịn hạn chế, việc tiếp cận các nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển sản xuất gặp nhiều khĩ khăn nên việc đầu tư thâm canh nâng cao năng suất cịn thấp.

Đối với loại hình kinh tế hộ nuơi thủy sản quy mơ nhỏ lẻ, phân tán trong các khu dân cư phát triển ở mức thấp, năng suất nuơi trung bình đạt 2,7 tấn/ha, lãi bình quân 28,88 triệu đồng/ha. Nguyên nhân chủ yếu do ở loại hình mặt nước này, hoạt động nuơi thủy sản khơng phải là nghề chính và nguồn thu nhập chính trong trong kinh tế hộ, chủ yếu là tự cấp tự túc nguồn thực phẩm cho bữa ăn gia đình nên người nuơi chưa tập trung đầu tư thâm canh và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, hiệu quả nuơi thủy sản. Mặt khác, ở loại hình ao nuơi này khơng được người nuơi quan tâm đến nguồn nước cấp phục vụ nuơi thủy sản, chủ yếu là đắp chặn các eo, ngách nên phụ thuộc vào nước mưa tự nhiên, việc cải tạo mơi trường ao nuơi trước khi thả giống chưa được chú trọng.

- Loại hình doanh nghiệp tham gia phát triển sản xuất giống và nuơi thủy sản trong 2 năm gần đây bước đầu đã phát triển do các cơ sở sản xuất giống

đầu tư phát triển lên thành các doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mơ và đa dạng ngành nghề trong lĩnh vực thủy sản nhằm đảm bảo các quy định của nhà nước đối với loại hình sản xuất kinh doanh cĩ điều kiện, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh con giống; bên cạnh đĩ các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực xây dựng cơ bản, chăn nuơi gia súc, gia cầm gặp nhiều khĩ khăn do tình hình suy thối kinh tế thế giới và tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuơi, trong khi sản xuất thủy sản ít chịu rủi ro và cho hiệu quả kinh tế cao hơn nên đã mở rộng ngành nghề sản xuất sang nuơi thủy sản. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp tham gia nuơi thủy sản cịn ít, quy mơ cịn nhỏ, kinh nghiệm cũng như trình độ kỹ thuật nuơi thủy sản đội ngũ cơng nhân lao động cịn hạn chế nên sản lượng nuơi của loại hình kinh tế này chiếm tỷ lệ cịn thấp trong cơ cấu sản lượng nuơi của tỉnh. Song trong thời gian tới, với điều kiện thuận lợi và hiệu quả kinh tế từ hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm thủy sản so với các ngành nghề khác trong nơng nghiệp là lợi thế để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mơ sản xuất.

* Về trình độ khoa học cơng nghệ trong nuơi thủy sản: Nhìn chung trình độ khoa học cơng nghệ của người nuơi thủy sản trên địa bàn tỉnh cịn ở mức thấp và khơng đồng đều, cơ cấu lao động cĩ kinh nghiệm và được đào tạo, tập huấn ngắn hạn về trình độ kỹ thuật tham gia nuơi thủy sản cịn chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 20%) chủ yếu tập trung ở loại hình kinh tế trang trại, gia trại trong các khu nuơi thủy sản tập trung và các cơ sở sản xuất giống do thường xuyên được tiếp cận với các lớp tập huấn kỹ thuật theo các chương trình khuyến ngư của tỉnh. Việc áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật về bố trí cơ cấu giống nuơi, đầu tư thức ăn, quản lý mơi trường dịch bệnh, hạch tốn kinh tế trong sản xuất cịn rất hạn chế. Nhìn chung tập quán nuơi của phần lớn người nuơi thủy sản cịn rất lạc hậu là cản trở rất lớn đến việc đẩy mạnh phong trào phát triển sản xuất thủy sản của tỉnh.

Nguyên nhân chủ yếu do cơng tác đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật cho người nuơi thủy sản của tỉnh chưa cĩ chương trình, kế hoạch cụ thể; nguồn kinh phí dành cho cơng tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn và các

chương trình khuyến ngư của tỉnh và của trung ương cịn rất hạn chế, song cơng tác tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho người nuơi lại dàn trải, chưa cĩ sự lồng ghép, phối hợp giữa các cơ quan chủ trì thực hiện các chương trình vì vậy tình trạng đào tạo, tập huấn kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản cịn chồng chéo, cĩ người được đào tạo, tập huấn nhiều lần song nội dung đào tạo, tập huấn lại khơng được đổi mới, nâng cao để phù hợp với trình độ của từng người nuơi, trong khi nhiều người cĩ nhu cầu lại khơng được đào tạo, tập huấn một cách cơ bản. Bên cạnh đĩ, một bộ phận lớn người nuơi chưa nhận thức được vai trị và hiệu quả của việc học tập, nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất cịn rất hạn chế.

* Về mơi trường, dịch bệnh: Nhìn chung nguồn nước cấp phục vụ nuơi thủy sản cơ bản đảm bảo cho phát triển nuơi thủy sản, mật độ giống thả và mức đầu tư thức ăn trong hoạt động nuơi của người dân chưa cao nên tình hình ơ nhiễm mơi trường từ nguồn nước và hoạt động nuơi trên địa bàn tỉnh mới chỉ phát sinh rải rác, chủ yếu ở các thời điểm giao mùa, chưa gây thiệt hại cho sản xuất. Tuy nhiên, tình hình ơ nhiễm mơi trường do nước thải ở các khu đơ thị, khu cơng nghiệp vào các ao hồ xen kẽ trong khu dân cư cĩ xu hướng gia tăng do quá trình cơng nghiệp hĩa, đơ thị hĩa.

Nguyên nhân chủ yếu do các cấp chính quyền địa phương chưa quan tâm đến cơng tác quản lý hoạt động xả thải của các khu cơng nghiệp, các nhà máy cơng nghiệp trên địa bàn; tình hình người nuơi lạm dụng phân chuồng để giảm chi phí thức ăn trong nuơi thủy sản của người dân cĩ xu hướng gia tăng do hoạt động chăn nuơi quy mơ lớn gia tăng; người dân chưa quan tâm áp dụng triệt để các biện pháp quản lý mơi trường, phịng trị dịch bệnh cho thủy sản dẫn tới nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường nguồn nước, mơi trường ao nuơi ngày càng cao sẽ tiềm ẩn nguy cơ phát triển dịch bệnh trong hoạt động sản xuất thủy sản, nhất là ở các loại hình nuơi thủy sản theo hình thức thâm canh các đối tượng thủy sản ngắn ngày, nuơi với mật độ cao. Ngồi ra việc sử dụng thuốc BVTV trong nơng nghiệp ngày càng nhiều cĩ nguy cơ ảnh hưởng đến mơi trường nuơi thuỷ sản, nhất là diện tích ruộng 1 vụ.

* Về hạ tầng phục vụ sản xuất thủy sản: Nhìn chung cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất thuỷ sản của tỉnh cịn yếu và thiếu là trở ngại lớn trong việc đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và định mức đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, hệ số quay vịng mặt nước, phát triển thiếu bền vững.

Nguyên nhân chủ yếu do hạ tầng sản xuất giống và nuơi thủy sản của người dân tự thiết kế, đầu tư xây dựng, do kinh phí hạn hẹp nên thiếu đồng bộ, đến nay đã xuống cấp nên chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất; tổng số diện tích cĩ cơng trình đầu mối, hệ thống kênh cấp thốt nước phục vụ nuơi thủy sản của tỉnh mới đạt 1.754 ha (chiếm 33% diện tích mạt nước ao hồ nhỏ và mới chiếm 18% tổng diện tích nuơi thủy sản của tỉnh), hạ tầng phục vụ nuơi thủy sản của các diện tích cịn lại cịn rất nhiều khĩ khăn. Bên cạnh đĩ, mặc dù trong thời gian qua hệ thống cơng trình thủy lợi phục vụ sản xuất nơng nghiệp được tỉnh hết sức quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới đã nâng cao năng lực phục vụ sản xuất, đồng thời cũng là một loại hình mặt nước tiềm năng để phát triển thủy sản, song việc xây dựng các cơng trình thủy lợi và các hệ thống tưới tiêu chủ yếu phục vụ cho trồng trọt và chưa cĩ sự gắn kết với sản xuất thủy sản.

* Về hệ thống dịch vụ phục vụ nuơi thủy sản: Nhìn chung hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất thủy sản chưa phát triển và cịn nhiều yếu kém: Hệ thống sản xuất, cung ứng giống thủy sản chưa đồng bộ, năng lực sản xuất, cung ứng giống mới, giống thủy sản ngắn ngày phục vụ người nuơi trên địa bàn gặp

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế đối với ngành thủy sản tỉnh Phú Thọ đến 2020 (Trang 58 - 65)