Một trong những đặc điểm của lao động nông nghiệp là trình độ học vấn và tay nghề thấp. Phần lớn họ chỉ mới tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở, chưa được trải qua một lớp đào tạo nghề nào. Điều này đã trở thành rào cản lớn đối với người lao động nông nghiệp sau thu hồi đất trong việc tự tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp và hoà nhập cuộc sống mới. Chính vì vậy, thị xã Cai Lậy cần phải có giải pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn và tay nghề cho đối tượng này.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho nông dân sau thu hồi đất, cần tập trung vào thực hiện các biện pháp:
- Tiến hành điều tra trình độ học vấn của người lao động bị thu hồi đất, xác định số lao động bị ảnh hưởng do thu hồi đất nông nghiệp để có kế hoạch đào tạo, sử dụng: số hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp chia theo diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, lao động chia theo độ tuổi trình độ, giới tính, tình trạng việc làm, nhu cầu đào tạo lao động và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn...
- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức và đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội; tăng cường sự liên kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề theo hướng tăng nhanh về quy mô và nâng cao chất lượng, trong đó tập trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn
- Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy phù hợp với công nghệ hiện đại, tiếp cận với thiết bị mà các cơ sở sản xuất đang sử dụng cho các cơ sở dạy nghề. Ngoài việc đào tạo về tay nghề, các nội dung liên quan tới ý thức kỷ luật, tác phong công việc, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động cũng dần được đưa vào hoạt động đào tạo.