Đánh giá về nhu cầu vay vốn của khách hàng doanh nghiệp trong thờ

Một phần của tài liệu 0663 hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76)

thời gian tới

Theo số liệu của Tổng cục thống kê (Bộ kế hoạch và đầu tu), đến 31/12/2018 tổng số doanh nghiệp hoạt động là 700.647 doanh nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nuớc có 66.958 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 860.195 tỷ đồng, tăng 3,8% về số doanh nghiệp và tăng 32,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt 12,8 tỷ đồng, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Biểu đồ duới đây cho thấy, số luợng doanh nghiệp mới và số vốn đăng ký trong 06 tháng đầu năm 2019 đạt mức cao nhất so với 06 tháng đầu của các năm trong giai đoạn 2015 - 2019.

Biểu đổ 3.1: Tình hình doanh nghiệp thành lập mới 6 tháng đầu năm giai đoạn 2015 - 2019

Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2019 là 2.170.523 tỷ đồng (tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2018), bao gồm: số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 860.195 tỷ đồng (tăng 32,5%) và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp là 1.310.328 tỷ đồng (tăng 9,9%) với 19.677 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn

Số luợng doanh nghiệp thành lập mới các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (bao gồm: Khai khoáng; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Sản xuất và phân phối điện, nuớc, gas; Xây dựng) là 18.221 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 260.301 tỷ đồng, chiếm 27,2% về số doanh nghiệp và 30,3% về số vốn đăng ký.

Số luợng doanh nghiệp thành lập mới của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ là 47.777 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 588.009 tỷ đồng, chiếm 71,3% về số doanh nghiệp và chiếm 68,3% về số vốn đăng ký.

Số luợng doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 960 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 11.882 tỷ đồng, chiếm 1,4% về số doanh nghiệp và chiếm 1,4% về số vốn đăng ký

Với tiềm năng phát triển mạnh kinh tế tại khu vực Hà Nội, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo huớng thuơng mại, dịch vụ trên địa bàn cùng với một số chính sách hỗ trợ từ chính phủ nhu: “Nghị định số 56/2009/NĐ-CP: hỗ trợ về tài chính, mặt bằng sản xuất, công nghệ, xúc tiến thuơng mại...”; “Nghị định 12/2015/NĐ-CP: giảm thuế cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ” ; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nngị định số 13/2019/NĐ-CP uu đãi cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nhu miễn thuế 4 năm, giảm 50% trong 9 năm, uu đãi tín dụng..; Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ mới ban hành cũng đã quy định miễn phí sử dụng hóa đơn điện tử

cho các DN nhỏ và vừa ... thì thời gian tới, nhu cầu tín dụng doanh nghiệp đuợc đánh giá có khả năng tăng cao.

Bên cạnh đó khu vực Hà Nội cũng là nơi tập trung chủ yếu các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành hàng nhiều tiềm năng, data khách hàng chua sử dụng sản phẩm tín dụng của chi nhánh còn rất cao. Nếu Vietinbank Hai Bà Trung phát huy nội lực vốn có, cũng nhu tiếp tục hoàn thiện hơn nữa sản phẩm tín dụng và chất luợng dịch vụ của mình, thì hoạt động cho vay đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh sẽ có cơ hội phát triển mạnh hơn so với hiện tại.

3.1.2. Định hướng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đối với công tác mở rộng cho vay doanh nghiệp

Năm 2019, kinh tế thế giới dự báo duy trì tốc độ tăng truởng tuơng đuơng năm 2018 với những thuận lợi và khó khăn đan xen. Trong bối cảnh đó, dự báo kinh tế Việt Nam vẫn có tăng truởng nhất định nhờ nền tảng vĩ mô ổn định, chất luợng tăng truởng, năng suất cạnh tranh, cải thiện và triển vọng từ những hiệp định thuơng mại mới, chính sách tiền tệ tiếp tục điều hành linh hoạt, góp phần hỗ trợ tăng truởng và kiểm soát lạm phát bình quân khoảng 4%. Môi truờng vĩ mô ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngành ngân hàng, tuy nhiên trong b ối cảnh du địa tăng truởng về quy mô gặp hạn chế, đòi hỏi toàn hệ thống không ngừng nâng cao chất luợng, hiệu quả và khả năng ứng phó với thay đổi của môi truờng kinh doanh.

Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, mục tiêu kế hoạch kinh doanh trung hạn và phuơng án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, toàn bộ hệ thống Vietinbank năm 2019 tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nắm bắt cơ hội thị truờng, tập trung tăng truởng hiệu quả, đa dạng cơ cấu doanh thu, tăng cuờng xử lý các khoản nợ xấu, quản trị chi phí phù

hợp với tốc độ tăng trưởng kinh doanh; Vì vậy NHCT cần gia tăng nội lực, đảm bảo tăng trưởng an toàn và hiệu quả.

VietinBank đã xây dựng kế hoạch kinh doanh trung hạn giai đoạn 2018 - 2020 với định hướng chiến lược là phát triển hiệu quả, an toàn, bền vững. Trong đó, năm 2019 tập trung vào các chủ điểm trọng tâm:

- Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng có hiệu quả, không tăng trưởng nóng. Ưu tiên cấp tín dụng cho các khách hàng có hiệu quả sinh lời cao, đặc biệt là những khách hàng/nhóm khách hàng có thu nhập hoạt động và tỷ lệ thu ngoài lãi/ dư nợ cho vay tốt.

- Đối với phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ: Ưu tiên cấp tín dụng cho các khách hàng đã sử dụng đa dạng sản phẩm dịch vụ, lợi ích tổng thể cao, điều chỉnh loại bỏ các khoản tín dụng có NIM thấp.

- Đối với các khách hàng doanh nghiệp FDI: Lựa chọn khách hàng có tiềm lực tài chính, công ty mẹ có uy tín, định kỳ đánh giá tình hình hoạt động của công ty mẹ, đặc biệt là các khách hàng đầu vào/đầu ra phụ thuộc vào các bên có liên quan

- Tập trung nguồn lực triển khai hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, đảm bảo hoàn thành các nội dung và mục tiêu của phương án theo đúng lộ trình

Một số định hướng của Chi nhánh Hai Bà Trưng trong thời gian tới:

- Bám sát mục tiêu kế hoạch kinh doanh trung h ạn và phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, triển khai mạnh mẽ các giải pháp thúc đẩy kinh doanh ngay từ đầu năm, gắn tăng trưởng với hiệu quả, hướng tới mục tiêu tăng trưởng ổn định, bền vững, có chọn lọc, giữ vững vai trò là một trong những Chi nhánh thuộc tốp dẫn đầu về quy mô và hiệu quả hoạt động của hệ thống NHCT. Trong đó, Chi nhánh cần tập trung nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng phân khúc có hiệu quả sinh

lời cao như DN NVV; đồng thời duy trì thị phần phù hợp, cải thiện NIM khoản vay, không phụ thuộc tăng trưởng lợi nhuận vào quy mô mà chọn lọc khách hàng mang l ại hiệu quả cao, giữ vững khách hàng tốt, khách hàng có khả năng phát triển đa dạng dịch vụ; Phát triển đa dạng các kênh phân phối, nâng cao hiệu quả công tác bán hàng và khai thác khách hàng mới

- Ưu tiên tăng trưởng đối với các khoản tín dụng có hệ số rủi ro thấp và tăng cường các biện pháp bảo đảm đối với các khoản tín dụng; kiểm soát chặt chẽ danh mục tín dụng, hạn chế tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như bất động sản, đầu tư chứng khoán... Vận dụng linh hoạt Nghị quyết 42/2017/QH14 về “Về thí điểm xử lý nợ cấu của các tổ chức tín dụng” và các cơ chế chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung thực hiện các biện pháp cụ thể đẩy mạnh xử lý nợ xấu, thu hồi nợ xử lý rủi ro.

- Lựa chọn những khách hàng có đủ điều kiện vay vốn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước, ưu tiên các dự án thuộc các ngành kinh tế trong điểm, khuyến khích các dự án phát triển công nghiệp chế biến, khai thác các nguồn nguyên liệu...đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Chi nhánh cũng cần đẩy mạnh phát triển cho vay doanh nghiệp các ngành xây lắp, du lịch, nước sạch, dệt may phù hợp với thế mạnh trên địa bàn.

3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

Công tác cho vay khách hàng doanh nghiệp không chỉ tập trung về việc mở rộng về số lượng khách hàng mà còn phải tập trung cải thiện về chất lượng các khách hàng doanh nghiệp, góp phần gia tăng lợi nhuận từ tín dụng đối với đối tượng Khách hàng doanh nghiệp

3.2.1. Tăng cường phát triển khách hàng mới và nâng cao hiệu quả cho vay

- Khai thác cơ sở khách hàng sẵn có để mở rộng quy mô:

+ Như đã phân tích ở trên, Vietinbank Hai Bà Trưng có data khách hàng hiện hữu tương đối lớn nhưng mới chỉ khai thác cho vay được khoảng 10%/tổng số khách hàng. Vì vậy, chi nhánh cần rà soát cơ sở khách hàng hiện có, liên hệ để tìm hiểu nhu cầu khách hàng tiềm năng, thiết lập quan hệ cho vay và tăng quy mô giao dịch đối với các khách hàng, đánh thức các khách hàng đang ngủ đông.

+ Khai thác quan hệ đối tác đầu vào, đầu ra của các khách hàng hiện hữu tại chi nhánh: Thông qua quan hệ tín dụng đang có, đề nghị khách hàng giới thiệu đối tác đầu vào/đầu ra để cùng quan hệ tại NHCT. Chào chính sách ưu đãi cho cả hai phía về phí chuyển tiền, lãi suất,.. .nhằm thu hút giao dịch tại chi nhánh

- Phát triển khách hàng mới: Dựa trên định hướng lĩnh vực ưu tiên cấp tín dụng hàng năm của NHCT VN, Chi nhánh chủ động khai thác các khách hàng tiềm năng thông qua các hiệp hội, ngành hàng, các trang vàng, danh sách khách hàng lớn của cơ quan thuế, các khách hàng có doanh số xuất khẩu lớn của Hải quan. Đặc biệt chi nhánh Hai Bà Trưng có mối quan hệ tương đối tốt với Kho Bạc Nhà nước hai Bà Trưng, cần tích cực phối hợp khai thác triệt để mối quan hệ này để mở rộng số lượng khách hàng hiện hữu. Để làm được điều này, chi nhánh cần có chiến lược khách hàng phù hợp, đồng thời cũng cần chú trọng tới việc tạo động lực cho các cán bộ tín dụng, có cơ chế khen thưởng khích lệ kịp thời đối với các cán bộ phát triển được khách hàng mới tốt.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay:

+ Ưu tiên cấp tín dụng cho các khách hàng tốt, có hiệu quả sinh lời cao, các khách hàng sử dụng đa dạng sản phẩm dịch vụ của NHCT, đặc biệt là

những khách hàng/nhóm khách hàng có lợi ích tổng thể cao. Đa dạng hóa ngành nghề, tránh tập trung quá nhiều du nợ vào một số khách hàng lớn, điều chỉnh cơ cấu theo huớng tăng truởng du nợ ngắn hạn để giảm thiểu tập trung rủi ro tín dụng, tập trung phát triển khách hàng mới thuộc phân khúc vừa và nhỏ có lợi nhuận cho vay cao

+ Tăng cuờng hiệu quả hoạt động tín dụng thông qua việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ đi kèm, tối đa hoa lợi nhuận từ khách hàng. NHCT đang có định huớng nâng dần tỷ lệ thu nhập ngoài lãi vay. Đây cũng là xu thế của các ngân hàng tại các thị truờng tài chính phát triển: Thu nhập từ phí của NHCT đang chiếm khoảng 15-20% tổng thu nhập. Định huớng các năm tiếp theo phải nâng tỷ lệ thu nhập từ phí mỗi năm 2-3%. Các khách hàng tín dụng là đối tuợng tiềm năng để khai thác thêm lợi ích nhu: Phí chuyển tiền, tài trợ thuơng mại, bảo lãnh. Ngoài ra, các sản phẩm bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm phi nhân thọ mà Vietinbank cung cấp khá đa dạng để tăng nguồn thu phí từ khách hàng

3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng thẩm định tín dụng

Cần bổ sung cán bộ có kinh nghiệm, trình độ cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp. Mục đích giảm tải khối luợng công việc của cán bộ, giúp CBTD có thời gian để tăng cuờng kiểm tra thực tế khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới và học tập nâng cao trình độ cũng nhu cải thiện chất luợng công việc.

Thời gian luân chuyển của cán bộ tín dụng phụ trách KHDN cần nâng lên là 5 năm thay vì 3 năm. Khi có sự thay đổi nhân sự cần có sự gối đầu để có thời gian đào tạo cán bộ mới nắm bắt tốt khách hàng cũng nhu phong cách phục vụ đuợc chuyên nghiệp. Hiện nay bộ phận tài trợ thuơng mại đang đuợc bố trí chung trong phòng khách hàng doanh nghiệp lớn nhung

nhân sự chưa được bố trí phù hợp, cần bố trí thêm nhân sự để cán bộ có thời gian tìm hiểu sâu hơn các văn bản, sản phẩm tư vấn cho khách hàng.

Năng lực, trình độ của cán bộ tín dụng quyết định lớn đến chất lượng tín dụng. Vì vậy, công tác đào tạo cán bộ cần được quan tâm nhiều hơn. Chi nhánh có thể phối hợp với Trường Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực của NHCT mở các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng, đảm bảo tất cả các cán bộ đều được tham gia đào tạo các lớp như kỹ năng bán hàng, kỹ năng phân tích báo cáo tài chính, nâng cao kỹ năng thẩm định. Ngoài ra cũng cần mở các lớp đào tạo về các sản phẩm hiện có của NHCT đảm bảo tất cả các cán bộ đều hiểu rõ các sản phẩm để tự tin chào bán tới các khách hàng.

Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ của NHCT nhiều nhưng do cán bộ quá bận rộn với các công việc phát sinh hàng ngày của khách hàng hiện hữu nên không có thời gian nghiên cứu kỹ ưu điểm của từng sản phẩm để chào bán tới khách hàng. Vì vậy chi nhánh cần phối hợp với Khối khách hàng doanh nghiệp trụ sở chính hệ thống hoá lại toàn bộ các sản phẩm dịch vụ hiện có của NHCT, chỉ ra ưu nhược điểm của từng sản phẩm để đào tạo cho cán bộ, giúp cán bộ hiểu được sản phẩm, từ đó tư vấn cho khách hàng nên sử dụng sản phẩm nào tiện ích nhất và đem lại lợi nhuận cho NHCT cao nhất nhưng ít rủi ro nhất.

Đối với các lãnh đạo phòng cũng cần được đào tạo nghiệp vụ quản lý cho các trưởng phó phòng để thay đổi tư duy bán hàng và nâng cao khả năng quản lý bán, kỹ năng tạo động lực và hướng dẫn cho nhân viên

Yêu cầu tất cả các cán bộ phải lập kế hoạch bán hàng và chăm sóc khách hàng cụ thể, hàng tuần có báo cáo công việc để kiểm soát lại chất lượng cũng như khối lượng công việc thực tế cán bộ đã làm.

Có thể định kỳ 1 năm/llần chi nhánh tiến hành tổ chức thi nghiệp vụ để cho cán bộ có thể hệ thống lại các văn bản, cập nhật các văn bản mới, tránh việc làm theo thói quen, gây rủi ro trong hoat động cấp tín dụng. Các cán bộ đạt thành tích cao sẽ có cơ chế khen thưởng, khích lệ kịp thời.

Để nâng cao chất lượng thẩm định, cán bộ tín dụng cần thường xuyên cập nhật thông tin các lĩnh vực ngành kinh tế, phòng KHDN cần thường xuyên tổ chức các cuộc họp chia sẻ về các tình huống phát sinh và cách xử lý để giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Tạo sự khác biệt trong công tác phục vụ: Ngân hàng là ngành dịch vụ, hiện nay sản phẩm dịch vụ các TCTD hầu hết giống nhau, vì thế để tạo sự khác biệt thì chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố tạo nên sự khác biệt. Cán

Một phần của tài liệu 0663 hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w