Kiến nghị với bản thân các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 0663 hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 94)

Các doanh nghiệp cần quan tâm đến hệ thống tài chính kế toán, thực hiện lập và kiểm toán báo cáo tài chính định kỳ. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc lập báo cáo tài chính tương đối yếu, vì vậy cần có cự đầu tư và đào tạo bài bản đối với lãnh đạo và cán bộ chuyên môn kế toán. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê

Cần lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh rõ ràng cho ngắn, trung và dài hạn để có biện pháp ứng phó kịp thời với biến động của nền kinh tế. Kế hoạch đầu tư và sử dụng vốn ngân hàng cần liên tục và có kế hoạch ngay từ đầu kỳ kế hoạch, đảm bảo giảm thiểu các ảnh hưởng từ việc cắt giảm tỷ lệ tăng trưởng tín dụng hàng năm của các ngân hàng tờ phía Ngân hàng Nhà nước hoặc tập trung nguồn vốn vào các dự án trọng điểm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng đối với phân khúc doanh nghiệp tại NHTMCP Công thương Việt nam Chi nhánh Hai Bà Trưng và dựa trên dự báo nhu cầu tín dụng đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn trong thời gian tới, chương III đã đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp tại Vietinbank Chi nhánh Hai Bà Trưng.

Hi vọng rằng các giải pháp mang tính thực tiễn được tác giả đề xuất với mong muốn, thời gian tới, sẽ góp phần giúp Chi nhánh có thể mở rộng và phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp của mình hơn nữa.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng và đua ra các giải pháp nhằm mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Vietinbank Hai Bà Trung trong quá trình phát triển, luận văn đã thực hiện đuợc những nội dung chủ yếu sau:

Một là, luận văn trình bày tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay khách hàng doanh nghiệp, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò cho vay KHDN đối với các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt đi sâu đề xuất các chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay KHDN của NHTM.

Hai là, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng phát triển cho vay KHDN ở Vietinbank Hai Bà Trung cùng những vấn đề đặt ra trong phát triển cho vay KHDN ở Vietinbank Hai Bà Trung. Qua đó, luận văn rút ra những thành công trong công tác phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh thời gian qua. Đồng thời, cũng nêu lên những tồn tại cần khắc phục và những nguyên nhân của những tồn tại đối với công tác mở rộng cho vay KHDN tại Vietinbank Hai Bà Trung.

Ba là, trên cơ sở những nguyên nhân tồn tại và những định huớng phát triển của Vietinbank Hai Bà Trung, luận văn đua ra các nhóm giải pháp để mở rộng cho vay KHDN ở Vietinbank Hai Bà Trung.

Giải pháp cụ thể bao gồm: Tăng cuờng phát triển khách hàng mới và nâng cao hiệu quả cho vay; Nâng cao chất luợng nguồn nhân lực và chất luợng thẩm định tín dụng; Chính sách khách hàng linh hoạt; Tăng cuờng kiểm tra giám sát khoản vay; Chú trọng công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng. Đồng thời qua đây tác giả cũng xin đua ra một số kiến nghị với NHCT Việt Nam, kiến nghị với nhà nuớc và doanh nghiệp.

Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn, cũng nhu trình độ của nghiên cứu sinh còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót nhất định, rất mong nhận đuợc ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để luận văn đuợc hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Huân & Đào Duy Tùng (2011), Tái cấu trúc các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay, Tạp chí phát triển và hội nhập

2. Cổng thông tin doanh nghiệp, business.gov.vn

3. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN của

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

4. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN

ngày 20/11/2014 có hiệu lực từ ngày 1/2/2015 và thông tư số 19/2017/TT-NHNN sửa đổi một số điều khoản Thông tư số 36

5. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN của NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

6. Nguyễn Văn Tiến (2015), Toàn tập quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Lao động, Hà Nội

7. Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt nam - Chi nhánh Hai Bà Trung,

Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2016, 2017, 2018

8. Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam (2019), Quyết định số

003/2019/QĐ-TGĐ-NHCT9 ngày 01/01/2019 về việc Ban hành Quy trình cấp và quản lý tín dụng đối với khách hàng.

9. Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam (2017), quyết định số

552/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017 về việc Ban hành Quy định cụ thể hoạt động cho vay đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính phi tổ chức tín dụng.

10.Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Khối KHDN năm 2018

11.Nguyễn Thanh Hoà (2019), https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-

tuc/611/4933/chinh-phu-ban-hanh-nhieu-chinh-sach-uu-dai--ho-tro-

cho-doanh-nghiep-khoa-hoc-va-cong-nghe.aspx, truy cập ngày

3/8/2019

12.Phan Thức Huân (2006), Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Thống kê 13.Quốc hội (2010, tr. 323), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12

thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011

14.Tô Ngọc Hưng (2001), Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội

15.Thư viện pháp luật (2016), Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-

BTNMT ngày 23/6/2016 hướng dân về việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ ngày 8/8/2016

16.Thư viện pháp luật (2014), Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH3 ngày 26/11/2014 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2015.

Một phần của tài liệu 0663 hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 94)