Đẩy mạnh các hoạt động Marketing ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 95 - 96)

1.1 .1Tín dụngbán lẻ

3.2 Giải pháp pháttriển hoạt động tíndụng bán lẻt ại Ngân hàng Thương mại cổ

3.2.2 Đẩy mạnh các hoạt động Marketing ngân hàng

Việc nâng cao thương hiệu của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào những

chuyên gia marketing mà nó đòi hỏi chính sách từcác nhà lãnh đạo của ngân hàng.

Như vậy, giải pháp trong phần này chủ yếu đề cập tới việc xác định chiến lược của

các nhà lãnh đạo để đưa hình ảnh ngân hàng tới công chúng, tạo điều kiện để hoạt

động ngân hàng được phát triển bền vững. Vì vậy đề nâng cao thương hiệu, hình

ảnh của ngân hàng cần phải chú trọng những vấn đề sau:

Tăng cường giá trị của khách hàng: Ngân hàng muốn thành công phải tối đa

hóa giá trị cá nhân của khách hàng. Một trong những biện pháp đó là quản lý thông tin khách hàng. Các ngân hàng chi nhiều tiền hơn để có thể quản lý khách hàng theo

độ tuổi, thu nhập, địa bàn... nhằm theo sát và giữ chân khách hàng lâu hơn. Các

ngân hàng quốc tế xem khách hàng như vị khách “của cả cuộc đời”, với chu kỳ 40-

60 năm. Khách hàng sẽnghĩ gì khi ngân hàng này gửi thiệp chúc mừng sinh nhật họ

còn ngân hàng khác thì không? Câu trả lời là ngân hàng nào từ chối chăm sóc

những giá trị cá nhân của khách hàng, ngân hàng đó tất sẽ thua cuộc. Do vậy 06 tháng/lần cần thực hiện phân đoạn khách hàng xác định nhóm khách hàng quan trọng, nhóm khách hàng thân thiết, nhóm khách hàng phổ thông) để có các chính

sách chăm sóc khách hàng phù hợp.

Giảm các chi phí cho khách hàng: Ngoài việc bổ sung và nâng cao những giá trị khách hàng nhận được, các ngân hàng luôn nỗ lực giảm thiểu các chi phí cho

khách hàng: như giảm thời gian giao dịch bằng việc ứng dụng công nghệ hiện đại, giảm thời gian đi lại bằng cách phát triển mạng lưới các Phòng giao dịch, giảm thủ

tục, giấy tờ giao dịch...

Thành lập bộ phận thực hiện nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh

tranh và đặc biệt tìm hiểu, phân tích các sản phẩm tín dụng bán lẻ chủ chốt trên thị trường hiện nay của các Ngân hàng trên địa bàn nhằm phục vụ công tác cải tiến, hoàn thiện sản phẩm và việc phát triển các sản phẩm mới đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng. Đồng thời tích cực thực hiện công tác marketing các sản phẩm tín dụng bán lẻ trên địa bàn tới các khách hàng cá nhân thuộc các doanh nghiệp có

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

quan hệ thanh toán lương qua tài khoản tại BIDV, tăng cường bán kèm, bán chéo, và chú trọng marketing từng sản phẩm tín dụng bán lẻ chủ chốt.Thông tin đầy đủ,

thường xuyên tới khách hàng về các lợi ích khi sử dụng các sản phẩm của BIDV.

Để thực hiện thành công Marketing trong Ngân hàng, ngoài bộ phận chuyên trách phân tích thì tất cả nhân viên cũng như Ban lãnh đạo đều phải tham gia vào hoạt động này, coi tiếp thị là một công tác trọng tâm trong hoạt động của Ngân hàng. Bên cạnh đó đặc biệt chú trọng nâng cao tinh thần trách nhiệm, giáo dục thái độ phục vụ ân cần, niềm nở cho đội ngũ nhân viên. Thái độ phục vụ chính là yếu tố tạo nên ấn tượng của khách hàng về Ngân hàng. Với sự phục vụ tận tình của mình, các cán bộ QLKH đã tham gia một cách tự nhiên vào hoạt động Marketing Ngân hàng.

Hàng năm nên tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác Marketing, công tác phát triển và chăm sóc khách hàng trong năm trước, phát huy những điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, tham khảo kinh nghiệm của các Ngân hàng khác trên địa bàn, quan tâm đến động thái của các khách hàng và các đối thủ cạnh tranh để thực hiện chính sách Marketing phù hợp với đặc điểm và qui mô của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 95 - 96)