1.2.5.1. Quy trình thanh tra tại chỗ
* Quy trình TTTC trên cơ sở tuân thủ
- Buớc 1: Thu thập thông tin, tài liệu, xác định những quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của TCTD.
Đây là buớc đầu tiên cũng là quan trọng vì nó xác định khuôn khổ pháp lý mà TCTD phải tuân thủ. Neu vuợt ra ngoài những quy định này có nghĩa TCTD đã vi phạm quy định của pháp luật, cần có biện pháp để ngăn chặn kịp thời, tránh để hậu quả xấu xảy ra ảnh huởng đến sự phát triển của chính TCTD đó. Trong buớc này cần chú ý: hoạt động TCTD đuợc phép làm và không đuợc làm, thời hiệu thi hành của từng quy định.
24
Yêu cầu đối tuợng thanh tra cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và báo cáo do đối tuợng thanh tra cung cấp; nghiên cứu, phân tích, xem xét, xử lý thông tin và số liệu để phát hiện những vấn đề có mâu thuẫn; nhận định những việc làm đúng, những sai phạm, những sơ hở, bất cập của cơ chế, chính sách, chế độ; làm rõ bản chất, nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm; đối chiếu tình hình, số liệu đã ký xác nhận, đã thu thập đuợc với điều kiện, tiêu chuẩn, chính sách, chế độ và diễn biến thực tế, đua ra dự kiến kết luận về sự việc được phát hiện; củng cố chứng cứ, cơ sở pháp lý để kết luận đúng, sai, nguyên nhân sai phạm và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm.
Trong quá trình thanh tra, đoàn thanh tra có thể yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình; có thể đối thoại, chất vấn; thẩm tra, xác minh; làm việc với cơ quan quản lý có liên quan; làm việc với người có liên quan; trưng cầu giám định...
Bước 3: Đưa ra biện pháp xử lý đối với các vi phạm của TCTD (nếu có).
Căn cứ vào kết quả của bước 2, cơ quan quản lý sẽ có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy theo mức độ của hành vi vi phạm mà cá nhân hay tập thể bị xử lý. Biện pháp xử lý có thể là cảnh cáo, phạt tiền, hạn chế quy mô hoạt động, thu hồi giấy phép hoặc chuyển sang cơ quan điều tra. Tuỳ thuộc pháp luật của từng nước mà cơ quan tiến hành TTGS xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Bước 4: Đồng thời với việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của TCTD,
cơ quan tiến hành hoạt động TTGS phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý,
chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp khắc
25
* Quy trình TTTC trên cơ sở rủi ro
Bước 1: Hiểu và nắm rõ về TCTD, trong đó tập trung vào những hoạt động mà TCTD đang/sẽ gặp phải rủi ro.Vì hoạt động trên cơ sở rủi ro nhằm mục đích kiểm soát rủi ro liên tục, việc hiểu biết về mỗi TCTD là điểm bắt đầu tốt nhất.
Bước 2: Lập kế hoạch thanh tra.
Khi rủi ro của mỗi đối tượng thanh tra đã được xác định thì Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có thể đánh giá các rủi ro đó và đặt ra thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ thanh tra cần thực hiện. Phải có sự ưu tiên này trong toàn hệ thống và cho mỗi đối tượng thanh tra. Thanh tra trên cơ sở rủi ro nhằm đặt thanh tra, giám sát viên vào chỗ cần họ nhất. Rủi ro đôi khi là lớn đối với một TCTD cụ thể nhưng lại không lớn đối với hệ thống TCTD. Thường thì nguồn nhân lực của TTGS là không đủ để đáp ứng cho tất cả các vấn đề cần quan tâm của cả hệ thống cũng như của mỗi TCTD, do đó cần thiết phải lập kế hoạch thanh tra đối với mỗi TCTD để chủ động trong hoạt động thanh tra.
Bước 3: Thành lập đoàn thanh tra và công tác chuẩn bị
Khi rủi ro được nhận dạng và đánh giá và lập xong kế hoạch, Cơ quan thực hiện thanh tra sẽ ra quyết định thanh tra và giai đoạn lập kế hoạch trở nên rất chi tiết. Trưởng đoàn lập bản phạm vi công việc xác định các mục tiêu chi tiết dự kiến đạt được liên quan đến những công việc cần làm trong quá trình thanh tra tại chỗ. Trưởng đoàn gửi văn bản yêu cầu chuẩn bị các báo cáo và tài liệu cụ thể.
Bước 4: Thực hiện thanh tra và kết luận thanh tra.
Đoàn thanh tra làm việc trực tiếp với TCTD, yêu cầu cung cấp các tài liệu cần thiết phục vụ cuộc thanh tra. Đối với các thông tin, tài liệu liên quan đến giữ bí mật thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
26
Sau khi nhận tài liệu từ đơn vị, đoàn thanh tra nghiên cứu các thông tin, tài liệu đã thu thập đuợc để làm rõ nội dung thanh tra; xem xét, đánh giá mức độ rủi ro hiện hữu /rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của đối tuợng thanh tra; xác định những vấn đề chua rõ để yêu cầu đối tuợng thanh tra giải trình và cung cấp bổ sung hồ sơ.
Sau khi kết thúc thanh tra, kết luận thanh tra sẽ đuợc gửi tới đối tuợng thanh tra. Nội dung kết luận chủ yếu tập trung vào cảnh báo/dự báo rủi ro hiện hữu/tiềm ẩn của TCTD, các kiến nghị, khuyến nghị, biện pháp khắc phục/ngăn chặn rủi ro.
Buớc 5: Thực hiện giám sát liên tục. Sau đợt thanh tra, cơ quan quản lý tiếp tục thu thập thông tin, đánh giá và giám sát hoạt động của TCTD.
1.2.5.2. Quy trình giám sát từ xa
* Quy trình GSTX trên cơ sở tuân thủ: Buớc 1: Thu thập thông tin
Nguồn thông tin thu thập phục vụ cho hoạt động giám sát gồm: báo cáo của các TCTD theo quy định; tiếp xúc trực tiếp với đối tuợng GSTX; thông tin nội bộ của cơ quan thực hiện hoạt động GSTX; thông tin từ đơn vị khác...
Buớc 2: Rà soát thông tin ban đầu
Giai đoạn này chủ yếu rà soát thông tin thu thập từ các TCTD về tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của báo cáo. Qua quá trình rà soát, cán bộ giám sát sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Đối với các ngân hàng chua thực hiện báo cáo hoặc báo cáo chua đầy đủ theo quy định thì có văn bản yêu cầu ngân hàng nghiêm túc thực hiện chế độ thông tin báo cáo.
Buớc 3: Phân tích, đánh giá
Sau khi có đầy đủ thông tin, dữ liệu và kiểm tra tính chính xác của thông tin, cán bộ giám sát thực hiện phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động ngân hàng của
27
các TCTD. Cán bộ giám sát phân tích, đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật về:
- Chế độ báo cáo thống kê
- Các quy định về giới hạn hoạt động, tỷ lệ an toàn trong hoạt động, các quy đinh về tiền tệ và ngân hàng.
- Các yêu cầu của Kết luận thanh tra, kiểm tra, khuyến nghị, cảnh báo. Buớc 4: Kết luận, khuyến nghị
Kết thúc của quá trình GSTX, cán bộ giám sát đua ra kết luận về hoạt động và việc tuân thủ các quy định pháp luật của các TCTD; phát hiện và cảnh báo những vấn đề phục vụ cho hoạt động TTTC; khuyến nghị, yêu cầu TCTD có hành động điều chỉnh đối với vấn đề quan ngại, đồng thời có thể đua ra những khuyến nghị về chính sách gửi các cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung.
* Quy trình GSTX trên cơ sở rủi ro: Buớc 1: Hiểu về TCTD
Cán bộ thanh tra, giám sát thu thập thông tin và số liệu về ngân hàng trong vòng từ 3 - 5 năm, gồm: hoạt động kinh doanh chủ yếu; Chủ sở hữu và Giám đốc điều hành; các khoản cho vay; thu nhập của ngân hàng; hoạt động nguồn vốn... Trong đó cần luu ý đến các nguồn thông tin số liệu đầu vào, gồm: báo cáo của ngân hàng theo yêu cầu của Cơ quan quản lý; số liệu trên bảng cân đối tài khoản, số liệu báo cáo thống kê; Báo cáo kiểm toán độc lập, Thu Quản lý của tổ chức kiểm toán độc lập, Báo cáo kiểm toán nội bộ của NHTM; Số liệu trên báo cáo tài chính năm đánh giá xếp loại đã đuợc kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập của ngân hàng thuơng mại cổ phần...
Buớc 2: Đánh giá sự lành mạnh của ngân hàng
Dựa trên thông tin, tài liệu thu thập, cơ quan thực hiện hoạt động GSTX đánh giá rủi ro cố hữu/trọng yếu và rủi ro tổng thể, rủi ro ròng của
28
TCTD; sau đó, xếp loại TCTD.
Các rủi ro cố hữu được đánh giá theo các mức: Thấp, Trung bình, Trên trung bình và Cao bằng việc xem xét xác suất xảy ra 1 tổn thất lớn từ các sự kiện hiện tại hoặc tiềm tàng trong tương lai. Quản lý rủi ro được đánh giá dựa trên 02 yếu tố: Hiệu quả quản lý hàng ngày của từng hoạt động trọng yếu (quản lý tác nghiệp) và Hiệu quả công tác giám sát của các bộ phận giám sát đối với từng hoạt động trọng yếu.
Bước 3: Lên kế hoạch thanh tra ngân hàng
Căn cứ kết quả xếp loại ngân hàng, cơ quan quản lý lập kế hoạch TTTC đối với TCTD, trong đó những TCTD xếp loại yếu kém trở lên phải được TTTC và yêu cầu Ban điều hành ngân hàng xây dựng và thực hiện ngay kế hoạch phục hồi trong khoảng thời gian xác định.
Mức độ sâu rộng và tần suất TTTC sẽ tùy thuộc vào hồ sơ rủi ro tổng thể của TCTD. Có thể có các cuộc thanh tra tổng thể bao quát hết mọi hoạt động hoặc thanh tra chuyên đề tập trung vào một số phân khúc hoặc hoạt động hoặc loại rủi ro. TTTC có thể bao quát hầu hết mọi yếu tố then chốt theo sau quá trình giám sát từ xa và cũng có thể cung cấp cho ta kết quả phân tích mang tính định tính hơn. Mục đích của việc đánh giá định tính này là để cơ quan quản lý có thể xác định được liệu chức năng quản lý của TCTD có khả năng nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát được rủi ro mà TCTD phải đối diện hay không.
Bước 4: Thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro
Cơ quan quản lý thực hiện TTTC những ngân hàng theo khuyến cáo từ kết quả GSTX. Kết thúc thanh tra, Đoàn thanh tra có Kết luận thanh tra gửi các cơ quan có liên quan.
Bước 5: Cập nhật thực trạng hoạt động của ngân hàng
29
nhật thực trạng hoạt động của TCTD và đưa ra kiến nghị TCTD cần thực hiện.