CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH

Một phần của tài liệu 0663 hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29)

1.1.2.7. Căn cứ vào mục đích cho vay

- Cho vay sản xuất kinh doanh: Là các khoản cho doanh nghiệp vay sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh kiếm lời

- Cho vay bất động sản: Bao gồm các khoản cho vay xây dựng ngắn hạn và giải phóng mặt bằng cũng như các khoản cho vay dài hạn tài

trợ cho

việc mua đất canh tác, nhà, trung tâm thương mại và mua các tài sản nước

ngoài. Đối với loại hình cho vay này, ngân hàng được bảo đảm bằng chính

tài sản thực: đất đai, toà nhà và các công trình khác.

- Cho vay nông nghiệp: nhằm hỗ trợ nông dân trong hoạt động gieo trồng, thu hoạch và bảo quản sản phẩm.

- Cho vay công nghiệp và thương mại: Giúp doanh nghiệp trang trải các chi

phí như mua hàng, nhập kho, trả thuế, trả lương cho cán bộ công nhân viên.

- Cho vay khác: gồm các khoản cho vay không được xếp ở trên và các khoản cho vay kinh doanh chứng khoán.

- Tài trợ thuê mua: Ngân hàng mua thiết bị máy móc hay phương tiện và cho khách hàng thuê.

1.2. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC MỞ RỘNG CHO VAYKHÁCH KHÁCH

năm. Doanh số cho vay ngày càng lớn, tốc độ tăng ngày càng cao cho thấy khả năng mở rộng cho đối với doanh nghiệp của NHTM.

, Doanh số cho vay kỳ này

Doanh số cho vay kỳ trước

Ngoài ra cần phải xem xét tỷ trọng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp trên tổng doanh số cho vay của cả ngân hàng mới thấy được sự gia tăng tương đối của cho vay doanh nghiệp so với các loại cho vay khác.

Tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng chứng tỏ quy mô cho vay khách hàng doanh nghiệp càng được mở rộng, phản ảnh sự phát triển về mặt lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp.

1.2.2. Dư nợ cho vay doanh nghiệp

Dư nợ cho vay doanh nghiệp là số tiền mà khách hàng còn dư nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định, cho thấy lượng tiền mà ngân hàng chưa thu hồi được. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm được xác định theo công thức:

Tốc độ tăng Dư nợ cho vay kỳ này ɪθθ dư nợ cho vay Dư nợ cho vay kỳ trước

Các chỉ tiêu này tăng cho thấy mức độ mở rộng cho vay doanh nghiệp tăng. Ngoài ra để đánh giá được tốc độ tăng dư nợ cho vay doanh nghiệp cũng cần xem xét nó trong mối tương quan với tổng dư nợ cho vay của cả ngân hàng tại một thời điểm nhất định.

1.2.2. Quy mô, thị phần cho vay doanh nghiệp

Mức độ tăng trưởng thị phần là mức tăng thị phần của ngân hàng qua thời gian. Chỉ tiêu này đánh giá năng lực chiếm lĩnh thị phần về cho vay doanh nghiệp trên thị trường. Đối với thị trường cho vay doanh nghiệp, thị phần của một ngân hàng có thể biểu hiện thông qua số lượng khách hàng doanh nghiệp mà ngân hàng đó cung cấp tín dụng.

Thị phần này một mặt thể hiện sức cạnh tranh của ngân hàng vì thị phần lớn chứng tỏ năng lực cho vay doanh nghiệp và vị trí thống lĩnh của ngân hàng trên thị trường cao. Mặt khác nó đánh giá chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp vì chất lượng cao thu hút nhiều khách hàng, tạo doanh thu cao hơn so với ngân hàng khác.

1.2.3. Mạng lưới, kênh phân phối

Đây là yếu tố quan trọng đến ngân hàng chiếm lĩnh thị phần, đưa sản phẩm dịch vụ đến gần với khách hàng hơn. Khả năng của một ngân hàng mở rộng hệ thống chi nhánh, phòng giao d ịch đến những nơi được dự báo là có nhu cầu của khách hàng về dịch vụ ngân hàng sẽ tạo cho ngân hàng đó thế mạnh trong việc chiếm lĩnh thị phần. Những hệ thống phân phối này có vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị nắm bắt được nhu cầu khách hàng để ngân hàng có th ể chủ động cải tiến hoàn thiện dịch vụ của mình.

Để thực hiện điều này, lãnh đạo ngân hàng phải có tầm nhìn chiến lược, ngân hàng phải đủ năng lực tài chính và nhân sự cho việc mở rộng quy mô. Việc mở rộng mạng lưới phải phù hợp với chính sách cho vay của Ngân hàng, tức là tùy thụôc vào thị trường mục tiêu đối tượng khách hàng, đặc điểm của địa bàn mà Ngân hàng đang hoạt động.

1.2.4. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay doanh nghiệp

Tất cả các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng trước hết phải xuất phát từ lợi ích của khách hàng, nhưng cuối cùng cũng nhằm mục đích chính là phải đem lại lợi nhuận thực tế cho Ngân hàng, vì xét về bản chất, ngân hàng cũng là một doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận.

Tỷ trọng đóng góp của thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghi ệp vào tổng lợi nhuận trong hoạt động Ngân hàng cũng giống như chỉ tiêu số lượng khách hàng doanh nghiệp, nó cho thấy sự chuyên môn hóa, chuyên nghiệp và thế mạnh trong việc cung cấp dịch vụ tín dụng doanh nghiệp, thể hiện sự phát triển của sản phẩm dịch vụ Ngân hàng phong phú và đa dạng.

1.2.5. Nợ quá hạn và nợ xấu cho vay doanh nghiệp

Chất lượng tín dụng của ngân hàng được đánh giá thông qua tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu. Nếu NHTM nào có tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng đang bị suy giảm. Nếu tỉ lệ nợ xấu vượt quá giới hạn cho phép của NHNN phán ánh chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng đó yếu kém, chứa đựng nhiều rủi ro. Cách tính vụ thể như sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn = ' quá hạn

× 100 Tổng dư nợ

Nợ quá hạn là khoản nợ đến thời điểm hoàn trả của khách hàng mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được.

Tỷ lệ nợ xấu = _________Nợ xấu___ × 100 Tổng dư nợ

Theo thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 có hiệu lực từ ngày 1/2/2015 và thông tư số 19/2017/TT-NHNN sửa đổi một số điều khoản Thông tư số 36 thì ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao trên 3% thì không được cho vay chứng khoán.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNGCHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

1.3.1. Nhân tố chủ quan

- Quy mô vốn và uy tín của ngân hàng:

Quy mô của một ngân hàng là một nhân tố quan trọng quyết định cấu trúc danh mục cho vay của ngân hàng. Đặc biệt là vốn tự có, vốn tự có lớn là biểu hiện của một ngân hàng bền vững, nó quyết định mức cho vay tối đa trên một khách hàng. Vốn tự có lớn thì ngân hàng càng có điều kiện mở rộng hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng. Ngoài ra, khách hàng cũng thuờng tìm đến những ngân hàng có uy tín với chất luợng dịch vụ, những tiện ích và sự an toàn mà những ngân hàng này mang lại.

- Chính sách tín dụng

Các yếu tố của chính sách tín dụng nhu: hạn mức tín dụng, lãi suất, kỳ hạn, mức phí, phuơng thức cho vay, tài sản đảm bảo, huớng giải quyết nợ khó đòi,... đều tác động trực tiếp đến việc thực hiện các hoạt động cho vay của ngân hàng. Với chính sách hợp lý, đúng đắn, linh hoạt, đa dạng... sẽ thu hút đuợc nhiều khách hàng đến đề nghị vay. Và nguợc lại với chính sách tín dụng cứng nhắc, kém linh hoạt, không đáp ứng đuợc nhu cầu của khách hàng sẽ hạn chế việc đi vay và giảm tính cạnh tranh trong hoạt động giữa các ngân hàng.

- Chất lượng công tác thẩm định khách hàng

Thẩm định là giai đoạn khởi đầu và có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo an toàn vốn vay. Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định về tu cách pháp nhân hoặc thể nhân, đánh giá tình hình tài chính, giá trị tài sản đảm bảo của doanh nghiệp đi vay. Trên cơ sở thẩm định đầy đủ các yếu tố, ngân hàng sẽ quyết định có cho vay hay không, nếu cho vay thì mức cho vay là bao nhiêu,

điều này phụ thuộc vào vốn của ngân hàng có tại thời điểm vay và giá trị tài sản đảm bảo.

Quá trình thẩm định phải chặt chẽ mới giúp ngân hàng đảm bảo an toàn cho khoản vay, tuy nhiên nếu nó quá nhiều thủ tục phức tạp, ruờm rà sẽ làm cho doanh nghiệp đi vay mất nhiều thời gian và công sức và họ sẽ thấy nản lòng. Để hạn chế điều này việc thẩm định phải dựa trên các thủ tục có cơ sở khoa học hợp lý và song song với nó thì việc thực hiện phải nghiêm chỉnh, nó là yếu tố quyết định chất luợng thẩm định và chất luợng khoản tín dụng.

- Chất lượng cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp

Chất lượng cán bộ là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong lĩnh vực cho vay doanh nghiệp nói riêng. Chất lượng cán bộ được thể hiện ở: trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, khả năng giao tiếp, nhạy bén, nắm bắt tâm lý khách hàng,... Chất lượng cán bộ cao thì mới đáp ứng được yêu cầu công việc, thực hiện được tốt việc thẩm định, giám sát và quản lý khoản vay trong quá trình cho vay, giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng.

Mặt khác, cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp phải có đạo đức nghề nghiệp tốt, nếu không sẽ đưa lại những tổn hại cho ngân hàng. Sự thân thiện và cởi mở của cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp sẽ làm cho khách hàng hài lòng và tin tưởng hơn vào ngân hàng, từ đó dễ trở thành khách hàng quen thuộc của ngân hàng.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật

Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ thì việc trang bị đầy đủ các công nghệ, thiết bị hiện đại phù hợp với nhu cầu xã hội, phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng là yếu tố để giúp ngân hàng có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Với thiết bị hiện đại hoạt động của ngân hàng sẽ diễn ra suôn sẻ, khả năng nắm bắt diễn biến thị trường sẽ nhanh hơn, quy trình cho vay sẽ diễn ra một cách nhanh gọn, hiện đại giúp ngân hàng đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng nói chung và khách hàng vay doanh nghiệp nói riêng.

1.3.2. Nhân tố khách quan

Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới việc phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp mà bản thân ngân hàng không thể kiểm soát được. Nhóm nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động cho vay này có thể kể đến bao gồm:

- Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ ổn định của sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, các yếu tố ảnh hưởng đến

khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu, nhu cầu về vốn, lãi suất thị trường,... ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHTM.

Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định thì tạo điều kiện nền tảng cho doanh nghiệp phát triển tốt, đem lại lợi nhuận cao nên doanh nghiệp đi vay nhiều hơn để tái sản xuất, mở rộng quy mô, mở rộng đầu tư sản xuất... từ đó cho vay doanh nghiệp của NHTM sẽ được mở rộng. Ngược lại khi nền kinh tế bị hoặc dự kiến là khủng hoảng, trì trệ thì doanh nghiệp làm ăn khó khăn nên thu hẹp quy mô, từ đó dẫn đến hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng hạn chế hơn.

- Môi trường pháp lý:

Kinh doanh trong ngân hàng là một lĩnh vực chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng như Ngân hàng nhà nước. Khi hoạt động của ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật thì tính trật tự, ổn định được đảm bảo, hoạt động cho vay doanh nghiệp có điều kiện diễn ra thông

suốt, hạn chế những thiệt hại của các bên tham gia quan hệ tín dụng... Một môi truờng pháp lý lành mạnh, văn bản pháp luật rõ ràng không chồng chéo, thủ tục đơn giản... sẽ tạo điều kiện môi truờng tốt để phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu luật quy định về hoạt động ngân hàng nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng không rõ ràng, thiếu đồng bộ, còn nhiều khe hở, hay quá ngặt nghèo sẽ gây khó khăn cho hoạt động phát triển của ngân hàng, không có cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc làm cho nguời đi vay không đáp ứng điều kiện để đuợc ngân hàng cấp tín dụng dẫn đến ngân hàng bị hạn chế trong việc cho vay.

- Các chính sách của nhà nước:

Các chính sách mang tầm vĩ mô cũng tác động lớn đến hoạt động cho vay doanh nghiệp. Những chính sách này thường đề ra các nhiệm vụ của từng năm hay thời kỳ và mục đích là làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển một cách bền vững, dẫn đến nhu cầu vay của doanh nghiệp cũng tăng lên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại và mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các NHTM.

Theo đó, tác giả đã đưa ra các khái niệm chính về khách hàng doanh nghiệp; mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp; đặc điểm cho vay khách hàng doanh nghiệp, đồng thời, tác giả cũng đưa ra những nhân tố tác động đến mở rộng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp. Tác giả cũng đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM.

Dựa trên cơ sở lý luận, đồng thời bám sát vào hệ thống các chỉ tiêu ở chương 1, tác giả tiến hành phân tích thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng (Vietinbank CN Hai Bà Trưng) ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng (Vietinbank Hai Bà Trưng) là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam.

Sau khi thực hiện Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng

bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam chuyển sang cơ chế ngân hàng

hai cấp, từ một chi nhánh NHNN cấp quận và một chi nhánh ngân hàng kinh tế

cấp quận thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng, trực thuộc NHNN thành phố Hà Nội

chuyển thành các chi nhánh NHCT Khu vực I và II của Quận Hai Bà Trưng trực

thuộc chi nhánh NHCT thành phố Hà Nội thuộc NHCT Việt Nam.

Tại Quyết định 93/NHCT-TCCB ngày 01/04/1993 của Tổng Giám đốc NHCT VN về việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức NHCT trên địa bàn Hà Nội theo mô hình quản lý hai cấp của NHCT Việt Nam, bỏ cấp thành phố, hai chi nhánh NHCT khu vực I và II của Quận Hai Bà Trưng là những chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt

Tháng 12/2008, NHCT Hai Bà Trưng thực hiện cổ phần hóa theo Quyết định của Chính phủ. Ngày 05/08/2009, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có Quyết định 420/QĐ-HĐQT-NHCT1 đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng. [5]

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Qua nhiều lần chuyển đổi mô hình, hiện nay VietinBank CN Hai Bà Trưng có cơ cấu tổ chức như sau:

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ - Phòng Bán lẻ - 10 Phòng Giao dịch/ 2 Phòng dịch vụ - Phòng Hỗ trợ tín dụng

Một phần của tài liệu 0663 hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w