Một là, Vietinbank cần có chính sách linh hoạt hơn, cho phép chi nhánh tính toán và cân đối tổng hòa lợi ích khách hàng để quyết định áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi hơn quy định đối với một số khách hàng doanh nghiệp có tiềm năng phát triển lâu dài
Hiện nay, NHCT đã có một số chính sách riêng cho khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn có cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên vẫn chưa thực sự cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác. Sàn lãi suất cho vay giảm nhưng giá bán vốn lại tăng, dẫn đến khó khăn cho các chi nhánh khi thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng VIP mà các ngân hàng đối thủ đang lôi kéo. Do đó, cần tăng thêm mức ủy quyền quyết định về lãi suất cho các Giám đốc thuộc hai khu vực này.
Hai là, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, do hiện nay các sản phẩm dịch vụ cho phân khúc
này còn ít, chưa có các sản phẩm ngách và chưa linh hoạt cạnh tranh với nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân. Các sản phầm về cơ bản vẫn giống và còn đi sau một số ngân hàng khác. Vì vậy, phòng phát triển sản phẩm - Khối KHDN cần nghiên cứu đưa ra các sản phẩm có sự khác biệt, có tính cạnh tranh cao với các NHTM khác. Hiện nay yêu cầu của các KHDN tương đối cao nên sản phẩm dịch vụ tạo ra cần phải tiện ích, hoàn hảo, chất lượng tốt hơn nhưng giá cả lại phải cạnh tranh.
Ba là, trong số khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank có các doanh nghiệp FDI, Vietinbank cần đẩy mạnh mô hình cho vay đồng tài trợ các dự án trong khu công nghiệp, có cơ chế cho vay đặc thù đối với các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp. Bởi, đặc thù của các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam là vào ngành công nghiệp, và thường tập trung thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, thiên về các ngành công nghệ cao và sản xuất, lắp ráp. Với các ngành này, nhu cầu về các khoản vay lớn rất cao, nên đồng tài trợ với các ngân hàng khác để giảm thiểu rủi ro tín dụng
Bốn là, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện về mặt nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ của cán bộ, nhân viên.
Năm là, Cần giao thẩm quyền tín dụng cho chi nhánh cao hơn, đơn giản hoá thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian thẩm định để doanh nghiệp kịp thời tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Do hiện nay thẩm quyền giao cho chi nhánh tương đối thấp. Tuy nhiên mỗi khoản vay trình lên trụ sở chính mất nhiều thời gian, qua quá nhiều cấp phê duyệt, dẫn đến mất cơ hội để cạnh tranh lôi kéo khách hàng.
Sáu là, Hệ thống văn bản cần thường xuyên cập nhật văn bản mới, các biểu mẫu phục vụ hoạt động cấp tín dụng cần được chuẩn hóa đăng lên hệ thống văn bản chung để các chi nhánh tiện theo dõi cập nhật và dễ dàng tra cứu khi cần.
Bảy là, tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu của chi nhánh thông qua các kênh truyền thông như báo chí, phát thanh, truyền hình, mạng Internet... Việc nhận diện thương hiệu cần được làm đồng bộ tại tất cả các chi nhánh, các phòng giao dịch trên cả nước, tạo hình ảnh chuyên nghiệp và dễ nhận biết.
Tám là, Cần có nhiều hơn các chương trình thi đua tạo động lực phát triển cho các cán bộ và lãnh đạo trực tiếp kinh doanh, nâng cao sự hài lòng khách hàng nội bộ.
Chín là, cần hoàn thiện hơn về công nghệ ngân hàng, hệ thống thông tin giữa các chi nhánh trong hệ thống, tạo điều kiện cho các chi nhánh tiếp cận nhanh hơn những đổi mới của toàn hệ thống. Bên cạnh đó cũng hỗ trợ công tác chiết suất dữ liệu, thông tin khách hàng phục vụ công tác thẩm định cho vay được nhanh hơn, chính xác hơn.