Ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến thu nhập của lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thu hồi đất đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn trên địa bàn thị xã cai lậy, tỉnh tiền giang (Trang 65 - 68)

Cùng với việc mất đất sản xuất, người nông dân cũng bị mất đi công việc của mình, cơ hội để chuyển sang công việc khác hoặc tìm một việc làm phù hợp là rất khó khăn. Cơ hội việc làm của lao động là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như: trình độ học vấn, nhận thức, vốn,… Việc làm và loại việc làm là cơ sở đảm bảo cho học khả năng cải thiện thu nhập, thích nghi và ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất. Sự thay đổi việc làm của những lao động bị thu hồi đất sẽ dẫn đến sự thay đổi thu nhập của họ.

Sau khi thu hồi đất, thu nhập bình quân của lao động có sự thay đổi rõ rệt. Thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ buôn bán kinh doanh tăng lên đáng kể, trong khi thu nhập từ sản xuất nông nghiệp giảm mạnh. Điều đó cho thấy các hộ có thu nhập chính từ nông nghiệp đã thích nghi với ngành nghề mới và sử dụng có hiệu quả số tiền được điền bù, góp phần rất lớn trong việc cải thiện thu nhập của hộ gia đình sau khi thu hồi đất.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Bảng 2.9: Thay đổi thu nhập của lao động điều tra

ĐVT: 1.000 đồng/người/năm

Tỷ lệ % diện tích thu hồi/ Ngành nghề

Trước thu hồi Sau thu hồi So sánh

(+/-)

Người Thu nhập Người Thu nhập

Thay đổi thu nhập theo % diện tích bị thu hồi

<30% 108 32.661,59 106 34.865,79 2.204,20 30 - 70% 61 33.379,77 59 37.815,59 4.435,82 >70% 56 35.359,46 55 42.336,07 6.976,61

Bình quân hoặc cộng 225 33.487,39 220 37.400,85 3.913,46

Thay đổi thu nhập theo ngành, nghề

Thuần nông 58 21.026,17 38 16.068,68 -4.957,49 Nông kiêm 49 30.923,31 30 28.429,33 -2.493,98 Dịch vụ 47 43.590,64 68 45.770,17 3.856,86 Công nghiệp 54 42.035,65 59 44.693,94 2.658,29 Khác 17 49.975,29 25 51.055,29 1.080,00 Bình quân hoặc cộng 225 33.487,39 220 37.400,85 3.913,46

Thay đổi thu nhập nhóm thuần nông và nông kiêm

<30% 30 6.750.84 30 5.754.78 -996.06 30 - 70% 41 8.523.33 29 2.965.43 -5.557,90 >70% 36 7.271.43 9 285.71 -6.985,72

Bình quân hoặc cộng 107 7.768.12 68 3.736.06 -4.032,06

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra tháng 3/2018)

Kết quả ở bảng 2.9 cho thấy thu nhập bình quân của 1 lao động trước thu hồi và sau thu hồi, xu thế chung là khi diện tích đất bị thu hồi tăng lên thì thu nhập của lao động cũng tăng lên do lao động thích nghi và đáp ứng tốt việc chuyển đổi ngành nghề khi mất đất nông nghiệp.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Lao động dần chuyển đổi ngành nghề từ hoạt động nông nghiệp bao gồm cả lao động thuần nông và lao động nông kiêm sang các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ giúp thu nhập của người lao động tăng lên. Đối với lao động nông nghiệp kết hợp với ngành nghề khác, khi bị mất đất sản xuất không dẫn đến tình trạng thất nghiệp, tuy nhiên đối với lao động thuần nông khi đất canh tác bị thu hồi sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Thu nhập từ nông nghiệp của lao động có xu hướng giảm. Cụ thể, với nhóm có diện tích thu hồi dưới 30% diện tích thu nhập nông nghiệp giảm 996.060 đồng/người/năm; những nhóm hộ có số diện tích thu hồi trên 70% thu nhập nông nghiệp giảm 6.985.720 đồng/người/năm.

Lao động thuần nông là những người nông dân chủ yếu thu nhập từ trồng lúa, trồng cây ăn quả hoặc chăn nuôi, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thu hồi đất, nhóm lao động này dễ bị tổn thương nhất khi bị mất tư liệu sản xuất chính. Đây là nhóm lao động không có tay nghề hoặc tay nghề không được nâng cao thực sự, nghề đào tạo không phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp mới nên dẫn đến tình trạng thất nghiệp của nhóm lao động thuần nông. Sau khi thu hồi đất, thu nhập của lao động thuần nông giảm 4.957.490 đồng/người/năm. Bên cạnh đó, đối tượng này khó chuyển đổi ngay sang ngành nghề khác do tuổi cao hoặc thuộc nhóm có trình độ học vấn và chuyên môn thấp nên dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Từ những phân tích trên cho thấy, nhóm lao động thuần nông chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc thu hồi đất. Vì vậy, khi thực hiện các chính sách về giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cần quan tâm đến đối tượng này.

Đối với lao động nông kiêm là những lao động có nguồn thu khác ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khi bị thu hồi đất, các lao động này dễ dàng chuyển đổi sang ngành nghề phi nông nghiệp nên thu nhập ít bị ảnh hưởng so với trước khi bị thu hồi đất. Tuy nhiên những lao động nông kiêm ở địa bàn điều tra ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp thường làm thêm các ngành nghề phụ như phụ hồ, buôn bán nhỏ, hoặc làm thuê vào thời gian nông nhàn nên thu nhập thường thấp và không ổn định.

Lao động thuộc nhóm ngành Công nghiệp, TTCN và Xây dựng là những lao động có thời gian lao động ổn định nên thu nhập của họ cao. Do quá trình đô thị hóa

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

nên thị xã Cai Lậy đã thu hút được vốn đầu tư từ các công ty trong và ngoài nước, bên cạnh đó trình độ chuyên môn tương đối cao, người lao động chịu khó học tập nâng cao trình độ chuyên môn nên lao động thuộc nhóm này dễ dàng tiếp cận với công việc đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật mang lại thu nhập cao. Từ bảng 2.9 cho thấy thu nhập của nhóm ngành này tăng 2.658.290 đồng/người/năm.

Nhóm ngành dịch vụ là nhóm ngành thu hút nhiều lao động, chủ yếu là những người lao động tự bỏ vốn kinh doanh, buôn bán nhỏ hoặc làm thuê. Do đất nông nghiệp bị thu hồi, lao động mất tư liệu sản xuất nhưng họ nhận được số tiền đền bù tương đối lớn, thông tin thị trường mở rộng, hàng hóa đa dạng nên các hoạt động dịch vụ được mở rộng và đa dạng hơn nên thu nhập của lao động tăng lên so với trước khi bị thu hồi đất nên một số lao động tự bỏ vốn kinh doanh hoặc làm thuê. Thu nhập của lao động dịch vụ tăng 3.856.860 đồng/người/năm so với trước khi bị thu hồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thu hồi đất đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn trên địa bàn thị xã cai lậy, tỉnh tiền giang (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)