Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn thanh tra,giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu 0650 hoạt động thanh tra giám sát NHTM tại NH nhà nước chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 28)

hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của hệ thống TCTD. Vì vậy, việc duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các TCTD là rất cần thiết để thu hút nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh tế, tài chính của đất nước. Người gửi tiền luôn luôn quan tâm đến khả năng chi trả cho của các TCTD. Nếu một TCTD mất khả năng chi trả thì khách hàng gửi tiền sẽ mất lòng tin vào TCTD đó dẫn đến tình trạng rút tiền hàng loạt, tạo nên một phản ứng dây chuyền, gây ảnh hưởng xấu đến các TCTD khác. Nếu các khách hàng đồng loạt rút vốn, các TCTD không thu hút được vốn để hoạt động kinh doanh đồng thời dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, từ đó có nguy cơ đối mặt với tình trạng phá sản. Một hoặc một vài TCTS phá sản sẽ ảnh hưởng đến hệ thống TCTD nói riêng và hệ thống tài chính quốc gia nói chung. Vì vậy, các TCTD phải được TTGS thường xuyên, bảo đảm sự an toàn trong hoạt động. Có như vậy mới giảm thiểu được rủi ro cho khách hàng và nâng cao lòng tin của công chúng vào hoạt động ngân hàng.

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn thanh tra, giám sát ngânhàng hàng

1.2.2.1. Chức năng của thanh tra, giám sát ngân hàng

TTGS ngân hàng là một chưc năng của cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng. Trong phạm vi quyền hạn của mình, cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng có trách nhiệm TTGS hoạt động của TCTD, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân trong việc thực thi chính sách, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo cho chính sách, pháp luật, quy định được thực hiện đầy đủ, đúng đắn, thống nhất, có hiệu quả, góp phần giữ gìn kỷ luật và tăng cường pháp chế của nhà nước, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các đối tượng trong nền kinh tế.

18

1.2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra, giám sát ngân hàng

Tùy vào quy định của mỗi quốc gia mà TTGS ngân hàng có những nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Tuy nhiên, có một số điểm chung nhu sau:

a. Trình cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định:

+ Hoàn thiện khung pháp lý về tổ chức và hoạt động của các TCTD trong nuớc và nuớc ngoài có hoạt động về tiền tệ và ngân hàng;

+ Chiến luợc, chuơng trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng về đổi mới hệ thống các TCTD; Kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển hệ thống các TCTD;

+ Kế hoạch thanh tra hằng năm của TTGSngân hàng.

b. Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra ngân hàng; thanh tra về phòng, chống rửa tiền và phòng chống tài trợ khủng bố; thanh tra theo vụ việc. c. Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị, khuyến nghị, cảnh báo trong

kết luận thanh tra của đối tuợng đuợc thanh tra.

d. Cấp phép việc thành lập, bổ sung, sửa đổi, chấm dứt hoạt động của các TCTD; Chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển

đổi hình thức pháp lý, giải thể TCTD.

e. Xử lý các vấn đề liên quan đến tổ chức, quản trị, điều hành của các TCTD, góp phần đảm bảo các TCTD hoạt động lành mạnh, an toàn và theo

đúng quy định của pháp luật.

g. Áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất, chuyển hồ sơ sang các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp

bảo đảm an toàn, xử lý vi phạm đối với đối tuợng thanh TTGS ngân hàng

Tiêu chí TTGS tuân thủ _________TTGS rủi ro_________

19

i. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động quản lý, TTGS ngân hàng, phòng chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ

khủng bố; hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống TTGS ngân hàng.

k. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý, TTGS ngân hàng. l. Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan có thẩm quyền phân công.

Một phần của tài liệu 0650 hoạt động thanh tra giám sát NHTM tại NH nhà nước chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w