Kiến nghị của các hộ gia đình bị thu hồi đất sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thu hồi đất đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn trên địa bàn thị xã cai lậy, tỉnh tiền giang (Trang 79)

Để giải quyết trình trạng khó khăn về việc làm của lao động trong các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất. Có nhiều ý kiến được đưa ra nhưng 35,2% số hộ trả lời

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

mong muốn hỗ trợ tạo việc làm ổn định, 28,7% đề nghị cho vay vốn để người lao động tự tạo việc làm; 23,1% ý kiến đề nghị hỗ trợ đào tạo nghề.

Bảng 2.13: Kiến nghị của lao động trong các hộ bị thu hồi đất sản xuất

Nội dung %

Hỗ trợ đào tạo nghề 24 Cho vay vốn tạo việc làm 30 Hỗ trợ tạo việc làm ổn định 30 Ý kiến khác 16

Tổng 100

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 3/2018) (Ghi chú: Số liệu được tính bình quân cho các hộ phỏng vấn có trả lời)

Từ bảng 2.13 ta thấy người lao động cũng không mặn mà với việc học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, chỉ có 24% số hộ đề nghị hỗ trợ đào tạo nghề, đa số đề nghị cho vay vốn để tạo việc làm, tỷ lệ này chiếm 30% cho thấy lao động nông thôn sẽ chuyển đổi sang những ngành nghề đòi hỏi vốn, có thể là buôn bán nhỏ,… 30% số hộ trả lời đề nghị hỗ trợ tạo việc làm ổn định, điều đó cho thấy lao động nông thôn đặc biệt là lao động thuần nông chưa thấy rõ vai trò của việc đào tạo nghề nhưng lại yêu cầu việc làm ổn định. Đây cũng là một thách thức đặt ra cho chính quyền thị xã Cai Lậy nhằm tạo việc làm ổn định cho lao động trên địa bàn nói chung và lao động thuần nông nói riêng.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM VÀ NÂNG CAO THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN BỊ THU HỒI ĐÂT ĐỂ XÂY DỰNG

ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CAI LẬY 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

Để đề ra một số giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, theo ý kiến của tác giả cần có một số quan điểm chiến lược về vấn đề này như sau:

3.1.1. Bảo đảm việc làm hợp lý, ổn định, bền vững, có thu nhập cho người laođộng sau khi bị thu hồi đất là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển động sau khi bị thu hồi đất là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Cai Lậy

- Huy động lực lượng lao động nông thôn tham gia vào các hoạt động khác mà nền kinh tế tạo ra sau thu hồi đất. Quan điểm này định hướng cho giải pháp tạo việc làm phải tập trung vào các lĩnh vực ngành nghề phi nông nghiệp, và sử dụng lao động nông thôn vào khu vực ngành nghề phi nông nghiệp. Các biện pháp tạo việc làm phải được xây dựng và triển khai theo hướng tập trung khai thác các tiềm năng về phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ngay tại các vùng nông thôn và các hoạt động kinh tế ở đô thị và các khu công nghiệp tập trung.

- Phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các trung tâm thương mại và dịch vụ là yếu tố quan trọng duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao, tạo nhiều việc làm ở khu vực chính thức và phi chính thức, với chất lượng việc làm và giá trị lao động ngày càng cao.

- Nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH của thị xã Cai Lậy là thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng và Nhà nước gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc trong chiến lược xây dựng đất nước theo hướng hiện đại.

3.1.2. Phát huy tính năng động, chủ động của lao động nông thôn

Định hướng giải quyết tình trạng thất nghiệp cho lao động nông thôn dựa

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

trên sức mạnh cộng đồng, lao động tiếp cận việc làm thông qua các chương trình hỗ trợ đặc biệt mang tính “cầm tay chỉ việc” để họ có thể tạo ra các sản phẩm đáp ứng đủ nhu cầu tại chỗ và bán ra thị trường.

Việc sử dụng sức mạnh cộng đồng để tạo việc làm là một phương thức sử dụng lao động mang tính xã hội hóa cao, huy động được tối đa sự tham gia của lực lượng lao động tại chỗ và sản xuất trong một lĩnh vực mà lao động có lợi thế, thúc đẩy tính chủ động và sáng tạo của cộng đồng trong việc định hướng tạo việc làm cho chính bản thân lao động.

3.1.3. Tạo việc làm trong nông thôn phải trên cơ sở phát huy năng lực và sựtham gia của các loại hình DN, HTX, các tổ chức kinh tế khác và các hộ gia tham gia của các loại hình DN, HTX, các tổ chức kinh tế khác và các hộ gia đình về khả năng sản xuất, tạo việc làm tại chỗ, kết hợp với việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về tạo việc làm do Chính phủ chủ động triển khai trên từng địa bàn.

Nguyên tắc cơ bản của tạo việc làm là phải có nhiều chủ thể tham gia tạo việc làm. Như vậy, trước tiên phải mở rộng và đa dạng hóa cơ hội kinh doanh của các chủ thể theo nhiều kênh và lĩnh vực khác nhau. Quan điểm này định hướng cho giải pháp đa dạng hóa các cơ hội kinh doanh trong nông thôn và gia tăng sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các chủ thể kinh tế trong nông thôn cho mục tiêu tạo việc làm cho lao động tại chỗ.

3.2. Cácgiảipháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động sau khi bị thu hồi đất

Để thực hiện được các quan điểm nói trên về tạo việc làm và sử dụng lao động, cần triển khai nhiều giải pháp khác nhau, cụ thể:

3.2.1. Nâng cao trình độ, tính chủ động của nông dân để họ tìm kiếm được việc làm

Một trong những đặc điểm của lao động nông nghiệp là trình độ học vấn và tay nghề thấp. Phần lớn họ chỉ mới tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở, chưa được trải qua một lớp đào tạo nghề nào. Điều này đã trở thành rào cản lớn đối với người lao động nông nghiệp sau thu hồi đất trong việc tự tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp và hoà nhập cuộc sống mới. Chính vì vậy, thị xã Cai Lậy cần phải có giải pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn và tay nghề cho đối tượng này.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho nông dân sau thu hồi đất, cần tập trung vào thực hiện các biện pháp:

- Tiến hành điều tra trình độ học vấn của người lao động bị thu hồi đất, xác định số lao động bị ảnh hưởng do thu hồi đất nông nghiệp để có kế hoạch đào tạo, sử dụng: số hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp chia theo diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, lao động chia theo độ tuổi trình độ, giới tính, tình trạng việc làm, nhu cầu đào tạo lao động và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn...

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức và đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội; tăng cường sự liên kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề theo hướng tăng nhanh về quy mô và nâng cao chất lượng, trong đó tập trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn

- Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy phù hợp với công nghệ hiện đại, tiếp cận với thiết bị mà các cơ sở sản xuất đang sử dụng cho các cơ sở dạy nghề. Ngoài việc đào tạo về tay nghề, các nội dung liên quan tới ý thức kỷ luật, tác phong công việc, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động cũng dần được đưa vào hoạt động đào tạo.

3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ, khuyến khích khu vực hộ gia đình và lao độngnông thôn tự giải quyết việc làm nông thôn tự giải quyết việc làm

* Thúc đẩy hộ gia đình nông thôn và người lao động tự tạo thêm việc làm ngay trong sản xuất nông nghiệp

Thúc đẩy hộ gia đình và người lao động năng động hơn, chủ động tìm ra những việc làm mới có thu nhập tốt hơn ngay trong sản xuất nông nghiệp theo các hướng cơ bản sau:

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và có sự đầu tư đúng hướng trong nông nghiệp, từng bước hình thành một số mô hình sản xuất rau an toàn, vùng trồng hoa, cây cảnh, ứng dụng đưa vào sản xuất các loại lúa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Sản xuất nông nghiệp đa canh, kết hợp sản xuất lúa với các hoạt động sản xuất khác trên một đơn vị diện tích canh tác. Để

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

thực hiện định hướng giải pháp này, Chính phủ cần hồ trợ quy hoạch và ổn định lâu dài các vùng sản xuất nông nghiệp và cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đa canh, sử dụng triệt để lợi thế sinh thái và nguồn lực tự nhiên; cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu (thủy lợi, giao thông, cơ sở hạ tầng,…) theo quy hoạch vùng sản xuất. - Phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác của nông dân phù hợp với trình độ phát triển của sản xuất ở từng giai đoạn của phát triển sản xuất hàng hóa. Đổi mới cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo hướng: tập trung hóa; gia tăng việc làm trong các hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp.

- Liên kết, tổ chức lại sản xuất nhằm phát triển vùng trồng cây ăn trái tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao cho từng sản phẩm; hoàn chỉnh hệ thống đê bao và hạ tầng thủy lợi cho các khu vực được quy hoạch, thực hiện chuyển đổi dần sang vườn cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao gắn với các giải pháp thích ứng, phòng chống lũ, hạn mặn,… Liên kết, tổ chức mô hình chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn; hình thành khu chăn nuôi tập trung, áp dụng công nghệ cao.

* Thúc đẩy một bộ phận lao động nông thôn chủ động tạo việc làm phi nông nghiệp, hướng tới ổn định lâu dài trong hoạt động kinh tế phi nông nghiệp của gia đình tại nông thôn.

Kinh tế hộ gia đình có vị trí hết sức quan trọng, là một mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Các thành viên kinh tế hộ gia đình là những người có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống, người chủ quản lý của hoạt động kinh tế hộ gia đình đồng thời là chủ hộ. Chủ hộ điều hành toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về các hoạt động đó. Hiện nay việc phát triển kinh tế hộ gia đình là giải pháp tốt để tạo ra nhiều việc làm tại chỗ, phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi trình độ, tận dụng được các nguồn lực tại chỗ như: đất đai, tài nguyên, nguồn vốn nhàn rỗi, kinh nghiệm quản lý và tận dụng được nguồn lao động dư thừa đặc biệt là lao động nữ.

Giải pháp đề ra đối với các loại hình kinh tế này trong thời gian tới là:

- Xây dựng các trung tâm dịch vụ chất lượng cao; đa dạng hoá, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, chú trọng các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Tập trung chỉ đạo phát triển các dịch vụ mang tính liên ngành có khả năng tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác, các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh.

- Đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu và tăng cường xuất khẩu dịch vụ; ưu tiên phát triển các dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.

- Chính quyền địa phương chủ động xây dựng chương trình hỗ trợ người lao động địa phương tự tạo việc làm tại chỗ, phát huy sáng tạo và nội lực ở từng hộ gia đình và người lao động.

- Khuyến khích, thu hút đầu tư công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh để nâng cao giá trị gia tăng và tạo đầu ra thuận lợi, ổn định cho hàng hóa nông sản. Khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế trang trại có quy mô phù hợp, hướng đến sản xuất hàng hoá lớn.

3.2.3. Nhóm giải pháp tạo việc làm thông qua phát triển doanh nghiệp và các tổchức hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp trong nông thôn chức hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp trong nông thôn

Để nông thôn thực sự phát triển bền vững theo hướng CNH-HĐH, trước hết phải mở rộng sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), nơi tạo ra thu nhập cao và ổn định. Thực tế cho thấy các loại hình kinh tế này có khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật tốt hơn và có tiềm lực kinh tế để sẵn sàng đầu tư khi cần thiết. DNVVN tạo điều kiện và thúc đẩy khả năng sáng tạo và làm chủ của lao động nông thôn.

Để khuyến khích DN, các tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trong nông thôn và sử dụng nhiều lao động cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

- Chính quyền địa phương cần xây dựng các chính sách tạo sức hút các doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh trong nông thôn; đồng thời yêu cầu doanh nghiệp sử dụng tối đa lực lượng lao động tại chỗ. Để thực hiện giải pháp này, các cấp chính quyền phải thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhanh gọn, công khai, minh bạch, rõ ràng các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

hút doanh nghiệp đầu tư. Hàng năm, tổ chức đối thoại trực tiếp giữa chính quyền và doanh nghiệp để tạo không khí tin tưởng, cởi mở, thúc đẩy đầu tư.

- Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ cho khu vực nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh phát triển.

- Ưu tiên hỗ trợ DN về chi phí đào tạo tay nghề cho lao động đối với DN sử dụng nhiều lao động tại chỗ theo tiêu chí: (i) Tính đại diện của ngành nghề kinh doanh; (ii) Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn và ngành nghề; (iii) Kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường; (iv) Tính minh bạch và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

- Nhà nước cùng DN xử lý, giải quyết tốt các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động tại các DN theo quy định của luật lao động.

- Nhà nước cùng DN tìm các biện pháp hữu hiệu xử lý tình trạng lao động tự ý bỏ việc, tạo cơ chế để người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

- Các trung tâm giới thiệu việc làm mở rộng phạm vi giới thiệu việc làm ở nông thôn trên cơ sở kết hợp với doanh nghiệp ở nông thôn.

3.2.4. Nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường lao động nông thôn

Giải quyết việc làm là sự kết hợp giữa mở rộng thị trường lao động với tăng cầu về lao động của các DN và tổ chức kinh tế sử dụng lao động, hình thành thị trường lao động nông thôn công khai. Để phát triển thị trường lao động nông thôn cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

- Xây dựng hạ tầng cơ sở cho hệ thống thông tin thị trường lao động tại các vùng nông thôn để gắn đào tạo nguồn nhân lực với cầu lao động một cách hiệu quả;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thu hồi đất đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn trên địa bàn thị xã cai lậy, tỉnh tiền giang (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)