Giới thiệu chung về công ty cổ phần Viglacera Hà Nn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần viglacera hà nội (Trang 54)

Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1

2.1.1.1 Vài nét khái quát về công ty

- Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Viglacera Hà Nội

- Trụ sở chính: Tầng 15, Viglacera Tower, số 1, Đại lộ Thăng Long, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội

- Vốn điều lệ của Công ty là 28.000.000.000 VNĐ, tương đương 2.800.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 VNĐ.

- Hoạt động chính của công ty là: Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét và sản xuất sản phẩm gốm sứ khác.

- Website: http://viglacerahanoi.com.vn

Doanh nghiệp có quy mô còn nhỏ. Tuy nhiên, với thay đổi cơ cấu tổ chức trong thời gian gần đây, công ty đã có những phát triển về quy mô với tốc độ tăng trưởng vượt bậc cả chất lượng sản phẩm lẫn doanh thu, doanh thu kỉ lục năm 2017 trên 370 tỷ đồng, thu nhập bình quân trên 9.000.000 đ/ người/ tháng, đảm bảo việc làm cho 420 cán bộ công nhân viên.

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Viglacera Hà Nội tiền thân là Nhà máy gạch ốp lát Hà Nội. Tháng 2 năm 1994, Nhà máy gạch ốp lát Hà Nội khởi công xây dựng lắp đặt thiết bị để sản xuất gạch ốp lát tráng men cao cấp với số vốn đầu tư trên 60 tỷ đồng, công suất 1.000.000 m2/năm tại xã Mễ Trì – Huyện Từ Liêm – Hà Nội.

Ngày 19/5/1998 Nhà máy gạch ốp lát Hà Nội đổi tên thành Công ty gạch ốp lát Hà Nội. Tháng 9 năm 2002, Công ty tiếp nhận nhà mát gạch Hải Dương theo quyết định

số 3790/QĐ-UB của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hải Dương. Ngày 18/4/2008 Công ty gạch ốp lát Vigalacera Hà Nội được đổi tên thành Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội.

Đến thời điểm này, Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội có hai nhà máy: Nhà máy Viglacera Yên Phong, Nhà máy Viglacera Hải Dương và đầu tư nâng công suất lên 6.800.000m2/ năm. Từ khi thành lập đến nay vừa sản xuất và phát triển công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, trong những năm gần đây công ty đã và đang phát triển mạnh mẽ trong việc sản xuất và kinh doanh. Các sản phẩm của Công ty đã được khách hàng trong nước và nhiều nước trên thế giới tín nhiệm, ưa chuộng nâng doanh thu sản xuất, tổng thu nhập của người lao động luôn luôn được tăng trưởng.

Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 2.1.2

* Chức năng của Công ty quy định tr ng điều lệ:

+ Công ty thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh sản phẩm gạch Ceramic từ đầu tư, sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ liệu, thiết bị, sản xuất gạch ốp lát, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

+ Tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao cho.

* Nhiệm vụ của Công ty:

Để hoàn thành được những mục tiêu đặt ra là sản xuất kinh doanh có lãi, đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước, đảm bảo và nâng cao đời sống cho người lao động trong Công ty, không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Do vậy, công ty đã đề ra các nhiêm vụ sau:

- Sử dụng và khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo định hướng mà nhà nước giao cho.

- Công ty phải thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết đã ghi trong hợp đồng.

- Công ty phải có nghĩa vụ nhận, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài nguyên đất đai, nguồn lực.

- Công ty có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, hoạch toán, kiếm toán mà nhà nước quy định …

* Quy mô của Công ty:

- Vốn điều lệ: 28.000.000.000 đồng ( hai mươi tám tỷ đồng) - Tổng số lao động: 420

Trong đó: - Lao động có trình độ đại học và trên đại học: 42 - Lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp: 60

- Lao động công nhân, phổ thông: 318

* Các sản phẩm và dịch vụ hiện tại của Công ty:

Công ty CP Viglacera Hà Nội có các sản phẩm rất đa dạng và phong phú. Các sản phẩm chính của Công ty hiện nay là các sản phẩm gạch ốp lát. Chúng được chia làm 2 nhóm:

+ Gạch lát nền Ceramic:

Hình 2.1: Gạch lát nền Ceramic + Gạch lát nền Cotto: + Gạch lát nền Cotto:

Hình 2.2: Gạch lát nền Cotto

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 2.1.3

A. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT

KHỐI SẢN XUẤT KHỐI VĂN PHÒNG

NHÀ MÁY YÊN PHONG NHÀ MÁY HẢI DƯƠNG PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Viglacera Hà Nội

Do đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty mang tính sản xuất công nghiệp ổn định nên Công ty Cổ phần Viglacera Hà Nội xây dựng mô hình tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng.

 Ưu điểm mô hình :

Phân quyền để chỉ huy kịp thời truyền mệnh lệnh vẫn theo tuyến đã quy định, các thủ lĩnh ở các phân hệ chức năng (theo tuyến) vẫn phát huy được tài năng của mình đóng góp cho người lãnh đạo cấp cao của hệ thống. Đảm bảo chuyên sâu nghiệp vụ: đảm bảo cơ sở, căn cứ ra quyết định, hướng dẫn thực hiện các quyết định.

 Nhược điểm mô hình:

Dễ phát sinh ý kiến tham mưu, đề xuất khác nhau, không thống nhất giữa các bộ phận chức năng dẫn đến xung đột giữa các đơn vị.

Khó phối hợp được các hoạt động của những lĩnh vực chức năng khác nhau đặc biệt là nếu tổ chức phải luôn điều chỉnh với các điều kiện bên ngoài đang thay đổi.

B. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý

 Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có quyền quyết định những vẫn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định.

 Hội đồng quản trị

Là cơ quan điều hành cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của công ty, quyết định giải pháp phát triển thị trường, quyết định nội dung tài liệu phục vụ họp hội đồng cổ đông, triệu tập họp

 Ban kiểm soát

Thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát mọi hoạt động của hội đồng quản trị.  Ban giám đốc

Ban giám đốc điều hành là người đại diện theo pháp luật của Công ty, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

 Khối sản xuất

Gồm 2 nhà máy gạch có chức năng tổ chức, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị tổ chức thực hiện sản xuất theo kế hoạch của Công ty nhằm đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật và chất lượng sản phẩm.

 Khối văn phòng

- Phòng kế hoạch và đầu tư.

+ Tham mưu cho Giám đốc Công ty thực hiện chức năng quản trị liên quan công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, định mức kinh tế - kĩ thuật, đầu tư, vật tư, cơ điện toàn Công ty.

+ Chủ trì khảo sát xây dựng, điều chỉnh các mức kinh tế, kĩ thuật cho các sản phẩm, công đoạn sản xuất. Chủ trì tổ chức duyệt quyết toán chi phí hàng tháng các đơn vị trực thuộc.

- Phòng tổ chức hành chính.

+ Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty về lĩnh vực tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và công tác hành chính.

+ Nghiên cứu, đề xuất việc sắp xếp, bố trí các cán bộ trong toàn Công ty. + Tổ chức tuyển dụng lao động cho các đơn vị.

- Phòng tài chính kế toán.

+ Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công ty các vấn đề về tài chính, kế toán trong doanh nghiệp.

+ Tổ chức bộ máy kế toán, hạch toán trong Công ty đảm bảo các quy định về tài chính, chuẩn mực kế toán.

+ Kiểm tra việc thực hện các quy chế tài chính, tiền lương đối với các đơn vị phòng ban trong công ty.

Hiện trạng nguồn lực của công ty.

Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn CBCNV trong Công ty

Đơn vị: Người

STT Lĩnh c đ tạo Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Trình độ chuyên môn 396 403 420

Trên đại học 2 3 4

Đại học 30 33 38

Cao đẳng và TC chuyên nghiệp 45 52 60

Công nhân, lao động sơ cấp 319 315 318

2 Trình độ lý luận Cao cấp 1 2 3 Trung cấp 4 5 5 3 Tổ chức Đảng( Đảng viên) 22 26 29 4 Đ n thể 192 188 203 5 Đ n iên công đ n 396 403 420 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

Hình 2.4: Biểu đồ thống kê về trình độ chuyên môn năm 2017

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên có thể thấy, về trình độ chuyên môn số lượng cán bộ có trình độ cao đã tăng lên theo từng năm. Đáng nhấn mạnh là số lượng cán bộ có trình độ trên đại học, đại học tăng đều, năm 2015 là 8,08%, năm 2016 là 8,93% và năm 2017 là 10,00%. Điều này phản ánh, trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc mở rộng và phát triển mô hình tổ chức của công ty, công ty đã có sự chú trọng hơn trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của các CB-CNV. Như vậy, cơ cấu cán bộ về trình độ chuyên môn đã có sự cải thiện rất tốt. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh, số cán bộ có trình độ chuyên môn tăng nhưng năng lực vẫn còn hạn chế.

Về trình độ lý luận cũng cho thấy công ty ngày càng quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ được đi học nâng cao trình độ.

Vài nét về kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.

Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Sản lượng sản xuất 1.000 m2 6.300 6.500 6.800

2 Doanh thu từ sản xuất Tr.đ 348.000 353.000 370.000

3 Lợi nhuận Tr.đ 25.500 30.000 31.000

4 Thu nhập bình quân Tr/ng/tháng 7,500 8,400 9,100

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

4 38 60 318 0 50 100 150 200 250 300 350 Trên ĐH ĐH CĐ và TC CN LĐSC trên ĐH 0,95% ĐH 9,05% CĐ và TC 14,29% CN LĐSC 75,71%

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy sự gia tăng về sản lượng sản xuất, doanh thu và lợi nhuận không ngừng qua mỗi năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Doanh thu kỉ lục năm 2017 trên 370 tỷ đồng (tăng 4,8% so với năm 2016), thu nhập bình quân 9.100.000 đ/ người/ tháng (tăng 8,3% so với năm 2016 do năng suất lao động ngày càng cao – Công ty luôn cải tiến mẫu mã sản phẩm, đưa ra thị trường các sản phẩm mới có chất lượng tốt, khả năng thẩm mỹ cao nên sản phẩm của công ty luôn bán chạy và tăng được doanh thu cũng như lợi nhuận), đảm bảo việc làm cho 420 cán bộ công nhân viên. Môi trường làm việc của người lao động cũng ngày càng được cải thiện (chế độ an toàn lao động luôn được đặt lên hàng đầu, máy móc ngày càng tự động hóa để giảm sức người trong quá trình sản xuất), chế độ tiền lương ngày càng được nâng cao, bên cạnh đó đời sống tinh thần cũng luôn được chú trọng. Đó là sự cố gắng của cả một tập thể CB-CNV trong công ty, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất, tiết kiệm mọi chi phí trong sản xuất và quản lý.

2.2 Th c trạng công tác quản trị nhân l c tại công ty cổ phần Viglacera Hà Nội

Trong khuôn khổ đề tài này, tôi xin phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Viglacera Hà Nội dựa trên cơ sở lý thuyết, theo hoạt động hoạch định nguồn nhân lực đã nêu ở chương một, kết hợp với nghiên cứu thống kê mô tả, bằng cách tổ chức khảo sát, thu thập dữ liệu thứ cấp từ tài liệu, số liệu đã có và số liệu sơ cấp từ nguồn nhân lực tại công ty dưới dạng bảng câu hỏi, từ đó sẽ làm cơ sở nhận định, đánh giá và xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty ở chương 3.

Các số liệu sơ cấp này được điều tra, phỏng vấn tại công ty năm 2017 với tổng số 48 phiếu cho 48 người là cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại công ty. Trong số 48 người được phỏng vấn, điều tra có 22 người ở các phòng chức năng của công ty, 26 người ở bộ phận sản xuất. Ngoài ra, số người được điều tra còn bao gồm theo trình độ học vấn từ đại học đến trung cấp, sơ cấp.

Bảng 2.3: Số mẫu điều tra tại Công ty

30 18 22 26 8 26 14

Đặc điểm lao động và bố trí sử dụng lao động tại công ty 2.2.1

Đặc điểm lao động

Số lượng và chất lượng lao động là cơ sở đầu tiên để xem xét, vạch ra kế hoạch cho từng nhiệm vụ hàng năm vì vậy đánh giá đúng chất lượng và số lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý nguồn nhân lực của công ty. Do vậy, việc đánh giá số lượng và chất lượng phải chính xác và công bằng.

Đội ngũ cán bộ của công ty được tuyển chọn từ các trường đại học và cơ sở sản xuất vừa giỏi về lý thuyết, vừa giỏi về thực tế đã đáp ứng được mục tiêu sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển của công ty. Do đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty mang tính sản xuất công nghiệp ổn định nên số lượng lao động làm việc tại công ty thường là lao động dài hạn.

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động tại công ty năm 2015-2017

Đơn vị: Người

Các chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

So sánh 2015/2016 So sánh 2016/2017 Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số Tỷ lệ (%) Số Tỷ lệ (%) Tổng số LĐ 396 100 403 100 420 100 7 17

Cơ cấu theo loại HĐLĐ

- LĐ dài hạn 323 81,6 328 81,4 338 80,5 15 4,6 10 3,0

- LĐ thời vụ 73 18,4 75 18,6 82 19,5 2 2,7 7 9,3

Cơ cấu theogiới tính

- LĐ nam 285 72,0 289 71,7 296 70,5 4 1,4 7 2,4

- LĐ nữ 111 28,0 114 28,3 124 29,5 3 2,7 10 8,8

Nhận xét: Từ số liệu bảng trên ta thấy,về cơ cấu theo loại hợp đồng tình hình lao động dài hạn trong công ty 3 năm qua chiếm tỷ trọng khá lớn. Công ty đã ký hợp đồng dài hạn với nhiều người giúp công ty ổn định số lao động, động viên họ làm việc và gắn bó với công ty. Do đặc thù môi trường của sản xuất tại công ty tương đối khắc nghiệt, đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe tốt; sản xuất 3 ca phải đi làm việc vào ban đêm đi lại khó khăn vì vậy số lượng lao động nam gấp xấp xỉ 2,5 lần nữ. Tuy nhiên, cơ cấu lao động theo giới tính nữ của công ty cũng không ngừng tăng lên rất nhanh, cùng với quá tình phát triển của xã hội số lượng lao động nữ tham gia vào thị trường lao động ngày càng nhiều, tư tưởng “ trọng nam khinh nữ” ngày càng mất dần, lao động nữ cũng tham gia vào tất cả các lĩnh vực lao động, họ ngày càng khẳng định chỗ đứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần viglacera hà nội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)